SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu đào tạo ghi rõ “Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi”. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớ của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục sau này hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện. Trong điều kiện kinh tế phát triển, đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan", trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là "Vốn văn hoá của dân tộc Việt” trong thời đại mới, thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hoá vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo bé là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm sống của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu. Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy giáo dục lễ giáo được thực hiện ở đâu? Theo tôi phải giáo dục ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động. Thông qua đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển. Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về 2/21 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non thế giới. Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc càng được đề cao, việc chúng ta hội nhập chứ không thể hòa tan, biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Trước những cơ hội và thách thức đó đất nước đang cần có những con người mới, xã hội chủ nghĩa với những đức tính thông minh, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sống có nghĩa tình. Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu đào tạo ghi rõ “Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹnh, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi”. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớ của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề: Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1: Thuận lợi - Trường mầm non của chúng tôi là một ngôi trường mới xây dựng với điều kiện cơ sở vật chất vô cùng hiện đại và khang trang, có đầy đủ các đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên, bên cạnh đó, trường mới đẹp, phòng học thoáng mát, lớp học sạch đẹp mang tính sư phạm nên trẻ rất thích đi học và thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ. 4/21 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội. Đầu tiên cô giáo cần giáo dục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống hằng ngày có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo chúng ta có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách - trí tuệ. 3. Các biện pháp thực hiện: Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó tôi đã góp công sức nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. 3.1. Biện pháp 1: Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động học: Với trẻ mầm non nói chung thời gian học ở trường mầm non chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học cả cái tốt và cái chưa tốt. Vì thế tôi thấy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất cần thiết và phù hợp tại trường mầm non. Quá trình giáo dục lễ giáo cho trẻ được thực hiện chủ yếu thông qua tiết học. VD: Qua giờ KPXH "Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé" Cô cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình mình: - Gia đình con có những ai? Bố (mẹ) con làm nghề gì? - Trong gia đình con yêu quý ai nhất? Vì sao? - Mọi người trong gia đình phải như thế nào với nhau? ->GD trẻ biết yêu quý và chào hỏi lễ phép mọi người trong gia đình 6/21 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo, chất lượng trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi cô và khách đến lớp, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, trẻ đã biết muốn phát biểu phải giơ tay, muốn đi vệ sinh phải xin phép, trong giao tiếp với bạn cùng lớp trẻ biết nói nhẹ nhàng, khi chơi đồ chơi không được tranh giành đồ chơi của nhau 3.2. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi: Đối với trẻ ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi, chơi mà học. Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống người lớn. Tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào hoạt động vui chơi; qua đó, trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi luôn theo dõi quan sát trẻ trong các vai chơi để kịp thời uốn nắn sửa sai cho trẻ. Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Tôi thường trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ, hoặc trao đổi theo từng học kỳ vào sổ bé chăm ngoan để phụ huynh nắm bắt kịp thời cùng kết hợp để có biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất. VD: Giờ đón trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô. Lúc đầu trẻ mới đi học tôi phải thường xuyên nhắc nhở các cháu khi tới lớp phải biết khoanh tay chào cô, chào bố mẹ và các bạn... khi bố mẹ đón về nhà thì trẻ cũng biết khoanh tay chào ông bà và mọi người xung quanh. Ngày nào tôi cũng nhắc trẻ như vậy và tôi đã hình thành cho trẻ được thói quen biết chào hỏi và lễ phép đối với mọi người. Không chỉ khi tới lớp và ra về trẻ biết chào hỏi mọi người, mà mỗi khi có BGH tới thăm lớp hay các cô đến chơi với lớp mình, trẻ cũng biết khoanh tay chào các cô. Giờ trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh những gì cần thiết để phụ huynh nắm được tình hình của con mình. Từ đó gia đình và cô giáo cùng có biện pháp giáo dục thích hợp với trẻ. Ngoài kết hợp với phụ huynh tôi còn giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động: Trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ chơi tự do hay giờ hoạt động lao động. Cô giáo hỏi trẻ: - Nếu con làm bạn đau, ngã thì con nói như thế nào? - Khi cô đưa đồ dùng cho các con thì con phải cầm như thế nào? Trong giờ chơi, các con phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không tranh 8/21
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_3_4_tuoi_tron.doc