SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

Nếu trẻ biết tự phục vụ bản thân , trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ cần những kỹ năng khác nhau. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy 3 - 4 tuổi.Theo nghiên cứu thì trẻ ở lứa tuổi này não bộ rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt là trong những tình huống kích thích cảm xúc của trẻ và sau khi trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi sự hoạt động cơ thể. Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thu được trong thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài và toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ có sự chủ động trong cuộc sống sau này. Là giáo viên mầm non, làm thế nào để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn khoăn trăn trở. Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Bản thân tôi đã mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi”
docx 13 trang lethu 08/05/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
 2
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
 1. Cơ sở lý luận
 Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo hay bắt chước và bắt chước 
rất nhanh, trẻ rất thích được thể hiện, thích cảm thấy mình là người lớn. Những 
công việc tự phục vụ bản thân như: rửa mặt, đánh răng.. Bất cứ sự chăm sóc nào 
từ phía người lớn cũng phải tạo cơ hội để rèn luyện cho trẻ những kỹ năng này. 
Đặc biệt những người làm công tác giáo dục mẫu giáo đều được nhấn mạnh việc 
rèn cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Cô giáo nên hướng dẫn trẻ để hình thành 
các thao tác, nề nếp thói quen tốt trẻ làm có kỹ năng. Qua lao động giúp trẻ thân 
thiện với nhau hơn và hoạt động một cách tích cực hơn.
 Rèn kỹ năng tự phục vụ được ví như một phương tiện giáo dục toàn diện cho 
trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, rèn cho trẻ một 
số kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, nhằm củng cố các kỹ năng lao động tự phục 
vụ góp phần quan trọng hình thành một số phẩm chất nhân cách ở trẻ sau này.
 Ở lứa tuổi mẫu giáo bé bắt đầu hình thành và phát triển ý thức cái tôi của 
mình trẻ tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh, 
trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn 
các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và thoả mãn nhu 
cầu tự phục vụ của trẻ dù cho những công việc đó rất nhỏ như tự xúc cơm ăn, tự 
đi dép, tự đội mũ...Ngoài ra người lớn cần có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm 
phát triển tâm sinh lý của trẻ để có những đối xử đúng mực với hành vi và việc 
làm của trẻ. Khi trẻ có mong muốn được làm việc và có lúc tỏ ra bướng bỉnh. 
Chính vì thế người lớn không nên kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ. Khi trẻ thực 
hiện công việc có thể sẽ mất nhiều thời gian, không theo mong muốn của người 
lớn, khi bừa bãi thậm chí con hỏng việc. Song người lớn cần hiểu, thông cảm, có 
cách đối xử đúng mực và tạo điều kiện để trẻ được tự làm, tự trải nghiệm công 
việc, người lớn không nên sốt ruột hoặc làm thay trẻ. Ở trẻ mẫu giáo bé đa số trẻ 
còn chưa có kỹ năng tự phục vụ (đánh răng, rửa mặt, rửa tay), chưa biết sử dụng 
một số dụng cụ trong sinh hoạt như: khăn mặt, ca cốc, giày dép, bàn chải đánh 
răng...Tuy nhiên người lớn cần phải luôn nhắc nhở trẻ những kỹ năng này. Qua 
đó hình thành ở trẻ thói quen và ý thức luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Rèn 
kỹ năng tự phục vụ là công việc hết sức quan trọng nó đòi hỏi giáo viên phải kiên 
trì, thường xuyên, giáo dục, chăm sóc trẻ ở mọi lúc mọi nơi, phải kết hợp nhiều 
biện pháp, nhiều hình thức lồng ghép vào trong các giờ học, giờ chơi, lúc ăn, lúc 
ngủ...Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ giúp trẻ tự vệ 
sinh cá nhân khi được nhắc nhở, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình. Vì 
vậy để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi các nhà giáo dục cùng với 
các bậc cha mẹ cần có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ phát huy 
được khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này.
 2.Thực trạng vấn đề
 2.1: Thuận lợi.
 - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo 
Đặc biệt là sự quan tâm của phòng giáo dục về việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ 
cho trẻ mầm non. 4
 III. Các biện pháp tiến hành.
 3.1.Biện pháp 1: Lựa chọn kỹ năng tự phục vụ phù hợp để dạy trẻ 3-4 tuổi
 Đối với trẻ 3-4 tuổi thì việc xác định được các kỹ năng tự phục vụ cơ bản phù 
hợp với lứa tuổi là một việc làm rất quan trọng giúp giáo viên lựa chọn những nội 
dung trọng tâm để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
 Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó tôi đã lựa chọn những kỹ năng tự phục 
vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này rất quan trọng. Nếu cô lựa chọn những nội dung đúng 
phù hợp để rèn cho trẻ thì sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có những kỹ 
năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi 
của trẻ như yêu cầu cao quá thì sẽ dẫn đến trẻ làm việc quá sức ảnh hưởng đến sự 
phát triển thể lực ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi lựa chọn những 
kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tôi đã căn cứ vào: chương trình 
giáo dục trẻ mầm non, sách giáo dục thường xuyên đặc biệt là chương trình hướng 
dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi. Đối với tâm sinh lý trẻ 3 tuổi thì có 
rất nhiều kỹ năng mà trẻ cần phải biết trước khi bước sang 4 tuổi. Thực tế nhiều 
nhà nghiên cứu cho thấy kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng rất quan 
trọng nó đòi hỏi người lớn cần phải tạo cơ hội cho trẻ để trẻ rèn luyện những kỹ 
năng này. Trẻ có thể tự làm được những việc tự phục vụ bản thân phù hợp với khả 
năng của trẻ. Do đó tôi đã lựa chọn những nội dung sau: 
 - Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân của trẻ khi được nhắc nhở như: rửa tay, rửa mặt, 
vệ sinh răng miệng.
 - Trẻ biết tự chăm sóc bản thân: tự mặc, cởi quần áo, mặc quần áo phù hợp 
với thời tiết, gấp quần áo, đi giày dép, gập chăn gối khi ngủ dậy
 - Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, cất đồ chơi đúng nơi quy định
 - Trẻ biết chuẩn bị cho giờ học như: lấy và chia đồ dùng học. Kê bàn ghế 
chuẩn bị cho giờ ăn, chia thìa, cất ghế.
 Sau khi xác định được những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này 
tôi sẽ tiến hành khảo sát xem trẻ đã làm được những việc gì và đạt ở mức độ nào. 
Từ đó tôi sẽ đưa ra một số biện pháp để rèn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
Tôi nhận thấy cần hệ thống những kỹ năng từ dễ đến khó. Việc rèn kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ cần có kế hoạch rèn từ từ không nóng vội. Bên cạnh đó cần tôn 
trọng trẻ và động viên khuyến khích những gì trẻ làm được.
 3.2. Biện pháp 2: Nắm vững phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
thông qua các hoạt động vệ sinh cá nhân hàng ngày.
a. Nắm được các trình tự để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 * Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu. Các cháu có thể làm tốt các 
công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô 
cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải 
thích.
 Hình ảnh 1: Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ rửa tay
 - Các cháu mẫu giáo bé tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được 
những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho các cháu biết 
những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không 6
 Hình ảnh 3: Hình ảnh trẻ cất dép lên giá
 Thực hiện nghiêm túc giờ đón trả trẻ, quan tâm rèn cho trẻ các kĩ năng đã trò 
chuyện và cung cấp ở mọi lúc, mọi nơi nên trẻ lớp tôi luôn có thói quen chào hỏi 
lễ phép, không còn tình trạng bố mẹ bế con vào tận lớp học hay giúp con cất dép, 
cất ba lô như hồi đầu năm học.
 b) Thông qua hoạt động học
 Hoạt động học là hoạt động mà giáo viên có thể lồng ghép nội dung rèn tính tự 
phục vụ cho trẻ dễ dàng và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học, việc rèn 
tính tự phục vụ của trẻ được thông qua nội dung bài học và cả các hình thức tổ 
chức dạy học. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với hình thức làm việc 
theo nhóm để phát huy tính đoàn kết, biết thảo luận, trao đổi ý kiến và đưa ra kết 
quả chung cho nhóm của mình. Bên cạnh đó nếu làm việc theo nhóm mà trẻ không 
tích cực, không chủ động thì dẫn đến việc trẻ dựa dẫm vào bạn khác, không chịu 
tự làm việc và thảo luận cùng các bạn. Vì vậy, khi cho trẻ làm việc theo nhóm thì 
cô cần quan sát kĩ để phát hiện những trẻ nào tích cực, những trẻ nào còn chưa 
tích cực để động viên, khuyến khích giúp trẻ cố gắng và tích cực hơn trong các 
hoạt động sau. 
 Hình ảnh 4: Hình ảnh trẻ làm việc theo nhóm
 Ngoài việc cho trẻ làm việc theo nhóm, tôi còn cho trẻ làm việc cá nhân nhằm 
rèn tính tự phục vụ cho từng cá nhân trẻ. Trong giờ học đối với các hoạt động cần 
đến đồ dùng của trẻ, tôi đã “kết hợp rèn kĩ năng tự phục vụ cho bằng cách” chuẩn 
bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi 
của mình, kết thúc tiết học tôi nhắc trẻ cất đồ dùng học tập vào vị trí ban đầu để 
từ đó rèn cho trẻ thói quen lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
 Ví dụ: Trong giờ học toán tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng và 1 bảng 
học toán. Đồ dùng của trẻ tôi đặt ở các vị trí khác nhau và quy định với trẻ vị trí 
lấy và cất đồ dùng của từng tổ. Khi có nhạc hoặc hiệu lệnh trẻ sẽ lấy hoặc cất đồ 
dùng vào đúng vị trí theo quy định. Với những giờ học đầu năm cô hướng dẫn trẻ 
các thao tác lấy và cất đồ dùng dần dần hình thành cho trẻ có thói quen và kĩ năng 
lấy và cất đồ dùng trong mỗi hoạt động.
 Hình ảnh 5: Hình ảnh trẻ lầy đồ dùng về chỗ ngồi
 Ví dụ: Khi đến giờ thể dục giờ học, chỉ cần nghe tiếng nhạc tập trung, trẻ tự 
cất đồ chơi, lấy dụng cụ tập và xếp hàng tập thể dục ngay ngắn. Với những trẻ
chưa tự giác ra lấy dụng cụ tập thể dục, tôi nhẹ nhàng hỏi trẻ “Con có biết mình
còn thiếu gì không? Con tập thể dục với gì vậy?” hoặc tôi có thể nhờ chính những 
bạn ấy lấy giúp các cô rổ đựng dụng cụ ra sân. Dần dần trẻ sẽ chủ động, tự giác 
khi nghe nhạc tập thể dục sẽ đi mang giúp cô đồ ra sân trường sau đó sẽ lấy dụng 
cụ về hàng.
 Hình ảnh 6: Hình ảnh lấy dụng cụ về hàng tập thể dục
 Ví dụ: Trong giờ học tạo hình tôi phân công cho các bạn tổ trưởng, nhóm 
trưởng lấy vở, lấy học liệu, rổ màu... cho các bạn trong nhóm của mình. Được cô 
giáo phân công nhiệm vụ trẻ rất tích cực, hứng thú học chính vì vậy mà trẻ nào 
cũng luôn cố gắng thật ngoan để được giúp đỡ cô lấy đồ dùng cho bạn. Giờ học 
nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Từ việc 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_3.docx