SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách thực sự bằng tất cả những gì mình có được cùng với lương tâm nghề nghiệp để đầu tư trí tuệ, công sức lên mỗi cuốn giáo trình, mỗi trang giáo án. Trong trường học cô giáo luôn được ví như là người mẹ thứ hai gần gũi, thương yêu, quý mến dạy dỗ trẻ và là điểm tựa vững chắc cho trẻ ngay từ buổi học đầu tiên trẻ đến trường, lớp. Và trường mầm non cũng là nơi đào tạo, giáo dục trẻ hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách. Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác.
docx 13 trang lethu 24/07/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng
 Có đức mà không có đức làm việc gì cũng khó”
 Đúng vậy, ở bất kỳ thời đại nào thì đức và tài cũng luôn là thước đo giá trị 
của con người. Vì vậy chúng ta không thể chỉ dạy trẻ học toán, học viết, học 
đọc,hoặc chỉ dạy trẻ đức, lễ giáo mà chúng ta phải dạy trẻ đức, tài, thể, mỹ, 
lao động. Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo 
dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân 
cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội, ta muốn có những con 
người mới có tài, có đức thì cô giáo mầm non luôn giữ vai trò quan trọng trong 
việc chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi vì trẻ mầm non như trang giấy trắng, cô giáo là 
người vẽ những nét bút đầu tiên trong cuộc đời trẻ. Nhất là với trẻ 3 tuổi là lứa 
tuổi mà trẻ luôn làm theo ý muốn của mình, thích bắt chước theo người lớn, 
muốn tự hoạt động (Khủng hoảng tuổi lên 3).
 Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, những tệ nạn xã hội đã làm 
mai một đạo đức truyền thống của dân tộc một cách nghiêm trọng. Nó ảnh 
hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
 Năm học 2021-2022, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên các 
trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn Huyện vẫn chưa thể mở cửa đón học 
sinh trở lại trường. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho 
trẻ nhưng thay vào đó chúng tôi đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã 
hội để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Dù trẻ 
mầm non chưa thể đến trường, song các em vẫn được giáo dục lễ giáo. Để có thể 
triển khai việc giáo dục lễ giáo cho trẻ tại nhà, các trường học đã phải nỗ lực rất 
nhiều, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với 
tình hình mới. 
 Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của việc 
giáo dục lễ giáo cho trẻ. Chính điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn và thực hiện đề 
tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch 
tại nhà”
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 * Về thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022
 * Phối hợp với phụ huynh lớp 3 - 4 tuổi C3 trường mầm non 4
cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non 
mà còn nhiều bậc học khác. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi
- BGH nhà trường cũng luôn quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ nhằm 
mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
- Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, chịu khó học hỏi đồng 
nghiệp
- Đặc biệt là sự ủng hộ quan tâm của đại đa số phụ huynh trong công tác chăm 
sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ đã tạo động lực rất lớn về tinh thần cho giáo viên 
tiếp tục cố gắng. Đa số phụ huynh lớp rất nhiệt tình, luôn giúp đỡ và phối kết 
hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 
2. Khó khăn:
- Do tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp trẻ mầm non chưa được đến 
trường
- Đa số các gia đình bây giờ ít con lại có điều kiện nên nuông chiều con quá 
mức, con thích gì được nấy, chưa chú trọng việc giáo dục lễ giáo cho con. Trẻ 
cũng bướng bỉnh, khó bảo hơn. 
- Bên cạnh những phụ huynh nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì 
cũng không ít những phụ huynh nhận thức còn hạn chế, chưa hiểu tầm quan 
trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non. 
- Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp 
rất nhiều khó khăn. 
3. Khảo sát thực tế 
 Tôi tiến hành khảo sát 20 trẻ lớp 3-4 tuổi C3 kết quả như sau:
 Đạt Không đạt
 Nội dung khảo sát Số lượng % Số lượng %
 - Trẻ biết chào hỏi lễ phép 11 55 9 45
 - Biết cảm ơn, xin lỗi 7 35 13 65
 - Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ 
 10 50 10 50
 chơi theo quy định
 - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, 
 11 55 9 45
 vệ sinh môi trường
 - Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 7 35 13 65 6
đó giúp cho việc xác định nội dung, mục tiêu và xây dựng các hoạt động phù 
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chuyên 
môn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mình.
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ
 Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong 
việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Để thực hiện tốt việc giáo dục lễ 
giáo cho trẻ đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch để giáo dục trẻ. Trước tiên tôi 
dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào nội dung giáo dục của 
từng tháng và khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lễ 
giáo cụ thể cho trẻ theo từng tháng, từ đầu năm đến cuối năm học. Tôi xác định 
độ khó của từng nội dung và sắp xếp theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với chủ đề sự kiện từng tháng và tình 
hình thực tế của lớp mình. Từ đó tôi tập trung giáo dục trẻ theo phương pháp 
thích hợp nhất.
 Tôi xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ từ tháng 9/2021 đến tháng 
5/2022:
 STT Thời gian Nội dung giáo dục lễ giáo
 - Biết chào hỏi lễ phép với người lớn
 1 Tháng 9 - Biết giữ gìn đồ chơi và cất dọn sau khi chơi.
 - Biết vệ sinh răng miệng thường xuyên.
 - Biết ăn uống gọn gàng, không nói chuyện cười đùa trong 
 khi ăn.
 2 Tháng 10
 - Biết giữ gìn vệ sinh không vứt giác bừa bãi.
 - Biết yêu thương, nhường nhịn.
 - Có kĩ năng vệ sinh răng miệng tốt.
 3 Tháng 11 - Biết chào cô, chào bố mẹ, chào khách một cách tự giác.
 - Biết làm những việc vừa sức.
 - Biết chú ý lắng nghe cô.
 - Biết giữ gìn đồ chơi và dọn dẹp đồ chơi đúng nơi quy 
 4 Tháng 12
 định.
 - Đi đứng nhẹ nhàng không lê giày dép.
 - Bé có thói quen nề nếp tự phục vụ giờ ngủ.
 5 Tháng 1 - Biết rửa tay khi chơi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ 
 sinh.
 - Có thói quen văn minh lịch sự.
 6 Tháng 2 
 - Biết cảm ơn, xin lỗi, nhận đồ vật bằng hai tay. 8
 Hoặc với bài hát “Bông hoa mừng cô”, tôi chia sẻ với phụ huynh cho trẻ 
hát bài hát và qua bài hát giáo dục lễ giáo cho trẻ “Đối với các cô giáo các con 
phải như thế nào, khi tặng hoa cho cô các con tặng bằng mấy tay”. Thông qua đó 
giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận bằng hai 
tay, khi nhận các con nói lời cám ơn. 
 Qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện tôi đã chia sẻ cho phụ huynh. Sau 
một thời gian trẻ đã thuộc nhiều bài thơ, bài hát có nội dung về giáo dục lễ giáo. 
 4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh giáo dục lễ giáo trong 
thời gian trẻ ở nhà
 “Cô và mẹ là 2 cô giáo, mẹ và cô ấy 2 mẹ hiền”. Đúng vậy chúng ta luôn 
khẳng định vai trò và vị trí của cô và mẹ tương đương. Hai người có nhiệm vụ 
chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên các con 
chưa thể đến trường. Vì vậy việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong 
giáo dục trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng, bởi không phải phụ huynh nào 
cũng hiểu được giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy tôi thường xuyên 
chia sẻ các nội dung về giáo dục lễ giáo vụ cho trẻ với phụ huynh thông qua các 
bài dạy bằng video gửi vào nhóm Zalo của lớp.
 Hơn nữa, trong các buổi họp phụ huynh tôi mạnh dạn trao đổi với phụ 
huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong 
thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã 
ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử 
thô bạo với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên 
đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Để phụ huynh nhận thức ý 
nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Phụ huynh lớp tôi phần đông 
làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con cái mình. Qua các cuộc họp phụ 
huynh hoặc những buổi kết nối qua phần mềm zoometting tôi luôn phổ biến và 
tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với 
trẻ lúc ở nhà như:
 Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, lịch sự: Trẻ có thể học cách chào hỏi từ rất sớm, 
thậm chí ngay khi mới biết nói. Vào lúc này, phụ huynh đã có thể dạy trẻ cách 
nói “xin chào” khi gặp mặt hoặc “tạm biệt” khi chia tay. Khi trẻ đã lớn hơn, 
khoảng 3-4 tuổi trở lên, phụ huynh nên bắt đầu dạy trẻ chi tiết hơn về cách chào 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_3_4_tuoi_tron.docx