SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Xá

Trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Ở độ tuổi này , trẻ bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ muốn tự lập, muốn làm cái này, cái kia một mình. Tính tự lập là một biểu hiện tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất nhân cách cho trẻ. Một số dấu hiệu bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn làm một số công việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng giúp trẻ hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này. Là giáo viên, tôi nhận thấy việc giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng tự phục vụ bản thân mình là rất cần thiết, tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi thử thách. Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người,giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, và tư duy là một việc làm vô cùng quan trọng.
docx 19 trang lethu 20/05/2024 1770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Xá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Xá

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Yên Xá
 2
 MỤC LỤC
 TRANG
NỘI DUNG
 3,4
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 6,7
II. CƠ SỞ THỰC TIÊN
III. CÁC BIỆN PHÁP
1. BP1: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kỹ năng trong 1 7,8
năm học
2. BP2: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động 8,9
hàng ngày
3. BP3: : Lồng ghép một số bài thơ khi dạy kỹ năng tự phục 9
vụ cho trẻ
 10
4. BP4: Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ
5. BP5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng 10,11
giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ:
 11,12
IV. KẾT QUẢ
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 13
I. KẾT LUẬN:
 13
II. KIẾN NGHỊ 4
“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong trường 
Mầm Non” làm đề tài nghiên cứu cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. Thời gian nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 9/2022- 3/2023
III. Phạm vi nghiên cứu:
Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp tôi đang phụ trách. 6
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi và khó khăn
1.1. Thuận lợi:
 Trường lớp khang trang, sạch sẽ, thoáng mát. Trường được công nhận đạt 
chuẩn quốc gia cấp độ 2.
 Trẻ đến trường được học chương trình theo từng độ tuổi, ngoan ngoãn, hứng 
thú tham gia vào các hoạt động giáo dục.
 Trường và phòng giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tập 
huấn các chuyên đề.
1.2. Khó khăn:
 Sau 2 năm nghỉ dịch do covit, trẻ ở nhà nhiều nên kỹ năng tự phục vụ bản 
thân chưa có.
 Lớp còn đông, nhiều trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có nề nếp.
 Trẻ còn bị ảnh hưởng do cuộc sống hiện đại như: internet, tivi, các trò chơi 
điện tử,
 Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả 
năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế.
 Dựa trên những cơ sở thực tế, những thuận lợi, khó khăn đã nêu, bản thân 
tôisau khi tìm tòi, nghiên cứu tôi mạnh dạn đưara:“Một số biện pháp giáo dục 
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non ” bằng các biện pháp 
sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kỹ năng trong 1 năm học
Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày.
Biện pháp 3: Lồng ghép một số bài thơ khi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Biện pháp 4: Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng 
tự phục vụ cho trẻ
2. Thực trạng về kỹ năng tự phục vụ của trẻ:
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp một thời gian, tôi đã 
khảo sát chất lượng trẻ đầu năm học. Kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
 Đạt Chưa đạt
TT Nội dung khảo sát
 SL % SL %
1 Cách xếp hàng 20 43 26 57
2 Cách lấy và cất ghế 30 65 16 35
3 Cách lấy dép và đi dép 35 76 11 24
4 Cách cất đồ dùng, đồ chơi đúng 24 52 22 48
 nơi quy đinh.
5 Cách sử dụng bát, thìa cốc đúng 28 61 18 39
 cách
6 Cách lấy nước và uống nước 40 87 6 13
7 Cách lấy và cất gối 25 54 21 46
8 Cách rửa tay 10 22 36 78
9 Cách xúc miệng nước muối 15 32 31 68
10 Cách xử lý khi ho 30 65 16 35 8
gì. Đưa các kỹ năng theo tháng, cô giáo cũng dễ định hướng là tháng này cần 
dạy trẻ kỹ năng gì mà không bị bỏ quên, hay xót các kỹ năng.
2. Biệnpháp 2:Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày:
 Việc đưa kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày giúp trẻ có thể làm 
những kỹ năng đó ở mọi lúc, mọi nơi
 Đón trẻ: Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy của mình khi trẻ đến lớp, 
những ngày đầu năm học tôi hướng dẫn trẻ cách bỏ dép lên giá, nhận biết ngăn 
tủ đựng đồ dùng cá nhân của mình qua ký hiệu riêng cho từng trẻ ; Khi trẻ quen 
dần với các hoạt động, cô yêu cầu trẻ thực hiện, sau một thời gian thực hành với 
sự giám sát của cô trẻ lớp tôi khi đến lớp, một số trẻ đã có thể tự cất và biết tháo 
giày dép và sắp xếp gọn gàng lên giá, biết cất đồ dùng vào ngăn tủ quy định.( 
Hình ảnh 1, 2)
 Hoạt động thể dục sáng: Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ biết ra sân xếp hàng 
tập thể dục. Trẻ biết lấy và cất dụng cụ thể dục như gậy và vòng vào rổ.( Hình 
ảnh 3, 4, 5)
 Trong hoạt động học: Cũng như các hoạt động khác, hoạt động học cũng 
góp phần rèn kỹ năng tự phục vụ một cách hiệu quả. Trước đây trước khi vào 
dạy một hoạt động nào đó thì giáo viên là người chuẩn bị và bày sẵn trước mặt 
trẻ các loại đồ dùng, trẻ chỉ việc lấy đồ dùng đó và học, điều này dẫn đến trẻ thụ 
động không đáp ứng yêu cầu rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Với tôi khi cho trẻ 
tham gia hoạt động tôi thường cho trẻ tham gia chuẩn bị học liệu cùng cô, khi đã 
chuẩn bị xong tôi để theo nhóm và trẻ tự đi lấy đồ dùng của mình, khi hoạt động 
xong trẻ tự đi cất đồ dùng của mình vào đúng nới quy định, khi trẻ tham gia hoạt 
động này tôi luôn sát sao với trẻ, với những trẻ làm tốt tôi nêu gương để các bạn 
noi theo, với những trẻ yếu, những trẻ chưa thực hiện được, tôi có thể giúp đỡ, 
nhằm giúp trẻ ý thức tự lập và rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
( Hình ảnh 6,7,8,9,10 )
 Trong hoạt động chơi: Hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất 
giữ vai trò chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua chơi trẻ được thực hành trải 
nghiệm, tự lựa chọn làm các công việc trẻ thích trong thực tế không bị gò bó áp 
đặt mà lại gây được hứng thú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động. Bởi nó đáp 
ứng được nhu cầu của trẻ, trẻ tự được sáng tạo. Trong giờ chơi giáo viên cho trẻ 
biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng khéo léo. Cô cho trẻ tự 
lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp 
đúng nơi quy định. Việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi không chỉ giúp trẻ hình 
thành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ sau này.( Hình ảnh 11,12 )
 Khi chơi tại các góc: Với hoạt động này tôi là người trò chuyện gợi ý cho 
trẻ vào các góc chơi, để từ đó trẻ biết về các góc chơi của mình biết lấy đồ dùng 
đồ chơi cần thiết để chơi và khi chơi xong biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, 
ngăn nắp. Cô giáo là người hướng dẫn động viên khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ 
phát huy được tính tự giác và rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách hiệu quả.
 ( Hình ảnh 13,14,15,16 ) 10
4. Biện pháp 4: Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ
 Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi 
từng thao tác một. Khi trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang 
thao tác khác. Tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ 
đạchoặc để trẻ tự do làm điều gì trẻ thích chứ tôi không ép buộc phải tự lập 
đồng bộ.
 Tôi cố gắng không tỏ ra sốt ruột khi trẻ thất bại nhiều lần bởi như vậy sẽ 
gây áp lực và khiến trẻ mất hết tự tin. Tùy vào khả năng của trẻ để rèn giũa, 
nhanh chậm không quan trọng mà vấn đề là trẻ làm được gì.
 Tôi cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục để trở thành kĩ năng, 
tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi là mình cũng giỏi như bạn. Ví dụ: Đối với trẻ xúc 
ăn chưa thạo. Ban đầu tôi chấp nhận việc cơm sẽ rơi vãi ra bàn, ra lớp. Để bé tự 
làm rồi quan sát để biết vướng mắc chỗ nào rồichỉ dẫn bé cách làm đúng.
( Hình ảnh 30, 19)
5. Biện pháp 5:Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục kỹ 
năng tự phục vụ cho trẻ:
 Tôi thường trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ, 
tính cách trẻ và đăc biệt là quan điểm giáo dục của gia đình trẻ .Dần dần tôi giúp 
phụ huynh hiểu được rằng việc để con tự phục vụ, không quá bao bọc, hay 
không có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho con 
sau này.Việc để cho con tự phục vụ bản thân của các bậc phụ huynh không chỉ 
giúp cho các bé tự tin, thể hiện bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với mọi khó 
khăn, thử thách trong cuộc sống mà còn giúp các bé trưởng thành hơn.
 Thực tế, không phải cứ muốn con tự lập thì quẳng con ra ngoài và mặc kệ 
con, mà luôn để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể nhưng 
đồng thời cũng tạo điều kiện và cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất để con có 
thể bước đầu tự lập, lặng lẽ giúp bé nâng cao sự tự tin nhưng vẫn không bị lệ 
thuộc cha mẹ.Tôi cũng gợi ý cho phụ huynh một số giải pháp rèn kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ ở nhà:
Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, thì trải 
một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa, 
được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôn 
cắt gọn đến phức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối.
Trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn lau bàn và một chiếc lau tay để trẻ có thê 
học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì sẽ 
thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì 
sẽ thiết kế những loại khoá kéo hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặc 
quần áo.
 Về giày dép, luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để con 
biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ 
chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơi 
được phép bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.
Phụ huynh cần phải gần gũi trò chuyện với trẻ, là một bạn chơi của trẻ, hướng 
dẫn cho trẻ biết các kỹ năng đơn giản thông qua các trò chơi. Hướng dẫn trẻ phụ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_3.docx