SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non
Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự phục vụ lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tí từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn chăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập, tự phục vụ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non
Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non nó phụ thuộc vào cách tổ chức hoạt động giáo dục của trường, lớp mầm non. Nếu hoạt động giáo dục còn cứng nhắc, ôm đồm về kiến thức sẽ không phát huy được hiệu quả của nó. Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự phục vụ lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn chăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập, tự phục vụ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm ra những biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non để phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học: 1. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu lớp 3 - 4 tuổi C2 (tổng số 40 cháu) 2. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Địa điểm: Lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi C2. Thời gian nghiên cứu: - Tháng 8 đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài. - Tháng 9 khảo sát tình hình trẻ trên lớp. - Tháng 10 đến tháng 3 thực nghiệm trên các hoạt động hàng ngày. - Tháng 4 đánh giá kết quả. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng việc tự lập của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Sau đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. V. Phương pháp nghiên cứu: 2/29 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non trẻ. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin thực hiện một số các kỹ năng tự lập. II. CỞ SỞ THỰC TIỄN Trường Mầm non - nơi tôi tham gia công tác. Là một trong những ngôi trường có số lượng trẻ đông nhất trong toàn thị xã; là một xã thuần nông, địa hình bán sơn địa, kinh tế chậm phát triển. Nhưng vượt lên trên mọi khó khăn, nhà trường luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ về mọi mặt từ công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, thi đua dạy tốt tới các phong trào chung của toàn thị xã. Trường tôi gồm có 3 khu, với tổng số học sinh là 1011 trẻ. Có tổng số 24 nhóm lớp. Khối mẫu giáo bé của tôi có 6 nhóm lớp với tổng số là 248 trẻ, trong đó lớp tôi có 40 học sinh, bản thân tôi và các giáo viên trong lớp luôn muốn tạo cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm chia sẻ, biết tự lập tự cường, biết khẳng định vai trò của mình thông qua tất cả các hoạt động trong ngày, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai sau này. Năm học này, tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi. Hầu hết trẻ có bố mẹ làm thuần nông nên việc quan tâm tới con còn nhiều hạn chế, nếu có quan tâm thì lại là sự quan tâm thái quá. Đa số phụ huynh chưa xác định được việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ là rất cần thiết. Vậy nên thời gian đầu nhận lớp, đa số trẻ đến lớp chưa có nề nếp, ra vào lớp tự do, không biết cất đồ dùng ba lô, giày dép ở đâu, không biết cất xếp gọn gàng sau khi chơi, không biết tự đi vệ sinh như thế nào, rụt rè và thụ động trong các hoạt động khác. Chỉ có một vài bạn tự tin trong hành động và giao tiếp với cô và các bạn. III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN: 1. Khảo sát thực tế: Trường tôi là một trường nằm trong khu vực nông thôn với địa bàn dân cư khá rộng. Năm học 2017 - 2018 này, lớp tôi có 40 trẻ, trong đó có 13 trẻ nữ và 27 trẻ nam. Do ở lứa tuổi mẫu giáo bé và phần lớn là cháu mới ra lớp nên chưa có ý thức, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Nguồn kinh phí để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động còn hạn hẹp. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài tôi đã khảo sát một số kĩ năng cơ bản, các chỉ số phát triển trẻ 3 - 4 tuổi, cụ thể như sau: Số trẻ: 40 trẻ (Trong đó số trẻ nam: 27 trẻ, số trẻ nữ: 13 trẻ) Sức khỏe của trẻ phát triển tương đối tốt, lớp có 02 giáo viên phụ trách chung. 2.1. Thuận lợi: 4/29 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Số Số % lượn % lượng g Biết tự cất, lấy đồ dùng khi đến lớp và ra về 10 25 30 75 Biết tự cầm thìa xúc ăn cơm 14 35 26 65 Biết tự lấy cốc uống và cất đúng nơi quy định 10 25 30 75 Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu 20 50 20 50 Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định 9 22,5 31 77,5 Biết tự rửa tay với xà phòng 10 25 30 75 Biết bỏ rác vào thùng quy định 14 35 26 65 Biết tự cởi, mặc quần áo 4 10 36 90 Biết tự đi giày, dép 11 27,5 29 72,5 Biết tự xúc miệng bằng nước muối sau khi ăn 14 35 26 65 Biết chào hỏi người lớn tuổi 20 50 20 50 Biết giúp đỡ cô khi được yêu cầu 7 17,5 33 82,5 Biết tự đi lên xuống cầu thang 13 32,5 17 67,5 Biết tự lau mặt, gấp khăn của mình 8 20 32 80 Trẻ tự tin làm một số việc 4 10 36 90 Biết gọi người giúp đỡ khi cần 4 10 36 90 IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Hiện nay, nhất là đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, vấn đề giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ đã được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu sự phát triển khả năng tự lập của trẻ và kết luận: Những trẻ có tính tự lập sớm, khi lớn lên trẻ sẽ tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình mà không ỷ lại vào người khác. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, trẻ biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình từ đó làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện sau này. 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi: 1.1: Tâm sinh lý lứa tuổi. Để có những biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé mà tôi đang phụ trách. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả 6/29 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non ( Hình ảnh: Trẻ cố tình không làm theo hướng dẫn của cô) 1.2: Khả năng của lứa tuổi. Nếu giáo viên không biết được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ thì không thể biết được trẻ đó có khả năng làm được những công việc gì, đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay chưa. Liệu rằng có vừa sức với trẻ không? Hay những việc đó là nặng nhọc đối với trẻ. Để từ đó cô lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất cho trẻ thực hiện. Tôi luôn để các câu hỏi, câu nói mở đối với trẻ trong mọi tình huống và trường hợp. Không áp đặt hay yêu cầu trẻ làm khi trẻ không cảm thấy thoải mái, tùy cho trẻ chọn lựa khả năng của mình thích hợp thực hiện hoạt động đó như thế nào. Ví dụ: Sau khi kết thúc giờ hoạt động tôi luôn khuyến khích động viên trẻ giúp cô theo khả năng của mình và cho trẻ chọn công việc phù hợp với trẻ. Có trẻ thì cất ghế, trẻ cất sách, trẻ cất bút (Hình ảnh: Trẻ tự chọn công việc vừa sức) 8/29 Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Và theo tôi, để trẻ có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ thì cô cần có quy trình nhất định để thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả không nhỏ. 1.Cung cấp kỹ năng. 2. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập. 3. Hình thành thói quen. 4. Vận dụng linh hoạt vào các hoạt động. Đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó cho trẻ thực hiên. 3. Biện pháp 3. Lựa chọn hình thức tổ chức. 3.1. Trải nghiệm. thực hành. Trẻ có thể học được rất nhiều điều từ một hoạt động tưởng chừng như đơn giản nếu như chúng ta biết cách tổ chức các hoạt động để tạo sự hứng thú và khác biệt đối với trẻ. Qua thực hành trải nghiệm, trẻ sẽ có thể dần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu và khám phá. Việc tự xây dựng hiểu biết cho mình giúp trẻ hiểu sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng và ghi nhớ lâu những điều thu nhận được. Góp phần không nhỏ để trẻ hoàn thiện dần những kĩ năng thực hiện công việc và sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Phát triển khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động tạo hình, và thể hiện nét biểu cảm riêng của mình vào mỗi sản phẩm. Có khả năng tập trung thực hiện và hoàn thành công việc đến cùng mà không cảm thấy mệt mỏi nhờ những trải nghiệm thú vị. Trẻ học được cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau và sự phân công trong công việc làm cho bé có sự chủ động cá nhân, trong khi vẫn đảm bảo công việc chung của nhóm. Học được trình tự công việc: từ khâu chuẩn bị, thực hiện cho đến kết thúc. (Hình ảnh: Trẻ được tham gia trải nghiệm tô sơn cho ngôi nhà) 10/29
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_lap_tu_phuc_vu_cho.doc