SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập. Bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ giáo viên mầm non cần phối hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bản thân, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tập thể giáo viên trường mầm non Đại Kim đặc biệt chú trọng. Các cô không chỉ cho trẻ học trên lý thuyết mà còn cho trẻ được thực hành và rèn luyện thường xuyên những kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non”.
docx 29 trang lethu 20/05/2024 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài3
2. Mục đích của đề tài4
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài....4
4. Phương pháp nghiên cứu...4
5. Phạm vi ứng dụng .4
6. Thời gian nghiên cứu.4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................5
I. Cơ sở lý luận.....................................................................................................5
II. Thực trạng vấn đề ..........................................................................................6
1. Đặc điểm tình hình chung.................................................................................6
2. Thuận lợi ...........................................................................................................6
3. Khó khăn ...........................................................................................................6
III. Những biện pháp chính................................................................................7
1. Giáo viên nghiên cứu tài liệu và tự học .............................................................7
2. Xây dựng kế hoạch dạy kỹ năng tự phục vụ để phát triển tính tự lập ...............7
3. Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức.......................................10
4. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ..20
4.1. Tuyên truyền phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ..........................20
4.2. Phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ.......................21
IV. Kết quả đạt được..........................................................................................244
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.................................................................................266
1. Kết luận: ........................................................................................................266
1.1. Ý nghĩa:26
1.2. Bài học kinh nghiệm.26
2. Đề xuất kiến nghị:..........................................................................................266
PHỤ LỤC ..........................................................................................................27
 2/28 thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho 
rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập. Bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo 
ngại khó, sợ tốn thời gian (vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và 
có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”.
 Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ giáo viên mầm non 
cần phối hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát 
huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 
 Tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bản thân, từng bước 
hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà 
tập thể giáo viên trường mầm non Đại Kim đặc biệt chú trọng. Các cô không chỉ 
cho trẻ học trên lý thuyết mà còn cho trẻ được thực hành và rèn luyện thường 
xuyên những kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. Đó cũng là lí 
do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập 
cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non”.
2. Mục đích của đề tài:
 Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường 
mầm non 
 Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở 
trường mầm non 
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
 Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có 
liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
 + Phương pháp sử dụng phiếu điều tra an ket.
 + Phương pháp dùng lời nói.
 + Phương pháp sử dụng toán thống kê.
5. Phạm vi áp dụng:
 Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp mẫu giáo bé trong năm học 2016 - 2017.
6. Thời gian nghiên cứu:
 Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
 4/28 II. Thực trạng vấn đề:
1. Đặc điểm tình hình chung
 Trường chúng tôi nằm trên địa bàn Hà Nội. Nhiều năm liền trường đạt danh 
hiệu trường tiên tiến cấp quận. Năm học này trường phấn đấu giữ vững danh 
hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp quận. Trường có khung cảnh sư phạm khá đẹp 
và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” 
 Năm 2016 – 2017 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu 
giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Nguyễn Thị Thu Mơ và cô Cung Hồng Vân
 Trong lớp tôi, một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá 
hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ 
thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
 Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất 
băn khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:
2. Thuận lợi
- Trường luôn được sự quan tâm về mọi mặt của các cấp và phòng giáo dục . 
Nên mặc dù trường có 3 cơ sở cách xa nhau nhưng nhà trường luôn cố gắng 
trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để tạo điều kiện tốt nhất 
có thể cho việc dạy và học của cô và trò trong trường.
- Bản thân là giáo viên lâu năm, nhiệt tình, yêu nghề, có kinh nghiệm khá nhiều 
năm dạy lớp mẫu giáo bé, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè đồng 
nghiệp, có năng lực sư phạm.
- Trẻ đi học chuyên cần khá cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò 
không bị gián đoạn.
- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Một số phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập 
cho trẻ nên đã bước đầu rèn cho trẻ một số kỹ năng tự lập cơ bản từ khi trẻ 
chuẩn bị đi học
3. Khó khăn
- Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu 
như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
- Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà 
không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.
- Do lớp đông học sinh, lại có nhiều học sinh chưa có kỹ năng tự lập nên giáo 
viên ở lớp rất vất vả trong việc rèn nề nếp cho các con.
Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp sau:
 6/28 Kỹ năng giữ gìn 
 2 48 18 38 30 62
 vệ sinh
 Kỹ năng hỗ trợ 
 3 48 15 31 33 69
 người khác
 Qua khảo sát, tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản 
thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ năng hỗ trợ người khác 
còn rất ít trẻ đạt yêu cầu. Nhiều trẻ còn ỷ lại, dựa dẫm vào cô giáo trong lớp, 
nếu không có cô giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ không biết phải làm gì. 
 Không những vậy tôi còn lấy phiếu trưng cầu ý kiến phụ huynh, tôi đã đặt 
ra các câu hỏi có liên quan đến tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập cho 
trẻ và các phương pháp phụ huynh thường sử dụng để giáo dục tính tự lập cho 
con mình. 
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH:
 STT NỘI DUNG SỐ PH TỈ LỆ %
 1 Nhận thức về vai trò của Rất quan trọng 15/48 31%
 việc rèn tính tự lập cho trẻ Quan trọng 33/48 69%
 mầm non Không quan 0 0%
 trọng
 2 Độ tuổi thích hợp để rèn 2- 3 tuổi 21/48 44%
 tính tự lập 4-5 tuôi 27/48 56%
 Như vậy, đa số phụ huynh đều đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc giáo 
dục tính tự lập cho trẻ. Bởi những phụ huynh đã thường xuyên rèn luyện tính tự 
lập cho con mình tại gia đình, họ đều thấy trẻ rất mạnh dạn, tự tin trong mọi 
công việc hàng ngày trong gia đình cũng như ở những nơi công cộng khác. Tuy 
nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng đến khi trẻ lớn hơn ( 4-5 tuổi ) mới cần dạy trẻ 
các kỹ năng tự phục vụ để trẻ tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Một số phụ 
huynh có nhiều vướng mắc khi giáo dục tính tự lập cho trẻ là do thời gian dành 
cho trẻ còn hạn chế, trong nhiều gia đình thì không thống nhất được quan điểm 
giáo dục trẻ. Bố, mẹ thì muốn con tự làm những công việc vừa sức, nhưng ông, 
bà sợ cháu mệt thì làm hộ trẻ dẫn đến kết quả của việc rèn tính tự lập cho trẻ 
chưa thành công. Một số phụ huynh khác thì có ý kiến hoàn toàn nhờ cô giáo 
chủ nhiệm, chứ về nhà bố, mẹ nói trẻ không nghe lời.
 8/28

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_mau_giao.docx