SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh

Với trẻ 3-4 tuổi, tính tự lập đã xuất hiện tuy biểu hiện tự lập của trẻ chưa được như ở người trưởng thành nhưng việc trẻ muốn được mọi người thừa nhận khả năng của mình, muốn được tự khẳng định mình, tự mình tìm cách giải quyết nhiệm vụ, hay ngay cả khi trẻ biết chủ động nhờ sự giúp đỡ của người khác trong lúc khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cũng chính là biểu hiện của tự lập, điều đó thể hiện trẻ có sự nỗ lực trong ý chí để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ.Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau. Khi các điều kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xảy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm được cách giải quyết và trẻ cũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú. Chính sự cần thiết về tính tự lập của trẻ nên tôi đã thực hiện “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh”
docx 23 trang lethu 20/05/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh

SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh
 2
 “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non 
 Vạn Yên huyện Mê Linh”
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài.
 Như chúng ta cũng biết, tính tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính 
bản thân thực hiện, không phụ thuộc, không chờ giúp đỡ. Đó là những cách nghĩ 
độc lập luôn cố gắng để đạt mục đích đề ra. Tự lập không phân biệt lớn nhỏ, 
không phải chờ đến tuổi trưởng thành mới cần tự lập. Đặc biệt hơn tự lập không 
phải ai sinh ra cũng đã có mà nó có được thông qua rèn luyện.
 Và chúng ta cũng có thể khẳng định rằng tính tự lập sẽ là chìa khóa cho sự 
thành công, nhân cách, bản lĩnh sống của mỗi con người. Chính vì vậy chúng 
ta cần tìm ra phương pháp giáo dục trẻ một cách khoa học nhất.
 Với trẻ 3-4 tuổi, tính tự lập đã xuất hiện tuy biểu hiện tự lập của trẻ chưa 
được như ở người trưởng thành nhưng việc trẻ muốn được mọi người thừa nhận 
khả năng của mình, muốn được tự khẳng định mình, tự mình tìm cách giải quyết 
nhiệm vụ, hay ngay cả khi trẻ biết chủ động nhờ sự giúp đỡ của người khác 
trong lúc khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cũng chính là biểu hiện của tự lập, 
điều đó thể hiện trẻ có sự nỗ lực trong ý chí để hoàn thành nhiệm vụ của trẻ.
 Trong thực tế tính tự lập của trẻ 3 tuổi còn ở mức thấp, trẻ chưa tự tin 
tham gia vào hoạt động, chưa thể hiện khả năng tự lập của mình, chưa quyết tâm 
thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng hợp tác khi trẻ chơi theo nhóm còn 
yếu, trẻ chỉ chơi cạnh nhau nhưng chưa biết hợp tác cùng nhau. Khi các điều 
kiện thay đổi hoặc khi gặp tình huống xảy ra khả năng thích nghi của trẻ chưa 
cao, trẻ thường chán nản, bỏ lửng hoạt động của mình vì chưa tìm được cách 
giải quyết và trẻ cũng không nhờ vào sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn bè điều 
này do kinh nghiệm thực tiễn của trẻ chưa nhiều, chưa phong phú.
 Chính sự cần thiết về tính tự lập của trẻ nên tôi đã thực hiện “Một số biện 
pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường Mầm non Vạn Yên 
huyện Mê Linh”
 II. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 - 4 
tuổi tại trường Mầm non Vạn Yên huyện Mê Linh” từ đó đưa ra một số hình 
thức, biện pháp giúp trẻ có hiểu biết về tính tự lập cho trẻ để trẻ có được một 
số kỹ năng tự phục vụ bản thân.
 III. Đối tượng nghiên cứu.
 - Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trong trường mầm non Vạn Yên
 IV. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu 4
 “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non 
 Vạn Yên huyện Mê Linh”
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, không trông chờ, 
dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 
 Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng 
giúp trẻ sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng 
hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự làm những việc 
của mình thật tốt dù không có ba mẹ, không có cô bên cạnh hay gặp bất kỳ tình 
huống khó khăn nào. Tính tự lập của trẻ được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh, kiên 
trì, có ý chí vươn lên trong mọi việc.
 Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những 
đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không 
cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có 
được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu 
hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra 
những cơ hội để trẻ thể hiện mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ 
nhỏ thì nhanh nhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
 Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, 
được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn 
giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi 
mà thích được người lớn bế ẵm.Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, 
không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều 
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên 
nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy 
cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều 
hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ 
dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được 
áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Tạo 
tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà 
còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận 
động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 1. Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường, lớp:
 Ngôi trường tôi đang công tác có 01 điểm trường. Trường có tổng số 47 
giáo viên và nhân viên. Trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Với đội 
ngũ giáo viên dần được trẻ hóa rất năng động, ham học hỏi, có tinh thần, trách 6
 “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non 
 Vạn Yên huyện Mê Linh”
giúp việc nên trẻ quá được nuông chiều gây nên tính ỷ lại, ương bướng, không 
chịu làm. 
 Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và 
thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ 
luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. 
 Để thấy rõ được thực trạng hiện nay, tôi đã khảo sát ngay từ đầu năm học 
tại lớp của mình, để từ đó có các biện pháp phù hợp rèn luyện cho trẻ. 
 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
 Từ thực tế đó vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 23 trẻ theo các 
nội dung sau:
 Phụ lục 1: Minh chứng số 1
 Từ kết quả như trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu nhiều biện pháp 
để giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi. Dựa vào vốn kiến thức đã học và 
được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
 III: CÁC BIỆN PHÁP
 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường gần gũi, an toàn để trẻ phát huy tính 
tự lập của bản thân trẻ.
 Một trong những bí quyết dạy trẻ tính tự lập chính là tạo môi trường gần 
gũi, an toàn giúp trẻ phát huy tính tự lập của bản thân. Bởi bất cứ đứa trẻ nào 
cũng có năng lực tự lập, chỉ cần cô giáo, người lớn chúng ta biết khuyến khích 
và cho trẻ có cơ hội được thực hiện những điều con có thể. Và việc tạo môi 
trường gần gũi, an toàn cho trẻ chính là một trong những điều kiện giúp trẻ phát 
huy tính tự lập của mình.
 Vào đầu năm học tôi tiến hành thiết kế các khu vực của lớp học ngăn 
nắp, trật tự, thuận tiện để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ, phù hợp với 
khả năng của trẻ theo độ tuổi.
 Phụ lục 2: Minh chứng số 1
 Tôi đã tận dụng các đồ dùng đơn giản dễ kiếm, lành tính, hạn chế tối đa 
sự nguy hiểm cho trẻ khi va chạm để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi hấp dẫn. Cụ 
thể: đồ dùng, dụng cụ để trẻ tự phục vụ cá nhân (Ca, bàn chải, khăn mặt, chậu, 
xô... có hình dạng gần gũi với sở thích của trẻ như hình mặt cười, hình quả táo, 
quả cam...) Dán các ký hiệu cho từng cá nhân cho từng trẻ và ký hiệu đó được 
trẻ yêu thích, dễ nhớ, gần gũi với trẻ để trẻ dễ nhận ra đồng thời thu hút sự chú 
ý, kích thích trẻ thích thú tham gia vào thực hiện lao động tự phục vụ trong sinh 
hoạt hàng ngày. 8
 “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non 
 Vạn Yên huyện Mê Linh”
 Phụ lục 3: Minh chứng số 1
 - Đến giờ về tôi cho các trẻ ở từng tổ vào lấy đồ dùng cá nhân của mình 
vào chỗ ngồi và tự kiểm tra trẻ xem có thiếu gì không, ngày nào tôi cũng nhắc 
nhở trẻ và cho trẻ thực hiện các thao tác đó nên bây giờ trẻ biết cất và lấy đồ 
dùng cá nhân của mình rất chủ động, thành thạo, không còn bị nhầm đồ dùng cá 
nhân của bạn nữa. Cô giáo cũng đỡ vất vả trong việc phân phát đồ cho cho các 
cháu. Phụ huynh rất vui, đồng tình và rất ủng hộ cô
Ví dụ: Giờ đón trẻ, tôi có thể thiết kế trò chơi “Tìm chỗ cho đồ dùng của bạn”, 
hay “Đồ dùng của bạn để ở đâu” để hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ; 
trò chơi “kể nhanh những công việc con có thể làm khi đến lớp hay trước khi ra 
về”
 Phụ lục 3: Minh chứng số 2
 Để giáo dục tính tự lập cho trẻ trong các giờ hoạt động học trên lớp tôi 
thường cho trẻ tự lấy và cất đồ dùng học tập của mình qua đó tôi thấy trẻ rất vui 
vẻ, hứng thú và luôn muốn học hỏi khám phá xem hôm nay được học những gì 
từ các đồ dùng mà cô giáo đã chuẩn bị cho mình.Tôi thiết kế nội dung học gần 
gũi với trẻ như: Bé làm gì để cơ thể luôn sạch sẽ, Bé sắp xếp đồ dùng cá nhân 
như thế nào dưới hình thức các trò chơi, khuyến khích trẻ học qua chơi, trẻ sẽ 
rất thích thú và tự giác tham gia vào hoạt động học. 
 Phụ lục 3: Minh chứng số 3
 * Hoạt động chơi ngoài trời:
 - Thông qua hoạt động ngoài trời, GV cho trẻ được trở thành những nhân 
vật mà bé rất thích được làm như “Nhà khoa học tí hon” để khám phá thông qua 
các thí nghiệm như “Vật chìm, vật nổi”, “Chất tan, chất không tan”, “Vật lăn 
được, vật không lăn được” hay “Nhà thám hiểm tí hon” để tìm hiểu về sự thay 
đổi của sự vật xung quanh (cây nẩy mầm, lớn lên, nở hoa) để trẻ được tự tìm 
hiểu, chủ động tham gia và tự khám phá trong hoạt động.
 Phụ lục 3: Minh chứng số 4
 - Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với những công việc 
ngoài thực tiễn như “làm bác nông dân”; “làm bác chăm vườn” để tự nhổ cỏ, lau 
lá, tưới cây... Thông qua hoạt động, trẻ tự lựa chọn đồ dùng, phương tiện phù 
hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: 
Nhặt lá rụng sân trường, nhặt rác bỏ vào thùng ráctôi chia trẻ ra thành các 
nhóm nhỏ cho trẻ tự chọn công việc mà mình thích mỗi nhóm 4-5 trẻ, nếu trong 
quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát thấy trẻ nào còn lúng túng thì tôi lại gần 
hướng dẫn và cùng làm với trẻ trò chuyện với trẻ về mục đích, ý nghĩa và công 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_3_4_tuoi.docx