SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi C1 tại Trường Mầm non Trung Sơn
Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non là phương tiện hữu hiệu. Qua đây sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội được làm được thực hành, luyện tập và trải nghiệm trong các hoạt động, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong hành động. Hình thành ý thức, thái độ trong thực hiện các hoạt động hàng ngày, qua đó hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ.
Năm học 2022-2023 tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, hàng ngày được giao tiếp thường xuyên với trẻ, trò chuyện chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự lập, chủ động rất hạn chế hầu như phụ thuộc vào bố mẹ và người lớn, kỹ năng tự phục vụ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập với sự phát triển của trẻ giúp trẻ chủ động, sáng tạo, tự tin vượt qua mọi khó khăn sau này trong cuộc sống. Tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, và đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và áp dụng vào thực tế, tôi lựa chọn đề tài : “ Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C1 trường mầm non Trung Sơn”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi C1 tại Trường Mầm non Trung Sơn
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” đó là một câu hát rất quen thuộc đối với mọi người. Muốn ngày mai có những nhân tài, những con người có đầy đủ những tri thức, hiểu biết để cống hiến cho nhân loại thì ngay lúc này giáo dục lứa tuổi mầm non không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, là chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa vào tương lai của mỗi con người. Một hoạt động vô cùng quan trọng góp phần giáo dục nên đứa trẻ toàn diện chính là giáo dục tính tự lập cho trẻ và là biện pháp cần thiết, đặc biệt là các bé ở độ tuổi mầm non. Tính tự lập đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sau này trưởng thành tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống đặc biệt trẻ có thể làm những việc của mình thật tốt mà không có người thân hay gặp bất kì tình huống khó khăn nào. Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non là phương tiện hữu hiệu. Qua đây sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội được làm được thực hành, luyện tập và trải nghiệm trong các hoạt động, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong hành động. Hình thành ý thức, thái độ trong thực hiện các hoạt động hàng ngày, qua đó hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ. Năm học 2022-2023 tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, hàng ngày được giao tiếp thường xuyên với trẻ, trò chuyện chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi kỹ năng tự lập, chủ động rất hạn chế hầu như phụ thuộc vào bố mẹ và người lớn, kỹ năng tự phục vụ gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập với sự phát triển của trẻ giúp trẻ chủ động, sáng tạo, tự tin vượt qua mọi khó khăn sau này trong cuộc sống. Tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, và đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và áp dụng vào thực tế, tôi lựa chọn đề tài : “ Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C1 trường mầm non Trung Sơn”. - Luôn có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoà nhã với bạn bè, được phụ huynh tin tưởng. - Một số nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ đã được đảm đưa vào thực hiện. 1.1.3. Đối với trẻ: - Số trẻ trên lớp đảm bảo theo điều lệ trường mầm non, cụ thể 25 trẻ. Trẻ đi học đều, tỉ lệ chuyên cần đạt từ 95%. Trẻ khỏe mạnh tích cực tham gia vào các hoạt động. 1.2 Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế: 1.2.1 Đối với giáo viên: - Hạn chế: + Tuy có nhiều năm công tác nhưng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục tự lập cho trẻ, chưa giành nhiều thời gian nghiên cứu sâu một số kỹ năng để giáo dục tính tự lập cho trẻ qua một số hoạt động hàng ngày, chưa biết cách tạo tình huống để phát huy tính tự lập cho trẻ, chưa quan tâm và chưa thường xuyên rèn kỹ năng cho trẻ, trẻ làm chậm chạp nên cô làm cho nhanh. + Tổ chức các hoạt động còn cứng nhắc chưa linh hoạt, chưa thể hiện sâu về tính tự lập cho trẻ, còn áp dụng phương pháp cũ, phối hợp với phụ huynh còn hạn chế. - Nguyên nhân: + Giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho trẻ qua hoạt động học, chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục tính tự lập cho trẻ. 1.2.2. Đối với trẻ: - Hạn chế: + Kỹ năng chú ý, quan sát, ký năng tự phục vụ bản thân, vệ sinh của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa chủ động, chưa mạnh dạn, chưa tự lập hỗ trợ cô và các bạn khi tham gia vào các hoạt động. - Nguyên nhân: Trẻ lớp tôi còn ỉ lại, dựa dẫm vào cô giáo trong lớp, nếu không có cô giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ không biết phải làm gì và không định hướng được những công việc mình cần làm. 1.2.3. Đối với phụ huynh - Hạn chế: + Đa số trẻ lớp tôi được bố mẹ nuông chiều coi trẻ còn quá nhỏ và non nớt không để con tự làm 1 việc dù là nhỏ nhất: Cất dép, cất balo. - Nguyên nhân: + Do một số phụ huynh mải làm kinh tế nên việc quan tâm đến các hoạt động của trẻ còn hạn chế, nhiều phụ huynh lạm dụng cho trẻ xem điện thoại, xem tivi nên không có thời gian rèn kỹ năng cho trẻ, thường xuyên cho trẻ nghỉ học, phụ huynh còn nuông chiều con, phục tùng theo yêu cầu của con - Là một người giáo viên được phụ trách và đứng lớp 3- 4 tuổi bản thân tôi phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: 2. Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi C1 trường mầm non Trung Sơn 2.1. Biện pháp 1. Giáo dục tính tự lập bằng cách rèn luyện các kỹ năng thông qua các hoạt động ở lớp. 2.1.1. Nội dung biện pháp Thông qua các hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, tôi giáo dục, lồng ghép tích hợp dạy trẻ các kỹ năng tự lập như: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng hỗ trợ cô và các bạn. 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Hình ảnh trẻ cất dép Và để giúp trẻ thực hiện được các kỹ năng giữ gìn vệ sinh một cách phấn khởi và nhớ lâu tôi đã kết hợp lồng ghép những bài thơ, bài hát có ý nghĩa giáo dục giữ gìn vệ sinh và lồng ghép vào trong các tiết tình cảm kĩ năng xã hội để trẻ dễ dàng thực hiện các kỹ năng đó. Sau khi được cô hướng dẫn trẻ đã biết tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng muối loãng sau khi ăn, xả nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, - Ngoài ra hiện tại trẻ lớp tôi cũng đã biết giữ môi trường lớp học gọn gàng, không vứt rác ra bên ngoài, biết nhặt rác bỏ rác vào thùng - Ban đầu trẻ lúng tứng nhút nhát chưa biết làm gì giúp cô thế nào, đứng nhìn cô, tôi đã hướng trẻ có các kỹ năng tự lập để giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc sống hàng ngày - Trẻ có kỹ năng hỗ trợ cô và các bạn: Giúp cô chuẩn bị đồ dùng học tập hay chuẩn bị bàn ăn khăn lau tay, giúp cô chia thìa vào bát, lấy và cất gối giúp các bạn, ... Như giờ học toán, tôi cho trẻ giúp cô lấy rổ, đồ dùng toán xếp ra rổ cùng cô, sau khi học xong biết cất xếp đồ dùng vào hộp đúng nơi qui định Đến giờ ăn cơm tôi đã hướng dẫn trẻ giúp cô kê bàn và trẻ luôn tích cực hưởng ứng, khi trẻ thực hiện công việc đó mất rất nhiều thời gian, song tôi vẫn luôn tạo điệu kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc. - Ví dụ: Một số cháu rất thích giúp cô chia thìa vào bát nhưng loay hoay mãi không biết làm thế nào, có khi còn chia thiếu. Mỗi lần như vậy tôi nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ chia số thìa tương ứng với số bát. Sau mỗi lần được hướng dẫn động viên trẻ, giờ trẻ làm rất thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô, hay trẻ giúp cô lau bàn, sau khi ăn xong, . - Tự tay làm những công việc mình thích rất phấn khởi, có thể lần đầu trẻ làm rất lâu mới xong, nhưng lần sau đó các thao tác của trẻ thành thạo rất nhiều, trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Qua đó những kiến thức trẻ trải nghiệm sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn rất nhiều giúp trẻ thích đến lớp. 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp * Đối với trẻ: Tổng số trẻ 25. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ stt Nội dung Tổng Trước khi áp Sau khi áp Tăng số trẻ dụng biện pháp dụng biện tỷ lệ pháp % Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ 1 Kỹ năng Cất dồ dùng cá 25 7/25 28 % 23/25 92 % 64 % tự phục nhân đúng nơi vụ bản quy định thân Tự xúc ăn 25 6/25 24 % 23/25 92 % 68 % 2 Đi vệ sinh đúng 25 6/25 24 % 22/25 88 % 64 % Kỹ năng nơi quy định giữ gìn Xả nước sau khi 25 6/25 24 % 22/25 88 % 64 % vệ sinh đi vệ sinh Rửa tay, lau mặt 25 4/25 16 % 20/25 80 % 64 % Nhặt rác, bỏ rác 25 5/25 20 % 23/25 92 % 72 % đúng nơi quy định dần hình thành cho trẻ tính tự lập, bản thân các bạn nhỏ sẽ ý thức được những công việc, hoạt động mà mình có thể làm khi không có người lớn ở bên. Với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” , trong khi tổ chức các hoạt động hàng ngày trên lớp, tôi luôn có thái độ ân cần, nhẹ nhàng, quan tâm đến trẻ, tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội cho trẻ tự lập. Trẻ được nói lên những suy nghĩ của mình dựa vào những câu hỏi gợi mở của cô giáo . Ví dụ như: con tự làm việc giúp cô con thấy thế nào?”, “con được tự chơi theo ý mình con thấy thế nào?”, qua đó tôi nắm được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ để có tác động phù hợp. Tôi luôn lắng nghe trẻ nói, thường xuyên gần gũi trò chuyện cùng trẻ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô và sẵn sàng tự mình chia sẻ cùng cô và các bạn. Tôi luôn chuẩn bị, tận dụng, khai thác triệt để các phương tiện, thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn,có tính thẩm mỹ, độ bền cao. Bản thân tôi luôn tạo cho trẻ môi trường thuận lợi để thực hiện công việc một cách dễ dàng, an toàn, tiện lợi và phù hợp với trẻ về không gian, thời gian, dụng cụ, đồ dùng, Cho trẻ tự chọn hoạt động để làm, tự chọn trò chơi để chơi. Cô làm cùng trẻ, chơi cùng trẻ, nghĩ cách nghĩ của trẻ, chơi kiểu chơi của trẻ... tạo cho trẻ cảm giác cô thực sự là một “người bạn nhỏ” của chúng.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_3_4_tuoi.docx