SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa
Trong giáo dục mẫu giáo, lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) là giai đoạn tiền đề, quan trọng, là bước nền để tiến lên cho các độ tuổi trên. Giáo dục trẻ mẫu giáo bé càng cần được chú ý, tập trung, quan tâm hơn. Trẻ vừa qua lứa tuổi nhà trẻ,vẫn còn mang trong mình nhiều hành động giống với trẻ nhà trẻ. Thông thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc như thế kia. Trẻ hành động thường do những nguyên nhân trực tiếp, như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức được nguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy. Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ.. Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt. Khi hành động, có thể trẻ muốn được như người lớn. Trẻ có thể bị thúc đẩy các hành vi thông qua quá trình vui chơi. Trẻ ham chơi không phải là do kết quả của trò chơi mang lại, mà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. Điều này làm toàn bộ hành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là một nét độc đáo của tuổi mẫu giáo. Có thể trẻ muốn làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực. Vào thời kì cuối của lứa tuổi mẫu giáo bé, hành vi mang tính đạo đức xã hội được hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì các hành vi tốt này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người mới trong tương lai.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Tuổi Hoa
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Trong giáo dục mẫu giáo, lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) là giai đoạn tiền đề, quan trọng, là bước nền để tiến lên cho các độ tuổi trên. Giáo dục trẻ mẫu giáo bé càng cần được chú ý, tập trung, quan tâm hơn. Trẻ vừa qua lứa tuổi nhà trẻ,vẫn còn mang trong mình nhiều hành động giống với trẻ nhà trẻ. Thông thường trẻ không hiểu được tại sao mình hành động như thế này hoặc như thế kia. Trẻ hành động thường do những nguyên nhân trực tiếp, như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục mà không ý thức được nguyên cớ nào khiến mình hành động như vậy. Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng, đó là sự nảy sinh động cơ.. Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt. Khi hành động, có thể trẻ muốn được như người lớn. Trẻ có thể bị thúc đẩy các hành vi thông qua quá trình vui chơi. Trẻ ham chơi không phải là do kết quả của trò chơi mang lại, mà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. Điều này làm toàn bộ hành vi của đứa trẻ mang một sắc thái riêng biệt và đó cũng là một nét độc đáo của tuổi mẫu giáo. Có thể trẻ muốn làm cho người lớn vui lòng và yêu mến cũng bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện những hành động tích cực. Vào thời kì cuối của lứa tuổi mẫu giáo bé, hành vi mang tính đạo đức xã hội được hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì các hành vi tốt này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người mới trong tương lai. Tất cả các bậc phụ huynh đều có một mong muốn chính đáng, con cái được sinh ra và phát triển toàn diện đầy đủ tri thức và nhân cách. Nhà trường và phụ huynh đều có nhiệm vụ là: Chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống xã hội một cách vững vàng. giúp con định hướng, xây dựng và phát triển các kỹ 1/19 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những hành động quen thuộc. Trẻ tự tổ chức được quá trình tri giác của mình. Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính khuất trong trường tri giác. Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người. Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu hành động, sự kiện, đồ vật cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện. Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động. Để giúp trẻ nhớ tốt cần: + Thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mới với với những sự kiện, thông tin đã có trong kinh nghiệm trẻ. + Cần để trẻ nhớ cái gì, hãy nhắc đi nhắc lại những cảm xúc tích cực và gắn với sự tham gia tích cực bằng hành động của chính bản thân trẻ. +Cần hướng dẫn trẻ phát triển các loại trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, tập cho trẻ nhớ có chủ định Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể. Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc. Theo kết quả của một số nhà nghiên cứu thì trẻ ở độ tuổi 3 – 4 xúc cảm phát triển rất mạnh. Ở giai đoạn này, trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻ phản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờn giận đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu bộ, hành vi của trẻ. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi: Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến địa phương, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với 3/19 STT Phân loại theo kỹ năng Kết quả của trẻ Tốt % Khá % TB % 1 Kỹ năng sống tự tin 18% 32% 50% 2 Kỹ năng sống hợp tác 18% 37% 48% 3 Kỹ năng thích tò mò, 30% 43% 27% ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: 4 Kỹ năng tự phục vụ 35% 43% 22% III. Những biện pháp thực hiện: 1.Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non: Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 2. Biệp pháp cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ: + Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.Cô giáo có thể giúp trẻ bằng cách làm cho trẻ phát hiện rèn luyện một số sở thích của bản thân. Mỗi đứa trẻ đều có những tài năng đặc biệt của riêng mình. Do vậy, phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ phát huy hết tài năng của mình. Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của trẻ về một lĩnh vực nào đó để rèn luyện phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của bản thân. Không nên đặt áp lực rèn luyện trẻ để thành một chuyên gia mà hãy biến những ưu điểm, sở thích của trẻ 5/19 chú trọng đến việc tạo các tình huống để trẻ có thể hợp tác với bạn, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyệnhoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Góc truyện luôn được các cô cố gắng bổ sung thêm những tranh ảnh, truyện liên quan đến chủ đề để trẻ có thể khám phá thế giới thông qua đó. Góc khám phá cũng là nơi trẻ thực hành những kiến thức trẻ biết, khi trẻ thực hiện được các yêu cầu của cô trong góc khám phá càng cho trẻ hứng thú hơn với việc tìm hiểu kiến thức. + Kỹ năng tự phục vụ: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và thực hành một cách thường xuyên các hoạt động tự phục vụ. Đây là một kỹ năng cơ bản và quan trọng với trẻ. Tùy từng độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những việc làm phù hợp. Trẻ rèn luyện tính tự giác, không phụ thuộc, ỷ lại vào người lớn. Trẻ độc lập, ghi nhớ cách thức, trình tự các hoạt động được diễn ra. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Cô sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, nhắc nhở, động viên trẻ. Khi cô đứng đón trẻ ở cửa lớp, cô sẽ quan sát, kịp thời nhắc trẻ trình Ở trường mầm non giáo viên còn dạy trẻ văn hóa trong ăn uống như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Cô không chỉ nhắc nhở trẻ trong giờ ăn ngay khi trẻ cầm thìa, bát chưa đúng cách hay ăn phát ra tiếng động mà còn thông qua các bài thơ, bài hát “Giờ ăn”, để giúp trẻ nhớ rõ hơn về cách ăn uống. Cô còn hướng dẫn trẻ trong các giờ hoạt động ở góc gia đình, cô quan sát trẻ chơi xem trẻ đã nhớ được khi ở nhà ông bà bố mẹ đã làm gì, từ đó sửa sai và hướng dẫn trẻ làm đúng. Trong các giờ hoạt động chiều, qua các trò chơi đơn giản cô giáo cũng củng cố cho trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân như lau mặt, rửa tay, trải chiếu, cất ghế. Với kĩ năng lau mặt, rửa tay, đầu tiên cho trẻ thực hiện không cần khăn và cần nước, cô và trẻ miêu tả từng động tác cùng nhau nhiều lần để trẻ nhớ được sau 7/19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc