SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi. Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Xã hội đang phát triển cuốn theo nhiều bộn bề cuộc sống chính vì vậy phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến con . Trẻ giai đoạn 0- 6 tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách quan trọng là hình thành và phát triển, rèn luyện kỹ năng sống. Trong điều kiện thực tế đó giáo dục kỹ năng sống được đưa vào trường mầm non, phụ huynh mong muốn trẻ được giáo dục tốt ở trường. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống . Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. trong giáo dục. Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, viêc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và của toàn xă hội và của cả nhân loại . Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đội chân, đôi tay của mình.... tất cả những cử chỉ đó đều hình thành thói quen tốt, kể cả thói xấu. Đặc biệt khi chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại, đòi hỏi con người cần phải năng động sáng tạo, chủ động, có trang bị kiến thức, kỹ năng để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi. Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Xã hội đang phát triển cuốn theo nhiều bộn bề cuộc sống chính vì vậy phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến con . Trẻ giai đoạn 0- 6 tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách quan trọng là hình thành và phát triển, rèn luyện kỹ năng sống. Trong điều kiện thực tế đó giáo dục kỹ năng sống được đưa vào trường mầm non, phụ huynh mong muốn trẻ được giáo dục tốt ở trường. Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống . Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. 1/29 Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Vậy GD kỹ năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, kỹ năng, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình GD KNS cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GD KNS được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GD KNS ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những kỹ năng nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực, tự lập của chúng.Thực tế hiện nay trong trường mầm non, giáo dục kỹ năng sống đã được đầu tư, quan tâm. Song, các biện pháp và hình thức tổ chức chưa thật phong phú, đa dạng và sáng tạo.Câu hỏi “ Làm thế nào để hình thành kỹ năng sống cho trẻ tại trường?” luôn làm tôi trăn trở. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi” với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ mẫu giáo bé. Sau một năm áp dụng những biện pháp dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ tôi đã thu được kết quả đáng mừng 98% trẻ lớp tôi nhanh nhẹn, tự lập có các kỹ năng sống tốt. Đặc biệt,với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động vui chơi từ đó tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. 2 . Mục đích nghiên cứu Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ 3 – 4 tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp đưa kỹ năng thực hành sống trong hoạt động học và chế độ sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, thích nghi, tự phục vụ, phát triển trí thông minh, mạnh dạn, trẻ tự tin, sáng tạo nhằm giúp trẻ hứng thú với các hoạt động qua đó sẽ giúp trẻ tự lập, chủ động và tích cực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ của trẻ 3 - 4 tuổi - Tìm hiểu thực trạng về kỹ năng thực hành sống của trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non. - Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo Bé 3 - 4 tuổi. 3/29 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Kỹ năng sống là khả năng thich nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.( Theo định nghĩa Tổ chức Y tế thế giới) Vai trò to lớn của việc dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ là việc giúp cho trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống. Trẻ có thể kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh.Giáo dục kỹ năng sống còn giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. Trẻ còn ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp. Dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Nội dung giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ em phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ.Chúng ta dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. Điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ.Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ , cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm , hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn . 2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2017 - 2018, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé. Tổng số 40 cháu và có 3 giáo viên/lớp. Để thực hiện những biện pháp phát huy tính tích cực, tự tin, tự lập của trẻ trong giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống, tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 2.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giáo viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp để dạy trẻ tốt hơn. - Được sự hướng dẫn của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa,. 5/29 giáo viên phải mất rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát một số kỹ năng sống đối với 40 trẻ trong lớp. Kết quả cụ thể cho thấy: Bảng khảo sát đầu năm Các kỹ năng sống Tổng Tốt Khá TB Yếu 1. Kỹ năng tự tin 40 17 13 7 3 2. Kỹ năng hợp tác 40 20 10 5 5 3. Kỹ năng tự nhận thức bản thân 40 15 13 12 10 4. Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội 40 17 10 13 10 5. Kỹ năng lao động tự phục vụ 40 20 13 5 2 Tôi lập bảng khảo sát vào đầu năm để nắm bắt được các kỹ năng mà trẻ lớp mình có được đến đâu, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để phát triển các kỹ năng ấy. Thông qua bảng khảo sát thấy được rằng các nhóm kỹ năng ssoongs của trẻ lớp tôi còn hạn chế, cần tiến hành nhiều biện pháp để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết. Sau khi tôi tiến hành khảo sát trẻ ở lớp tôi tiến hành lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Xây dựng kế hoạch giúp cho giáo viên có được định hướng ngay từ đầu năm học. Sau đó tôi phân chia các kỹ năng vào từng tháng theo mức độ từ dễ đến khó . Việc lập kế hoạch còn giúp dễ dàng thực hiện các mục tiêu đó được các giáo viên phối hợp thực hiện. Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện các kỹ năng ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ. Với cương vị là một giáo viên tôi đã phối hợp với đồng chí tổ trưởng chuyên môn của khối xây dựng kế hoạch nội dung các kỹ năng cho trẻ lớp tôi, xác định độ khó của kỹ năng và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những kỹ năng trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng cao hơn. Năm học 2017 -2018 trường tôi đã lấy nội dung nâng cao cho trẻ kỹ năng là kỹ năng sống chính vì vậy chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các giáo viên, tổ trưởng chuyên môn ở các khối cùng nhau xây dựng, lưạ chọn những mục tiêu, nội dung nâng cao một các phù hợp và theo từng độ tuổi. Việc lập kế hoạch giúp tôi và các đồng nghiệp của mình xác định rõ mục tiêu cũng như nội dung thực hiện trong năm học. Các giáo viên trong lớp phối hợp chặt chẽ trong việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. 7/29
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_thuc_hanh_cuoc_song_c.doc