SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Trường Mầm non Hải Hòa
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình giảm ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.Một số lớp có số lượng trẻ/ lớp quá đông, số giáo viên/ lớp cũng chưa đủ theo quy định nên việc theo sát, uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khó khăn.
Một số giáo viên lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục lễ giáo tích hợp với các hoạt động của trẻ chưa linh hoạt, giáo dục lễ giáo chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở trẻ phải làm theo yêu cầu của bài dạy, rèn trẻ các hành vi lễ giáo nhiều khi quá cứng nhắc, máy móc, đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống để theo dõi và đánh giá trẻ. Cũng chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi Trường mầm non Hải Hòa “ để làm đề tài nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Trường Mầm non Hải Hòa
I: PHẦN MỞ ĐẦU Lễ phép là một nét đẹp văn hóa được đặt hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình giảm ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên. Một số lớp có số lượng trẻ/ lớp quá đông, số giáo viên/ lớp cũng chưa đủ theo quy định nên việc theo sát, uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề khó khăn. Một số giáo viên lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục lễ giáo tích hợp với các hoạt động của trẻ chưa linh hoạt, giáo dục lễ giáo chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở trẻ phải làm theo yêu cầu của bài dạy, rèn trẻ các hành vi lễ giáo nhiều khi quá cứng nhắc, máy móc, đánh giá trẻ về hành vi lễ giáo thường dựa vào kiến thức của trẻ, chưa chú ý đến hành vi của trẻ trong các tình huống để theo dõi và đánh giá trẻ. Cũng chính vì thế tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi Trường mầm non Hải Hòa “ để làm đề tài nghiên cứu. 2. Trình bày biện pháp * Giải pháp 1: Giáo dục lễ giáo thông qua giờ đón trả trẻ. Ví dụ: Cô nhắc trẻ chào ba/mẹ/người nhà nếu trẻ quên như: Con chào mẹ chưa? Con chào Mẹ đi nào? Đồng thời cô phải là người làm gương để trẻ noi theo nên khi đón trẻ cô phải có thái độ niềm nở với phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ thường không nghe lời và bướng bỉnh không chịu nghe lời bố mẹ và chào hỏi khi đến lớp, Hiểu được điều này nên tôi tranh thủ lúc rãnh chưa có phụ huynh đến, tôi trò chuyện với trẻ, tạo sự gần gũi sau đó nhắc lại việc chào hỏi và hướng dẫn trẻ thực hành theo như: Ví dụ: Buổi sáng đến lớp con phải chào ai? Con Chào như thế nào? Con làm cô xem nào? .... Đến giai đoạn trẻ đã quen dần với việc chào hỏi, tôi chuyển sang hình thức mới, đó là chào bằng nhiều cách khác nhau, có thể chọn 1 hình ảnh quen thuộc như ôm, đập tay, vòng tay, làm biểu tượng kết hợp câu “chào cô cháu vào lớp”, “chào cô cháu về với bà”. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm học sẽ là một thói quen không thể thiếu khi đến lớp và khi ra về Do vậy, nhiệm vụ của cô giáo lúc này là hướng dẫn, chỉ bảo trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng trẻ nên thể hiện thái độ lịch sự bằng cách chào hỏi lễ phép khi gặp người khác. Giáo viên khi nói chuyện với trẻ không được nói trống không. Giáo viên phải nói đủ câu với trẻ, nói chậm rãi vì trẻ sẽ học cách nói chuyện qua cô giáo. Ví dụ: Cô luôn chủ động cười thật tươi và nói dõng dạc: Cô chào con/ Cô chào bạn Mướp. Ví dụ: “Cháu chào cô cháu về” “Con Tạm biệt mẹ”; “Thưa cô con vào lớp” Sau hơn một tháng giáo dục, trẻ đi và nề nếp và hầu như gần 80% trẻ đến lớp hoặc ra về biết chào hỏi. Ví dụ: Khi bà ốm, cháu phải ân cần hỏi bà: Bà khỏe không? Bà đau ở đâu? Cháu lấy nước cho Bà uống thuốc nhé. Muốn như vậy thì người lớn chúng ta phải làm gương và phải sửa ngay khi trẻ thực hiện chưa đúng. Ví dụ: Khi nhờ bé làm một việc gì thì chúng ta phải cảm ơn bé. Hoặc nếu chúng ta làm sai điều gì đối với bé thì chúng ta cũng phải xin lỗi bé. Đừng nghĩ bé còn nhỏ mà coi thường. Thông qua các hoạt động Cô giáo dục trẻ không được nói leo, ngồi học phải ngoan ngoãn, Đối với người lớn tuyệt đối không được nói trống không, khi nói phải có dạ, thưa lễ phép. Khi nhận bất cứ vật gì từ phía người lớn thì phải nhận bằng hai tay. Tất cả những thái độ, hành vi trẻ có được là trẻ học từ người lớn mà đặc biệt là cô giáo nên mọi thái độ, hành vi của cô giáo luôn luôn chuẩn mực như khi nói chuyện đón trả trẻ nói với phụ huynh (Chào Anh! Anh đón cháu à,). Nói với các cô giáo khác trong và ngoài lớp (Ví dụ: Chào Cô Hà, Cô đang làm gì vậy?...), nói với trẻ (ví dụ: Con đang chơi gì? Sao con không chơi với bạn?...) Bởi trẻ Em là tấm gương phản chiếu của người lớn, người lớn là tấm gương của trẻ em soi vào, Trẻ em là tờ giấy trắng, viết gì vào đó là Ví dụ: Qua trò chơi “Bán hàng” giáo dục trẻ biết cư xử lễ phép như: Bạn muốn mua gì? Cô cần cái gì ạ? Bạn đợi mình một tý nhé. .. hoặc Cám ơn Cô lần sau cô đến mua nhé, Ví dụ: “Cám ơn Bạn nhé” hoặc nói câu đầy đủ hơn đã “Cám ơn Bạn đã cho mình bánh”; Cám ớn Anh/ Chị nhé,Xin lỗi bạn nhé. Cháu xin lỗi Cô, Vì vậy giáo dục lễ giáo phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non và việc giáo dục này phải được thực hiện liên tục ở các cấp học tiếp theo thì mới có kết quả tốt đẹp. Nhưng muốn giáo dục mang lại hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường, chúng ta thường xuyên nhắc nhở trẻ, đừng vì vội quá mà quên đi nghi thức này, Nếu mỗi cá nhân đều tốt đẹp thì xã hội này tương lai đẹp biết bao.. • Giáo dục trẻ không được đi trước mặt khách đang ngồi, muốn đi ngang qua phải cúi đầu; Khi có khách đến trẻ phải biết kính trọng ngoan ngoãn ngồi im lặng, không được vòi vĩnh. • Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều dễ dàng chiụ sự chi phối của tình cảm, cảm xúc. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ, khen ngợi. Hoặc do tình yêu thương, lòng mong muốn giúp đỡ mọi người thúc đấy trẻ. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào. Chính vì vậy việc giáo dục lễ giáo được coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên để làm giàu nhân cách đạo đức cho trẻ. Kết quả khảo sát như sau: Số trẻ đạt được Cuối năm STT Nội dung nghiên cứu Đầu năm Số Số lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ 1 Thói quen chào hỏi cô khi 10/20 50% 20/20 100% đến lớp, khi ra về. Thói quen cảm ơn, xin lỗi, 2 nhận đồ vật bằng hai tay 11/20 55% 20/20 100% Thói quen trả lời dạ thưa khi 3 người lớn hỏi. 10/20 50% 18/20 90% 2. Đề xuất và kiến nghị - Đối với phòng GD&ĐT: Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về hoạt động giáo dục lễ giáo giúp giáo viên nắm chắc chuyên môn. - Đối với BGH: Bổ sung đồ dùng trực quan hiện đại cho các lớp.Luôn giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, dự giờ góp ý để giáo viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Trên đây là biện pháp của tôi vận dụng vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi, để các bạn đồng nghiệp tham khảo và mọi người đóng góp thêm những ý kiến cho tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_lop_mau_giao.pptx