SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức nâng cao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều khó khăn. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé ( 3 - 4 tuổi ), đã nhận thức được tầm quan trọng của việc “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng làm sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2017 - 2018.

docx 39 trang lethu 20/11/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân 
giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm 
vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa 
và con người đó phải được phát triển toàn diện.
 Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc 
dân đã xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ cần phát triển một số nét giá 
trị, tính cách phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: Mạnh dạn, tự tin, 
độc lập, sáng tạo linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc 
sống, chuẩn bị tốt cho việc học tập ở các bậc học sau này.
 Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự 
nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. 
Đặc biệt là giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục 
quốc dân. Là bậc học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành 
nhân cách và trí tuệ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới. 
Nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới 
của xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
cho trẻ ngay từ bậc học mầm non và đặc biệt là trẻ mẫu gáo bé ( 3 - 4 tuổi ) 
là rất quan trọng và cần thiết.
 Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn 
đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo 
dục và đào tạo, đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát 
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, mà phương 
pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt 
động học tập, nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu.
 Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khoá VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan 
trọng của ngành GD& ĐT là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và 
 2 triển của xã hội.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu 
quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của 
toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp 
giảng dạy trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. 
Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách 
thức nâng cao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều khó khăn. 
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm liền phụ trách lớp 
mẫu giáo bé ( 3 - 4 tuổi ), đã nhận thức được tầm quan trọng của việc “ Giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp 
phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy 
trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề 
nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp 
dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì 
vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” 
để áp dụng làm sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2017 - 2018
 4 triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể 
làm.
 Vậy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham 
gia. Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn. Trẻ được khuyến khích 
để giải quyết vấn đề. Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc 
cùng nhau. Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý 
kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ. Tạo cơ hội và thời gian 
cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải 
nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Trường mầm non mà tôi đang công tác là: Trường vùng xa thuộc cuối 
huyện Gia Lâm. Trường đã nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp 
huyện. Trường tập trung ở 1 khu, với 10 nhóm lớp và có 36 cán bộ giáo viên, 
nhân viên. Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 90%
 Những năm vừa qua được sự quan tâm của SGD&ĐT Hà Nội, UBND 
huyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, khuôn viên trường rộng rãi 
thoáng mát. Cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học áp dụng công nghệ 
thông tin như: Máy chiếu, máy tính, ti vi, đầu đĩa... tương đối đầy đủ. Trường có 
khu vườn co tích, khu vui chơi, khu giáo dục thể chất. Có phòng vi tính, phòng 
nghệ thuật riêng, rất thuận lợi cho các hoạt động của trẻ. Đồng thời được sự quan 
tâm của ban giám hiệu nhà trường đã trang bị mua sắm đồ dùng, đồ chơi dạy học 
đa dạng phong phú.
 Từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay, tôi được nhà trường phân công phụ 
trách lớp mẫu giáo bé C2. Lớp có 2 cô, 2/2 cô đạt trình độ trên chuẩn. Lớp có 32 
trẻ: 17 trẻ nam, 15 nữ, trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ 
nên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát không mạnh dạn tự tin để tham 
gia vào các hoạt động của trường lớp đề ra
 Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một 
số thuận lợi và khó khăn sau:
 6 đình hầu như còn khó khăn, kinh tế hạn hẹp, trình độ dân trí thấp... Một số phụ 
huynh sự nhận thức, sự quan tâm đến con còn hạn chế.
 Bản thân trẻ đang được sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố 
mẹ yêu thương chăm sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mởi mẻ xa lạ với trẻ, 
do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, có nhiều trẻ còn rụt rè, nhút 
nhát, hay thể hiện cá tính riêng của mình chưa chịu nghe lời cô giáo. Đa số trẻ 
trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ 
tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số 
bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Phương Mai, 
Thu An, Ngân Phương,..............Một số bé lại quá hiếu động như bé: Trí Đức,
Đức Lộc, Trí Bảo, Đăng Khôi. Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, 
ở lứa tuổi này bé đang trải qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” nên rất khó 
gây được sự chú ý tập trung của trẻ.
 Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng chương trình 
giáo dục Mầm non vào thực tế giảng dạy cũng như vận dụng các phương pháp 
và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm tích cực trong các 
hoạt động
 Mặc dù một số phụ huynh rất quan tâm đến con nhưng nhiều phụ huynh 
vẫn chưa quan tâm đến tầm quan trọng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tiễn, bản thân 
tôi đã đề ra Một số biện pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 
bé (3- 4 tuổi ) ” trong suốt năm học 2017 - 2018 cụ thể như sau:
3. Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé(3 
- 4 tuổi )
3.1 Biên pháp 1: Điều tra, khảo sát về mức độ nhận thức và sự hứng thú của 
trẻ trong lớp MG bé C2 đầu năm
 Từ mục đích đoi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên vào 
đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú, kiến thức kỹ năng, hiệu 
quả sau mỗi hoạt động, mỗi tiết học của trẻ trên lớp, kết quả cụ thể cho thấy đa 
 8 chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một 
cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đoi với giáo viên, BGH nhà trường những vấn 
đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương 
pháp giảng dạy cho trẻ
 Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể 
thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm 
những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, 
kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những 
vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Mấy năm gần đây tôi luôn coi trọng đề cao công tác bồi dưỡng, tự bồi 
dưỡng và nhất là từ đầu năm học 2017 - 2018 toàn ngành giáo dục đã thực hiện 
chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký bồi dưỡng “ 
Phương pháp dạy học tich cực” để nghiên cứu và tự học bổ sung những phần 
kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân.
 Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự 
bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự 
đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân 
hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở 
với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao 
giảng để BGH nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết dạy, tôi 
được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng 
chí BGH phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: Tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới 
ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy cũ và tiết 
dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh nghiệm 
cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
b. Tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
 Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và 
khả năng của đội ngũ giáo viên là chủ yếu. Do vậy, công tác sinh hoạt tổ nhóm 
chuyên môn cho giáo viên cần được quan tâm thích đáng, thực hiện thường 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_cho_tre.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.pdf