SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thái Hòa
Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập trong quá trình phát triển của trẻ 3-4 tuổi.Đánh giá tình hình hiện tại về việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.Tìm hiểu về các phương pháp và kỹ thuật giáo dục tính tự lập hiệu quả nhất cho trẻ 3-4 tuổi.Đề xuất các giải pháp để cải thiện hoặc tăng cường việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.
Mục tiêu của nghiên cứu này là giúp đưa ra các đề xuất và khuyến nghị cho giáo viên, phụ huynh và những người quan tâm đến việc giáo dục trẻ tính tự lập trong giai đoạn này, từ đó đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và phát triển toàn diện cho trẻ em.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thái Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Thái Hòa

2 nhiệm. Trẻ được học cách đảm nhiệm trách nhiệm của mình và thấy rằng hành động của mình có tác động đến những người xung quanh. Với những lợi ích vô cùng quan trọng như vậy, đề tài giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non sẽ giúp cho giáo viên và phụ huynh có thêm những cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ thông minh, tự tin và độc lậpMục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành vàphát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mangtính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy vàphát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấphọc tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụgiáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ. Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấuhiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳngđịnh mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằngngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻkhả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiệnquan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thànhcác kĩ năng sống sau này. Chính vì lí do trên mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non” áp dụng trong năm học này. 2. Mục đích của đề tài: Tìm hiểu về tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập trong quá trình phát triển của trẻ 3-4 tuổi.Đánh giá tình hình hiện tại về việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non.Tìm hiểu về các phương pháp và kỹ thuật giáo dục tính tự lập hiệu quả nhất cho trẻ 3-4 tuổi.Đề xuất các giải pháp để cải thiện hoặc tăng cường việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. Mục tiêu của nghiên cứu này là giúp đưa ra các đề xuất và khuyến nghị cho giáo viên, phụ huynh và những người quan tâm đến việc giáo dục trẻ tính tự lập trong giai đoạn này, từ đó đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và phát triển toàn diện cho trẻ em. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi 4 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự làm những việc của mình thật tốt dù không có ba mẹ, không có cô bên cạnh hay gặp bất kỳ tình huống khó khăn nào. Tính tự lập của trẻ được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh, kiên trì, có ý chí vươn lên trong mọi việc. Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiện mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹn và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác. Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơngiản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm. Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. 2.Cơ sở thực tiễn Vấn đề giáo dục khả năng tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi là một vấn đề quan trọng. Trên thực tế, tỉ lệ trẻ có khả năng tự lập và đạt khả năng tự lập ở mức độ tốt của trẻ 3 - 4 tuổi hiện nay là chưa cao. Bên cạnh đó, các biện pháp giáo dục khả năng tự lập của trẻ mà giáo viên và cha mẹ đang áp dụng chưa phù hợp với trẻ. 6 năng nhất định, các con rất chăm ngoan thông minh, nhanh nhẹn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giúp trẻ tiếp nhận nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ. Môi trường lớp của các bé rất khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ, tạo cho trẻ luôn có cảm giác hứng thú đi học. Trẻ đi học chuyên cần cao luôn đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn. Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. b. Khó khăn: Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự phục vụ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi có năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc, một phần cũng do áp lực từ phụ huynh. Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. Một số trẻ nói chưa rõ, nói ngọng: Quang Hải , Minh Khang, Phúc Hưng, Phúc Khang nên khó thể hiện được mong muốn hoặc ý định của mình Nhận thức của học sinh còn chậm dẫn đến việc rèn kỹ năng tự lập cho trẻ chưa đạt kết quả cao nhất. Nhiều gia đình bố mẹ đi làm cả ngày, con cái ở với ông bà hoặc người giúp việc nên trẻ quá được nuông chiều gây nên tính ỷ lại, ương bướng, không chịu làm. Nhiều phụ huynh thì lại nghĩ con mình còn quá non nớt chưa thể làm được việc gì cả nên không để trẻ tự làm lấy một việc dù là nhỏ nhất. c. Khảo sát khả năng tự lập của trẻ Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cấn thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM STT Nội dung giáo Tổng số Đạt Chưa đạt dục tính tự lập trẻ Số trẻ % Số trẻ % 1 Kĩ năng tự phục 20 8 40% 12 60% vụ bản thân 2 Kỹ năng giữ gìn 20 9 45% 11 55% vệ sinh 3 Kỹ năng hỗ trợ 20 7 35% 13 65% người khác 8 Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây. Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng đượcnhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đềtài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèntrẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa củahành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việcnào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ýthức cần có trong cuộc sống hàng ngày. 4.2.Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức. Ở tuổi lên ba trẻ đã hình thành và phát triển ý thức “Cái tôi” của mình, trẻtích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trongngày của trẻ. Vì vậy tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kếthợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ. Tôi thấy khi tới lớp trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất lên giádù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu những lần như vậy tôi luôn đứng bêncạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ “Minh Anh giỏi quá dây giày khó cởi thếmà con làm được rồi”. Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm nhưngrất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn. Nhưng tôikhông tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khíchtrẻ xúc cơm vào miệng khi nhai hết trong miệng “Quỳnh Trang giỏi quá đã tựxúc được cơm ăn rồi, con xúc ít một thôi nhé và phải nhai luôn không nên ngậmcơm mà sâu răng đấy”. Động viên trẻ chúng mình sắp trở thành người lớn cả rồi đấy. Tôi thiết nghĩ nếu tôi thấy sốt ruột việc trẻ mà làm hộ trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của cô trong mỗi giờ ăn. Hình ảnh 1: Trẻ tự cất dép lên giá Hình ảnh 2: Trẻ tự xúc cơm ăn Khi trẻ có nguyện vọng tự lập, mong muốn được làm việc có khi còn tỏ rabướng bỉnh. Những lúc đó tôi rất thông cảm và hiểu được “bướng bỉnh” ở lứatuổi này và không kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ. Khi trẻ thực hiện công việc đómất rất nhiều thời gian, không theo mong muốn của tôi, đôi khi còn bừa bãithậm chí còn hỏng việc. Song tôi vẫn luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệmcông việc. Như lớp tôi có một số trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào khay và đặtvào các bàn, nhưng loay hoay mãi không biết chia như thế nào, có khi còn chiathiếu, rồi làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịumà nhẹ nhàng đến bên trẻ dẫn trẻ vào từng bàn làm mẫu cách đếm bạn trong bànvà chia
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_mau_giao.docx