SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp

Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về sự việc xung quanh mình cũng như cách hành động, xử lý đúng, an toàn nhằm bảo vệ bản thân mình. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.Vậy những trường hợp nào được cho là khẩn cấp? Với trẻ em đặc biệt là trẻ lứa tuổi 3 – 4 tuổi, độ tuổi trẻ rất muốn làm chủ hành động của mình, song song với điều đó chính là sự không an toàn và sẽ có rất nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra. Có những tình huống đặc biệt khẩn cấp đòi hỏi trẻ cần có kỹ năng để xử lý nhằm thoát khỏi nguy hiểm và theo tôi một số vấn đề khẩn cấp mà hiện nay các bậc phụ huynh quan tâm đó là: khi xảy ra thảm họa thiên nhiên, khi có người lạ tiếp cận, khi bị lạc, khi chơi một mình, khi bị thương…Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, trẻ đang phát triển rất nhanh về mọi mặt đó là tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và thẩm mỹ. Với trẻ, cuộc sống vô cùng nhiều màu sắc, bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ, mỗi điều mới mẻ trẻ học được đều mang lại niềm vui, sự hứng thú, sự say mê thích thú, nhưng chính tính tò mò, ham hiểu biết, thích làm chủ hành động của trẻ lại làm nảy sinh những nguy cơ không an toàn là những yếu tố tiềm ẩn mà không phải trẻ nhỏ nào cũng có thể nhận ra và biết hết về chúng. Thông qua các hoạt động giáo dục, cũng như chính bản thân trẻ được trải qua những tình huống trong thực tế trẻ mới có thể hình thành những thói quen, kỹ năng biết bảo vệ bản thân mình trong những trường hợp không an toàn.
doc 25 trang lethu 08/05/2024 1131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp
 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3– 4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những
 trường hợp khẩn cấp.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. Lý do chọn đề tài:
 Xã hội ngày nay, trẻ em không chỉ cần biết ăn, biết ngủ, biết học hành mà 
trẻ còn phải học những kỹ năng sống cần thiết, phải học cách làm sao để thích 
nghi với cuộc sống, làm sao để thích nghi với sự khắc nghiệt của môi trường và 
làm sao để biết tự bảo vệ bản thân mình khỏi những trường hợp nguy hiểm mà 
cuộc sống hiện đại phức tạp tạo nên, cũng như sự khắc nghiệt của thiên nhiên, 
thời tiết. Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự 
thoải mái nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con 
trẻ. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để 
biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những kỹ năng để ứng phó, 
để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở 
ngại, rủi ro trong cuộc sống. Điều này đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng xử lý để tránh 
được những nguy hiểm cũng như để bảo vệ chính bản thân mình.
 Đặc biệt, trẻ em từ 3 - 4 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải 
nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại 
chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu môi trường xung quanh, cũng như 
chưa có những kỹ năng cơ bản ban đầu để bảo vệ chính bản thân mình khỏi 
những nguy hiểm vì vậy, đã có rất nhiều câu chuyện vô cùng đáng tiếc xảy ra. 
Đó là tai nạn không ai mong muốn nhưng một thực tế không thể phủ nhận 
nguyên nhân có phần lớn trách nhiệm của người lớn. 
 Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không những có thể xảy ra ở nhà 
mà còn xảy ra ở bất cứ nơi đâu, thậm chí là trong trường mầm non, điểm trông 
giữ trẻ. Những trường hợp khiến các cháu tử vong như điện giật, ngã trong nhà 
vệ sinh hay bị đổ tủ đựng đồ và đè lên người đã không còn là những câu 
chuyện mới mẻ bởi lẽ nó xảy ra quá nhiều. Đó chính là hồi chuông cảnh báo sự 
an toàn của trẻ tại các trường mầm non đang ở tình trạng báo động và một lần 
nữa chúng ta lại thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ những kỹ năng sống 
cần thiết mà cụ thể đó chính là việc dạy trẻ những kỹ năng để trẻ biết bảo vệ bản 
thân mình.
 Đa số bố mẹ trẻ đều có chung một quan điểm đó là người lớn luôn có mặt 
trong những trường hợp khẩn cấp mà trẻ cần nên việc dạy trẻ là chưa cần thiết 
hoặc yêu cầu, cấm trẻ không lại gần và sử dụng các yếu tố có tính chất nguy 
hiểm. Từ quan điểm này, tôi thấy rất nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan, chưa 
chủ động trong việc dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân trong một số trường hợp 
khẩn cấp. Thực tế trong trường mầm non, nội dung dạy trẻ những kỹ năng cơ 
bản để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp đã được thực hiện nhưng 
 1/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3– 4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những
 trường hợp khẩn cấp.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận:
 Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về sự việc 
xung quanh mình cũng như cách hành động, xử lý đúng, an toàn nhằm bảo vệ 
bản thân mình. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh 
xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
 Vậy những trường hợp nào được cho là khẩn cấp? Với trẻ em đặc biệt là 
trẻ lứa tuổi 3 – 4 tuổi, độ tuổi trẻ rất muốn làm chủ hành động của mình, song 
song với điều đó chính là sự không an toàn và sẽ có rất nhiều tình huống nguy 
hiểm xảy ra. Có những tình huống đặc biệt khẩn cấp đòi hỏi trẻ cần có kỹ năng 
để xử lý nhằm thoát khỏi nguy hiểm và theo tôi một số vấn đề khẩn cấp mà hiện 
nay các bậc phụ huynh quan tâm đó là: khi xảy ra thảm họa thiên nhiên, khi có 
người lạ tiếp cận, khi bị lạc, khi chơi một mình, khi bị thương...
 Đối với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, trẻ đang phát triển rất nhanh về mọi mặt 
đó là tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và thẩm mỹ. Với trẻ, cuộc sống vô 
cùng nhiều màu sắc, bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu 
hút đối với trẻ, mỗi điều mới mẻ trẻ học được đều mang lại niềm vui, sự hứng 
thú, sự say mê thích thú, nhưng chính tính tò mò, ham hiểu biết, thích làm chủ 
hành động của trẻ lại làm nảy sinh những nguy cơ không an toàn là những yếu 
tố tiềm ẩn mà không phải trẻ nhỏ nào cũng có thể nhận ra và biết hết về chúng. 
Thông qua các hoạt động giáo dục, cũng như chính bản thân trẻ được trải qua 
những tình huống trong thực tế trẻ mới có thể hình thành những thói quen, kỹ 
năng biết bảo vệ bản thân mình trong những trường hợp không an toàn.
 Thực tế cho thấy rằng trẻ em nhận thức thế giới không chỉ bằng việc nghe 
những lời giảng giải mà trẻ học thông qua quá trình chúng hoạt động. Thông qua 
hoạt động, trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh, với mỗi bài học mới, nhận thức 
của trẻ mở mang thêm và chúng hiểu thêm về thế giới quanh mình từ đó có cách 
hoạt động phù hợp. Bên cạnh đó với tác động có chủ đích và được tổ chức một 
cách toàn diện của các giáo viên, với sự phát triển bình thường về mặt thể chất 
và trí tuệ, trẻ đều có thể nhận biết, tiếp thu cho bản thân những kỹ năng cần 
thiết để tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp nguy hiểm khẩn cấp mà 
người lớn chưa kịp giúp nhằm giải quyết được vấn đề mà vẫn đảm bảo an toàn 
hoặc thoát khỏi nguy hiểm. Vấn đề giáo dục trẻ có những kỹ năng biết bảo vệ 
bản thân trong các trường hợp khẩn cấp đang là một trong những kỹ năng sống 
được ngành giáo dục mầm non đặc biệt quan tâm.
 3/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3– 4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những
 trường hợp khẩn cấp.
bản thân trong trường hợp khẩn cấp phụ huynh còn chủ quan,chưa biết mức độ 
cần thiết và thực sự hiểu sâu của tầm quan trọng trong việc này.
III. Các biện pháp đã tiến hành:
 Để giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp, tôi 
mạnh dạn nêu lên một số biện pháp sau:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trong 
những trường hợp khẩn cấp:
 Xây dựng kế hoạch có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho việc thực hiện 
công việc một cách hiệu quả. Mỗi một giáo viên giỏi không những có kỹ năng 
sư phạm mà đòi hỏi phải biết lập kế hoạch làm sao với tình hình của lớp, có 
những biện pháp giáo dục nhằm phát huy được tính sáng tạo của mỗi cá nhân.
 Với tôi, một người giáo viên mầm non tôi luôn muốn dạy cho các con tất 
cả những kỹ năng mà mình có để các con có thể tránh mọi nguy hiểm. Đặc biệt, 
đối với chương trình học của trẻ 3 – 4 tuổi khó khăn đặt ra trong quá trình thực 
hiện đó là nội dung giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân chưa được xây dựng thành 
một môn học như các môn văn học, toán, tạo hình... Đồng thời những kỹ năng 
này đối với trẻ khá mới, trẻ chưa được cọ xát, nhưng nó lại chỉ là một nội dung 
giáo dục lồng ghép. Chính vì vậy khi giáo viên tổ chức hoạt động thì cô và trẻ 
còn bỡ ngỡ lúng túng, không biết lồng ghép, sắp xếp như thế nào để giáo dục trẻ 
biết bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp đạt được hiệu quả cao. Bản thân 
tôi là một giáo viên trẻ nên tôi lại càng thấy việc xây dựng các nội dung lồng 
ghép theo các chủ đề, sự kiện của từng tháng là rất quan trọng. Vì khi lập được 
một kế hoạch tốt tức là ta đã định hướng được những công việc cần làm. Từ đó, 
trong quá trình tổ chức thực hiện, giáo viên sẽ linh hoạt, chủ động, không bị 
lúng túng và cũng không sợ bỏ qua một công đoạn nào. Như vậy, hiệu quả của 
việc lồng ghép giáo dục kỹ năng cho trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn. 
 Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, phiên chế chương trình của các tháng và 
thời khóa biểu của lớp mẫu giáo bé tôi đã xây dựng lồng ghép các nội dung dạy 
trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp vào các tháng như 
sau: 
 Tháng Nội dung bài học Nội dung giáo dục
 9 - Bé làm gì khi có người lạ - Trẻ biết nói không khi có người lạ 
 đến đón? đến đón về.
 - Làm gì để tránh hóc sặc đồ - Trẻ không cho những đồ vật, đồ 
 chơi? chơi nhỏ vào mũi, miệng.
 - Bé chơi như thế nào để an - Trẻ biết phân biệt những đồ chơi 
 toàn? an toàn và không an toàn, biết 
 5/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3– 4 tuổi biết bảo vệ bản thân trong những
 trường hợp khẩn cấp.
 “Học đi đôi với hành” câu nói đó như một chân lý và được truyền từ thế 
hệ này qua thế hệ khác và cho tới tận bây giờ. Thật vậy, ở bất cứ độ tuổi nào, 
việc trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn, 
tự tin hơn. Bên cạnh việc lĩnh hội những kiến thức trên sách vở thì việc được 
thực hành, trải nghiệm là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ giỏi trên lý thuyết thì 
cũng không giải quyết được vấn đề gì bởi trong cuộc sống chỉ có kỹ năng, có 
hành động cụ thể mới quyết định được kết quả. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu có ý 
thức thích học tập, có khả năng lĩnh hội kiến thức tốt, tuy nhiên trẻ dễ nhớ 
nhưng mau quên vì thế khi được trải nghiệm thực tế trẻ không những rất hứng 
thú mà trẻ được cọ xát, áp dụng các kiến thức mà trẻ đã học vào những công 
việc, vấn đề thực tế, nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Cũng thông qua 
đó, trẻ không chỉ nhớ những kiến thức mà mình được học mà còn tạo cho trẻ sự 
tự tin, cũng như niềm vui khi được tham gia vào hoạt động trải nghiệm và dần 
hình thành ở trẻ những kỹ năng sống cần thiết.
 Để thực hiện được trường hợp này, tôi đã dẫn trẻ đi tham quan di tích lịch 
sử tại đình làng, sau đó tôi đã khéo léo tạo tình huống để một trẻ bị lạc ở đó (tuy 
nhiên vẫn dưới sự giám sát của giáo viên mà trẻ đó không hề biết). Tôi dẫn cả 
lớp tới địa điểm khác mà coi như trẻ trong lớp không ai bị lạc. Để trẻ thực hiện 
trải nghiệm tốt tôi mời cả bác bảo vệ và phụ huynh cùng vào cuộc. Tôi còn bố trí 
có giáo viên quay video ghi hình khi bắt đầu tới khu di tích, khi trẻ bị lạc, cách 
xử lý của trẻ. Qua theo dõi hành vi, thái độ, kỹ năng ứng xử của trẻ tôi thấy trẻ 
đã biết chạy tới bên bác bảo vệ nhờ giúp đỡ, trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ và 
đọc lại bác bảo vệ. Qua đó tôi nhận thấy trẻ đã nhớ những bài học mà tôi đã 
truyền thụ cho trẻ. Từ đó, tôi tiếp tục giáo dục những trẻ còn lại trong lớp qua 
cách xử lý của bạn hoặc hỏi những trẻ còn lại xem cách xử lý của bạn như vậy 
đã đúng chưa? 
 Hiện nay hỏa hoạn đang là vấn đề cấp bách của toàn gia đình và xã hội . 
Cháy có thể xảy ra ở bất cứ đâu như: trường học, bệnh viện, siêu thị, các khu vui 
chơi với sự diễn biến phức tạp và nguy hiểm của những ngọn lửa muốn thiêu 
rụi tất cả những gì chúng đi qua đã gây không ít lo ngại cho người dân trong thời 
gian gần đây. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến nhiều cơ sở sản 
xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển dẫn đến nguy cơ về 
cháy, nổ xảy ra cao. Những vụ hỏa hoạn đã làm thiệt hại rất nhiều về kinh tế tài 
sản và tính mạng con người. Vì vậy, tôi đã xây dựng tình huống để dạy trẻ kỹ 
năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Thông qua tình huống này trẻ sẽ nâng cao 
được ý thức cũng như kỹ năng phòng chống hỏa hoạn, đặc biệt giáo dục trẻ có ý 
 7/22

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi_biet_bao_ve_ban.doc