SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Đồng Tâm
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là trẻ em lứa tuổi mầm non. Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng, nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng. Trẻ vào trường mầm non có những hình thức hoạt động khác nhau nhưng cùng chung một sự giáo dục nhân cách cho trẻ, thông qua các cử chỉ, hành động của giáo viên đã gây sự chú ý vào hoạt động tâm lí của trẻ. Qua tiếp xúc với những hình ảnh có tính giáo dục cao, sẽ hình thành phẩm chất tâm lí và đặc điểm nhân cách cho trẻ. Giáo dục lễ giáo bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định. Khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp hàng ngày, trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ đích. Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua giáo dục lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và học theo sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh biến những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Đồng Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Đồng Tâm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên) Tên tôi là: Nguyễn Thị Sơn Chức vụ : Giáo viên Trường: Mầm non Đồng Tâm Điện thoại: 0356.297.873 Email: nguyenthisonmndtvy@gmail.com Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau: 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường Mầm non Đồng Tâm. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong tất cả các hoạt động của trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường Mầm non. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 10 tháng 9 năm 2020. 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường Mầm non Đồng Tâm: 4.1. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học mang tính giáo dục lễ giáo. 4.2. Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các môn học và hoạt động. 4.3. Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi đối với trẻ. 4.4. Phối hợp với các bậc phụ huynh. 4.5. Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ. 4.6. Cô gương mẫu chuẩn mực. 5. Điều kiện áp dụng: - Giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi trong công việc. - Điều kiện về cơ sở vật chất: Sân bãi tập, máy chiếu, máy tính... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Đồng Tâm”. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Sơn Vĩnh Yên, năm 2021 triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Phẩm chất đạo đức và ý chí của trẻ mẫu giáo chỉ hình thành mạnh mẽ trong việc giáo dục lễ giáo, mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn tuổi bắt nguồn từ giáo dục lễ giáo, trẻ luôn có ý thức trong cách ăn, nói, và hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo. Giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống, hành vi của trẻ. Hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò đặc biệt của giáo dục lễ giáo với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn, trẻ ngoan ngoan vâng lời người lớn, biết kính trên nhường dưới, biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất cần thiết trong trường mầm non. Năm học 2020 – 2021 tôi được giao phụ trách lớp mẫu giáo 3 tuổi B, lớp có tổng số 21 học sinh trong đó có 9 nam và 12 nữ, lớp có 1 giáo viên. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm công nhân, buôn bán ở khu chợ nên ít có thời gian quan tâm tới con cái. Thông quá trình giảng dạy tôi nhận thấy số trẻ mạnh dạn chào hỏi hay lễ phép trong giao tiếp với người lớn còn ít. Vì vậy, tôi thường xuyên thay đổi nội dung góc tuyên truyền, lồng ghép vào trong các hoạt động các nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, sưu tầm các hình ảnh hay câu truyện giúp trẻ nhận thức và phân biệt được những hành động đúng – sai trong cuộc sống, từ đó có ửng xử cho phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, ham học hỏi, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất. - Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn cùng với chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. - Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh. - Giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn lễ giáo cho trẻ. - Giáo viên đã lồng ghép quá trình rèn lễ giáo vào các hoạt động phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo theo nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Giáo viên đã chú ý đến tâm thế của trẻ, chú ý đến việc giao lưu với trẻ bằng cử chỉ, lời nói đúng mực của mình. - Số điện thoại: 0356.297.873 - Gmail: nguyenthisonmndtvy@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Đồng Tâm. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Áp dụng trong tất cả các hoạt động của trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường Mầm non. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7. 1. Nội dung của sáng kiến: Để giúp các bé trong lớp tôi có thể phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần ngay từ khi còn là trẻ em lửa tuổi mầm non, tôi đưa ra một số tiêu chí đánh giá lễ giáo của trẻ và tiến hành khảo sát trẻ đầu năm với kết quả như sau: Nội dung Kết quả khảo sát đầu năm học Tốt Chưa tốt Trẻ biết chào hỏi lễ phép 8/21(38%) 13/21(62%) Trẻ biết xưng hô lễ phép 10/21(47,6%) 11/21(52,4%) Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi. 8/21(38%) 13/21 (62%) Biết giữ gìn, cất xếp đồ chơi đúng nơi quy định 8/21(38%) 13/21(62%) Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường 7/21(33,3%) 14/21(66,7%) Biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn 8/21(38%) 13/21(62%) Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 7/21(33,3%) 14/21(66,7%) Sau khi đánh khảo sát xong, tôi không khỏi giật mình bởi các con số thu được. Có thể dễ dàng nhận ra sự chênh lệch giữa tốt và chưa tốt từ các hành vi, cử chỉ trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Thấy được thực trạng như vậy, tôi đã tiến hành xây dựng và áp dụng một số biện pháp sau vào trong quá trình chăm sóc, giáo dục để góp phần giáo dục lễ giáo cho trẻ: Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học mang tính giáo dục lễ giáo. Thực hiện nội dung giáo dục theo quan điểm xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tôi tiến hành cải tạo cảnh quan sư phạm trong và ngoài lớp học vừa để giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học, vừa rèn lễ giáo cho trẻ. - Tại góc kỹ năng của bé, tôi lồng ghép vào đó các hình ảnh mang tính giáo dục lễ giáo. Trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, truyện trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. + Ở góc này, tôi trang trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những khả năng của trẻ. - Trẻ thích giao tiếp vui vẻ với người xung quanh, biết lễ phép với mọi người, nhường nhịn em bé, giúp đỡ bạn bè. Giáo dục trẻ có được tính thật thà, biết nhận ra đúng sai, biết nhận lỗi và xin lỗi, biết những hành vi tốt xấu. - Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú để trẻ luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. - Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này, kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ. Ảnh 2: Trẻ chăm sóc cây tại góc thiên nhiên - Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. - Còn đối với kệ góc đồ chơi, đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui - Trong giờ điểm danh cô gọi tên trẻ, dạy trẻ cách trả lời cô khi được gọi tới tên mình, dạy trẻ ngồi theo tổ, ngồi ngay ngắn, giữ trật tự trong quá trình điểm danh. - Trong giờ thể dục sáng dạy trẻ cách xếp hàng, giáo dục trẻ thói quen thể dục sáng giúp cơ thể khỏe mạnh. * Thông qua giờ học có chủ đích: - Đối với giờ học phát triển thể chất: Ví dụ bài: “ Bò chui qua cổng” Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập trẻ có các kỹ năng bò biết phối hợp chân tay nhịp nhàng thông qua đó trẻ có tính kỷ luật không chen lấn, không xô đẩy bạn, biết chờ đến lượt khi trẻ sinh hoạt tập thể. - Qua giờ khám phá khoa học: Ví dụ "Tìm hiểu về cây xanh và môi trường sống". Cô giáo có thể đàm thoại với trẻ: + Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? + Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? + Cô giáo trò chuyện với trẻ về lợi ích của cây xanh thông qua đó giáo dục trẻ không ngắt ngọn bẻ cành, mà phải biết bảo vệ, chăm sóc cây xanh. Ảnh 4: Trẻ quan sát mô hình và đàm thoại về cách chăm sóc cây. - Đối với giờ học tạo hình:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_3_4.doc