SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Bông Sen
Trong cuộc sống hiện đại trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách như các mối quan hệ với mọi người xung quanh, các tình huống xảy ra trong cuộc sống… mà cha mẹ, cô giáo không thể luôn ở cạnh trẻ, giúp đỡ trẻ trong mọi tình huống. Vì vậy việc dạy trẻ tính tự lập là rất quan trọng, nó mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Một đứa trẻ có tính tự lập là có thể tự chăm sóc bản thân, tự làm những công việc tự phục vụ cho bản thân mình như: Ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân…, biết cách giải quyết những khó khăn, thử thách gặp phải, trẻ mạnh dạn, tự tin và lạc quan trong cuộc sống, trẻ tạo dựng được những mối quan hệ tốt
Để trẻ có được tính tự lập ngay từ nhỏ thì người lớn, những người xung quanh trẻ như những người thân trong gia đình, cô giáo là người dìu dắt, hướng dẫn trẻ rèn luyện từ những điều những việc những hành động đơn giản xung quanh trẻ giúp trẻ từng bước trưởng thành. Một đứa trẻ trưởng thành có linh hoạt và khôn khéo, độc lập, quyết đoán, tự tin hay không là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện ngay từ nhỏ. Vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện tính tự lập cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên và các bậc cha mẹ phải thực hiện càng sớm càng tốt. Đây cũng là mục đích để tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu và đưa ra những biện pháp góp phần giúp đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng ngày càng hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tính tự lập từ nhỏ và có những hợp tác tích cực giúp trẻ tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ bên cạnh hay gặp bất kỳ tình huống khó khăn nào.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Bông Sen

Trang bị những kĩ năng sống cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Trong đó việc dạy trẻ tính tự lập là một đức tính quan trọng giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, quyết định một phần đến sự thành công hay thất bại của trẻ sau này. Hiện nay, nhiều gia đình chỉ có một đến hai con nên việc phụ huynh bao bọc con quá kĩ, sự nuông chiều của ông bà bố mẹ khiến trẻ ngày cảng ỉ lại, trẻ được ông bà, bố mẹ làm bất cứ thứ gì mà trẻ muốn, từ việc nhỏ nhất như xúc cơm, đi tất, mặc quần áoVà vì nhiều lý do như sợ con không làm được, nhìn con làm chậm chạp, ngứa mắt, sợ con làm hỏng đồ, gia đình có người giúp việc, nhiều bố mẹ Việt hiện đại vô tình quên mất việc dạy cho con tự làm, tự chăm sóc bản thân. Việc giúp đỡ con quá nhiều khiến trẻ dần mất đi khả năng tự lập vốn có của trẻ, cha mẹ đã vô tình cướp đi của con trẻ rất nhiều những việc mà lẽ ra nó phải là công việc và trách nhiệm của cá nhân trẻ. Làm trẻ không thích nghi kịp với môi trường xung quanh Trong cuộc sống hiện đại trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách như các mối quan hệ với mọi người xung quanh, các tình huống xảy ra trong cuộc sống mà cha mẹ, cô giáo không thể luôn ở cạnh trẻ, giúp đỡ trẻ trong mọi tình huống. Vì vậy việc dạy trẻ tính tự lập là rất quan trọng, nó mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Một đứa trẻ có tính tự lập là có thể tự chăm sóc bản thân, tự làm những công việc tự phục vụ cho bản thân mình như: Ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân, biết cách giải quyết những khó khăn, thử thách gặp phải, trẻ mạnh dạn, tự tin và lạc quan trong cuộc sống, trẻ tạo dựng được những mối quan hệ tốt Để trẻ có được tính tự lập ngay từ nhỏ thì người lớn, những người xung quanh trẻ như những người thân trong gia đình, cô giáo là người dìu dắt, hướng dẫn trẻ rèn luyện từ những điều những việc những hành động đơn giản xung quanh trẻ giúp trẻ từng bước trưởng thành. Một đứa trẻ trưởng thành có linh hoạt và khôn khéo, độc lập, quyết đoán, tự tin hay không là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện ngay từ nhỏ. Vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện tính tự lập cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên và các bậc cha mẹ phải thực hiện càng sớm càng tốt. Đây - Rèn luyện tính tự lập cho trẻ bắt đầu từ những kĩ năng cơ bản và thiết thực nhất. Đó chính là những kĩ năng giúp trẻ tự phục vụ bản thân mình, giáo viên dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân +Tự lập trong giờ ăn cơm: Đối với trẻ 3 tuổi khi ở nhà vẫn được ông bà, bố mẹ bế ẵm bón ăn , khi mới đến trường, nhiều trẻ còn chưa biết cách cầm thìa, chưa biết tự xúc ăn. Lúc này giáo viên sẽ rèn tính tự lập cho trẻ ngay bằng cách hướng dẫn trẻ cách cầm thìa, tự xúc cơm ăn. Lúc đầu trẻ xúc chưa quen sẽ bị rơi vãi nhưng dần dần trẻ sẽ xúc khéo léo hơn và tự giác xúc ăn ngoan . Khi ăn xong giáo viên hướng dẫn trẻ biết cất bát, cất bàn ghế vào đúng nơi quy đinh, ăn xong biết uống nước xúc miệng vào chỗ ngồi + Tự lập trong giờ ngủ: Giáo viên nhắc trẻ đi vệ sinh, lấy gối và tự giác về chỗ nằm của mình và thực hiện các nguyên tắc trong giờ ngủ. + Dạy trẻ tự lập trong các kĩ năng vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là điều bố mẹ và cô giáo cần dạy trẻ để trở thành em bé văn minh, tự lập. Dạy trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng bỏ rác đúng nơi quy định, nhặt rác xung quanh, dọn đồ chơi sau khi chơi xong,... + Dạy trẻ tự lập trong chăm sóc bản thân: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng mà giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết để rèn trẻ giúp trẻ biết cách giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho mình không những giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm phần nào, đỡ vất vả mà còn giúp trẻ sớm trở thành người có trách nhiệm. Giáo viên dạy trẻ cách nhận biết khi bị ốm, cách chăm sóc đơn giản khi ốm, cách chăm sóc bản thân: Tự đánh răng rửa mặt, thay quần áo, tự cất quần áo vào tủ, ăn uống hết suất, ăn đầy đủ chất, nhận biết và tránh xa các vật nguy hiểm, các nơi nguy hiểm - Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động lao động: Thông qua hoạt động lao động như nhổ cỏ chăm sóc cây, thu dọn đồ dùng học tập, lau dọn các góc chơi, vệ sinh môi trường lớp học, đòi hỏi trẻ phải tỷ mỉ, khéo léo từ đó phát triển cho trẻ tố thân. VD có thể khen động viên trẻ bằng câu: “ Con làm rất tốt”, “ Con làm được mà”, “ Việc này quá đơn giản với con đúng không”. - Luôn bên cạnh trẻ nhưng hạn chế sự giúp đỡ: Giáo viên luôn theo sát trẻ hướng dẫn, gợi ý để trẻ thực hiện và hạn chế sự giúp đỡ khi không cần thiết. Đừng vì thấy trẻ chậm chạp, long ngóng, sợ mất thời gian mà giáo viên làm hộ trẻ như vậy vô tình sẽ tạo cho trẻ có thói quen ỉ lại, chờ đợi ở người lớn. Hãy bên cạnh trẻ, hướng dẫn, động viên để trẻ có thể ngày càng làm tốt hơn và hình thành nhiều thói quen tự lập. - Không nên chỉ trích kết quả của trẻ: Tâm lý của trẻ nhỏ là luôn thích được khen vì vậy dù kết quả trẻ làm chưa tốt thì giáo viên vẫn nên động viên, khích lệ để trẻ cố gắng hơn chứ không chê bai, chỉ trích trẻ vì khi chê bai, chỉ trích trẻ trẻ sẽ cảm thấy mất niềm tin, cảm thấy mất giá trị bản thân, thấy thua kém những bạn khác, trẻ sẽ mất tự tin và không tích cực hợp tác trong các hoạt động. - Rèn tự lập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: Khi dạy trẻ tính tự lập giáo viên kiên trì dạy trẻ bắt đầu từ chính những việc đơn giản liên quan đến bản thân trẻ sau đó mới đến các hoạt động để trẻ giúp những người xung quanh như từ những việc đơn giản như tự xúc ăn, đi vệ sinh, tự lấy gối cất gối..đến giúp cô lau dọn vệ sinh, cất đồ dùng đồ chơi, tham gia các hoạt động lao động ngoài trời như nhổ cỏ, tưới cây, lau lá. - Khuyến khích và tôn trọng sự lựa chọn của trẻ: Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, lựa chọn là một năng lực quan trọng. Năng lực đó ở mỗi người đòi hỏi phải được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ. Giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra sự lựa chọn nằm trong phạm vi cho phép để tránh việc trẻ lựa chọn những điều mà không thể thực hiện được, giáo viên có thể gợi ý để trẻ tự chọn các hoạt động trẻ thích: Chơi gì, học gì.? Và khuyến khích trẻ thực hiện đến cùng. Trao đổi với phụ huynh để trẻ tự lựa chọn những việc đơn giản như: Hôm nay mặc gì? Ăn gì? Đi đâu chơi.Những lựa chọn này thường không quan trọng, nhưng sẽ tạo cho trẻ những BẢNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện So sánh Tiêu chí Đạt Không đạt Đạt Không đạt Tỉ lệ đạt tăng Kĩ năng tự phục vụ bản 64% 36% 95% 5% 31% thân Tích cực tham 41% gia các hoạt 59% 91% 9% 32% động lao động Đưa ra sự lựa chọn của 54% 46% 86% 14% 32% mình Qua số liệu của bảng trên cho thấy, sau quá trình ứng dụng đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non” tôi đã thu được những kết quả tốt, Số trẻ có kĩ năng tự phục vụ đã tăng 31%, trẻ tích cực tham gia các hoạt động lao động tăng 32%, trẻ có thể đưa ra sự lựa chọn của mình tăng 32%. Đặc biệt là trẻ linh hoạt, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ cô giáo giao cho, trẻ tự chủ hơn trong tất cả các hoạt động. Có thể nói qua việc rèn tính tự lập cho trẻ tôi thấy được đây là một kĩ năng cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có người lớn bên cạnh hay gặp bất kỳ tình huống khó khăn nào. + Hiệu quả kinh tế: Phụ huynh cảm thấy hài lòng với những thành công của trẻ, tin tưởng giáo viên và nhà trường, thông cảm, chia sẻ với những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi, ủng hộ cây hoa, cây cảnh cho trường lớp... + Hiệu quả xã hội: Trẻ càng ngày hứng thú tham gia vào các hoạt động của lớp, trẻ được thực hành, trải nghiệm được thỏa mãn nhu cầu tự lập và đặc biêt trẻ ngày càng mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_mau_giao.docx