SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng
Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống . Đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ, người lớn bên cạnh hay khi gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Giáo dục khả năng tự lập cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách, góp phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ để đào tạo những chủ nhân tương lai cho đất nước. Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực ban đầu về tính cách, phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác…Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động. Trẻ tự tin, tự kiểm soát, điều khiển hành vi của mình. Tính tự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy, giáo dục khả năng tự lập cho trẻ ở cấp học mầm non là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tam Hồng
3. Tác giả sáng kiến. - Họ và tên: Nguyễn Thị Thu - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam Hồng – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh phúc. - Số điện thoại: 0989565813 - Email: thuthuxinh@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu - Trường MN Tam Hồng - Huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu trong phạm vi nhà trường về thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 05 tháng 09 năm 2020 đến 25 tháng 05 năm 2021. 7. Bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lý luận. Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống . Đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ, người lớn bên cạnh hay khi gặp bất kỳ tính huống khó khăn nào. Giáo dục khả năng tự lập cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn hình thành nhân cách, góp phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ để đào tạo những chủ nhân tương lai cho đất nước. Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực ban đầu về tính cách, phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác... Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động. Trẻ tự tin, tự kiểm soát, điều khiển hành vi của mình. Tính tự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy, giáo dục khả năng tự lập cho trẻ ở cấp học mầm non là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. 7.1.2. Thực trạng của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Tam Hồng 2 quen trong sinh hàng ngày ở lớp. Bên cạnh đó, có những cháu nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích tự làm theo ý mình nên gây khó khăn cho tôi trong việc rèn nề nếp cho các cháu. Tổng số trẻ được khảo sát đầu năm: 28 trẻ, trong đó nữ 13 trẻ, nam 15 trẻ. Đánh giá kỹ năng tự lập của trẻ Trẻ thích nghi Trẻ biết làm Trẻ tự giác với các hoạt những việc đơn thực hiện các Thời gian Sĩ số động ở trường, giản tự phục vụ công việc lớp bản thân thường ngày ở lớp Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Tháng 9/2020 Chưa áp dụng 28 12 43 14 50 10 36 sáng kiến Nhận xét chung: - Trẻ thích nghi với các hoạt động ở trường, lớp của trẻ đạt: 43% - Trẻ biết làm những việc đơn giản tự phục vụ bản thân của trẻ đạt: 50% - Trẻ tự giác thực hiện các công việc thường ngày ở lớp của trẻ đạt: 36% Như vậy chất lượng tính tự lập của trẻ như: thích nghi với các hoạt động ở trường, lớp; Trẻ biết làm những việc đơn giản tự phục vụ bản thân; Trẻ tự giác thực hiện các công việc thường ngày ở lớp còn chưa cao. * Về giáo viên: Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự phục vụ lại rất hạn chế. Các hoạt động chưa thu hút trẻ, chưa phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, thiết kế các hoạt động rèn tính tự lập cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao. Hiệu quả đạt được phụ thuộc vào cách thức tổ chức và đổi mới hình thức, phương pháp vào tiết dạy ở trường, lớp mầm non. Nếu hoạt động giáo dục tổ chức còn cứng nhắc, cô giáo chỉ ôm đồm về kiến thức thì sẽ không phát huy được tính tự lập ở trẻ.; * Về phụ huynh: Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng về giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” trong các hoạt động, chưa có sự phối hợp với giáo viên tạo điều kiện đẻ trẻ được trải nghiệm những việc đơn giản khi ở nhà. Cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự lập trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “sốt ruột” và làm 4 Ví dụ: Ở góc phân vai tôi trang trí mô phỏng các nhân vật như đang làm bác sĩ, đang làm nội trợ với khung cảnh sinh động gần gũi quen thuộc với trẻ. Bên cạnh đó, tôi còn trang trí mảng “Bé tập làm nội trợ”, “gia đình” với các hình ảnh mô phỏng bé đang tự chải tóc, tự nhặt rau, quét nhà, tự mặc quần áo Qua cách bố trí, sắp đặt các mảng, các góc chơi hợp lí ở lớp mình, tôi nhận thấy trẻ hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn. Trẻ được trao đổi, giao lưu với nhau thoải mái mà không ảnh hưởng đến các góc khác. Trẻ có không gian riêng yên tĩnh để hoạt động. Thỏa mãn nhu cầu hoạt động, sáng tạo và tự lập của trẻ. Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ thì bản thân tôi không chỉ trang trí ở trong lớp mà còn trang trí ở hiên chơi và khu vực bên ngoài sân trường. Khu vực ngoài hiên tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên. Ở chính nơi này các bé được đắm mình thực sự trong thế giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút từ đó trẻ đã có thể cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách tự nhiên nhất. Môi trường vui chơi ngoài trời cũng được tôi lựa chọn để giúp trẻ có được sự tự lập cao. Ví dụ: Khi trẻ đang chơi mà không may bị ngã nhẹ, cô giáo không nên chạy lại đỡ trẻ ngay, cô nên khuyến khích trẻ, trẻ có thể tự đứng dậy không cần đợi cô hay cha mẹ tới đỡ, hoặc có thể bạn khác đẩy bạn mình ngã có thể chạy lại đỡ bạn lên và dẫn bạn lại chỗ cô. Bên cạnh đó, gia đình phải xây dựng cho trẻ những ý thức tự lập ngay từ sớm như: Trẻ tự chuẩn bị đồ để đi học, trẻ tự đi lấy sữa, tự lấy ba lô Hãy xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ. Từ cách xây dựng môi trường giáo dục đó mà lớp tôi đã hoạt động tích cực, tự giác, hứng thú, say mê không còn nhàm chán, rập khuôn và máy móc như trước nữa. Trẻ thích được tự làm những công việc đơn giản không còn dựa dẫm vào cha mẹ, cô giáo và người khác. Biện pháp 2: Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ. Như chúng ta đã biết ở bậc học mầm non thì hoạt động đón, trả trẻ là cơ hội để giáo viên- trẻ- phụ huynh được trao đổi những thông tin về những thói quen và tính tự lập. Vì vậy trước hết cô giáo phải có: Tác phong nhanh nhẹn, ăn mặc gọn gàng, lịch sự, trao đổi thân thiện với phụ huynh về những công việc của trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm một số việc đơn giản tự phục vụ bản thân. Thông qua giờ đón, trả trẻ giúp hình thành thói quen cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi qui định, nếu trẻ chưa làm được cô giáo sẽ nhắc nhở trẻ, khích lệ khi trẻ làm được. 6 nếp, thói quen biết lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định. Giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Biết làm những việc tự phục vụ mình, hình thành cho trẻ một thói quen tốt tự lập không ỷ lại vào người khác Ví dụ: Giờ hoạt động âm nhạc: Bài hát “ Vui đến trường” cô giáo dục trẻ trước khi đi học phải biết đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chuẩn bị đồ dùng để đi học. Giờ hoạt động khám phá môi trường xung quanh: Chủ đề bản thân các bộ phận cơ thể cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân biết rửa mặt, tắm, thay quần áo Hoạt động làm quen với tác phảm văn học: Bài thơ “ Mèo đi câu cá” Giáo dục trẻ biết chăm chi lao động tự phục vụ bản thân Trong giờ học đối với các hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học tôi cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi qui định. Ví dụ: Trong giờ học làm quen với toán tôi đã chuẩn bị rổ đồ dùng và bảng cho mỗi trẻ nhưng tôi đặt chung vào một bàn tôi cho mỗi trẻ lên lấy một rổ và một bảng về chỗ của mình để học. Sau khi học xong tôi cũng cho trẻ cất đồ dùng về đúng vị trí. Hay trong giờ học tạo hình cần đến hộp màu tôi thường nhờ trẻ chuẩn bị bàn học và hộp màu cho các bạn. Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì ở các đồ dùng đó, giờ học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Qua đó tôi còn rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy. Trẻ tự cất đồ dùng sau khi học xong Với biện pháp này đã giúp cho trẻ không còn nhút nhát mà rất mạnh dạn, tự tin, tính tự lập của trẻ được nâng cao rõ rệt. 100% trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào hoạt động hàng ngày, các hoạt động do tôi tổ chức đều đem lại kết quả cao. 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_mau_giao.doc