SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé tại Trường Mầm non Nhân Chính

Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó gần ngay bên bạn, bên con. Quan trọng là cha mẹ muốn con mình lớn lên trở thành người như thế nào, bản thân cha mẹ cần cái gì, thiếu gì, cần dựa vào cái gì để sống, để thành công thì hãy dạy con những điều như thế. Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt. Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
docx 32 trang lethu 10/05/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé tại Trường Mầm non Nhân Chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé tại Trường Mầm non Nhân Chính

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé tại Trường Mầm non Nhân Chính
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .....................................................................................8
1. Cở sở lý luận: ...................................................................................................8
2. Thực trạng: ......................................................................................................8
2.1. Thuận lợi...
2.2. Khó khăn
3. Các biện pháp
3.1.Khảo sát kỹ năng sống của trẻ..........................................................................9
3.2. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao .....10
3.3. Sử dụng các tình huống có vấn đề.................................................................18
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng thư viện trò chơi vận động nhằm 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ..............................................................................19
3.5. Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – 
sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
 .................................................................................................................................22
3.6. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh .................................................24
4. KẾT QUẢ...........................................................................................................26
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..............................................................................28
1. Bài học kinh nghiệm
2. Ý kiến đề xuất
3. Kết luận
 2 món ăn đơn giản. Dạy con những cách thoát hiểm khi bị chó cắn, cách chơi an toàn 
với thú nuôinhững điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thổi ngay từ 
đầu thì làm sao trẻ có được những kỹ năng đơn giản đó. Kỹ năng đơn giản con còn 
chưa biết thì sao có thể nói đến những kỹ năng cao hơn, khó hơn.
 Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là những điều cao siêu mà nó gần 
ngay bên bạn, bên con. Quan trọng là cha mẹ muốn con mình lớn lên trở thành 
người như thế nào, bản thân cha mẹ cần cái gì, thiếu gì, cần dựa vào cái gì để sống, 
để thành công thì hãy dạy con những điều như thế. Việc xây dựng kỹ năng 
sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng 
dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người lao 
động chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt.
 Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được 
đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 
2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói 
việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ 
bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
 Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non 
còn chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm 
quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ 
hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
 Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu bé, nhận thức 
được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn 
trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả. 
Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 3 - 4 tuổi “giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói 
cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ 
điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn 
toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến 
thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ 
 4 năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ 
em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”
 Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao 
tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, 
biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một 
cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả 
học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng 
những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có 
được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
 Một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ 3– 4 tuổi đó là:
 - Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là 
phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về 
trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự 
tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự 
tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có 
giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và 
luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón 
nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
 - Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. 
Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta 
sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của 
mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự 
hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự 
mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, 
biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
 - Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với 
trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn 
đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến 
thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí chính yếu 
khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. 
 6 2. THỰC TRẠNG
 2.1. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi 
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo 
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
 - Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục 
kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
 - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ 
ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo 
để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với 
công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên 
cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và 
giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ.
 2.2. Khó khăn:
 - Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo 
viên nghiên cứu, tham khảo.
 - Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ.
 - Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết 
phù hợp theo độ tuổi.
 Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tôi đã nghiên 
cứu, đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé như sau:
 8 Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu được 
kết quả như sau:
 Tổng Đạt Chưa đạt
 STT Kỹ năng sống số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 
 Số trẻ
 trẻ % trẻ %
 1 Tính tự tin 60 31 51.6 29 48.3
 2 Kỹ năng hợp tác 60 24 40 36 60
 3 Kỹ năng giao tiếp 60 25 41.7 35 58.3
 4 Kỹ năng xử lý tình huống 60 21 35 39 65
 5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo 60 21 35 39 65
 6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân 60 24 40 36 60
 3.2. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác 
cao
 Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải 
nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp 
ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú 
trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ tích 
cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
 Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở 
gần trường phù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.
 Ví dụ: Chủ đề “Bé và gia đình”: tôi cho trẻ đi thăm nhà cháu Ngọc Hà. Chủ 
đề “Nghề nghiệp”: tôi cho trẻ đến tham quan cửa hàng gội đầu của mẹ cháu Yến 
Nhi, tham quan công trường xây dựng ở gần trường. Hay ở chủ đề “Tết và mùa 
xuân” tôi cho cả lớp đến tham quan cửa hàng bán hàng tết của nhà bà cháu Huyền 
Linh. Còn ở chủ đề “Thực vật” tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn cây nhà 
ông Hùng. 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx