SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong Trường Mầm non Bột Xuyên

Việc giáo dục trẻ trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3 ”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3 - 4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so với các độ tuổi khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn là rất cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...” để nghiên cứu và áp dụng trực tiếp trên trẻ 3 - 4 lớp C1 do tôi phụ trách năm học 2020 - 2021.

docx 29 trang lethu 20/11/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong Trường Mầm non Bột Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong Trường Mầm non Bột Xuyên

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong Trường Mầm non Bột Xuyên
 2
hiểu biết cho trẻ về giáo dục cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không 
an toàn . Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp 
để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách 
có hiệu quả nhất.
 Cụ thể được thể hiện qua các giải pháp sau:
 + Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi:
 + Biện pháp 2: Sáng tác một số trò chơi, câu truyện, bài thơ, đồng dao 
để giúp trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
 + Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm.
 + Biện pháp 4:_Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ giáo viên đến các 
bậc phụ huynh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không 
an toàn.
 - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Ban giám hiệu nhà trường tham nưu với lãnh đạo địa phương tạo điều 
kiện về cơ sở vật chất để trẻ có môi trường hoạt động tốt nhất nhằm phát huy 
khả năng của trẻ.
 Thường xuyên to chức tập huấn cho giáo viên, tìm hiểu nâng cao kiến 
thức, kĩ năng về các phương pháp hướng dẫn trẻ nhận biết bà phòng tránh 1 
số nguy cơ không an toàn trong trường mầm non, đồng thời tổ chức các hoạt 
động để học hỏi đồng nghiệp, rút ra kinh nghiệm lẫn nhau từ đó có phương 
pháp giáo dục tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến:
 Qua gần một năm nghiên cứu, áp dụng “ Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 
tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn ”, bản thân tôi 
đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
 * Đối với giáo viên:
 - Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và dạy các kỹ năng sống 
phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ.
 - Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, 
linh hoạt trong các hình thức tổ chức đạt hiệu quả.
 - Tạo mọi điều kiện tốt nhất, gần gũi với trẻ và trao đổi với phụ huynh 
để phát triển các kỹ năng sống cho trẻ.
 * Đối với cha mẹ học sinh:
 - Các bậc cha mẹ đã có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ 4
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài.
 Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự 
thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con 
trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như 
bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi 
trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được 
những hoạt động của mình: chạy, nhảy,..việc hướng cho trẻ những việc an 
toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy 
ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. 
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó 
được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối 
nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ 
bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống 
muôn màu.
 Việc giáo dục trẻ trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn 
cho trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Giáo 
dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ 
năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm 
sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an 
toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên 
cạnh đó ở giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3 
”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện 
vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3 - 
4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém 
so với các độ tuổi khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn 
là rất cao.
 Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài“ Một số biện pháp giáo dục trẻ 
3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong 
trường mầm non... ”để nghiên cứu và áp dụng trực tiếp trên trẻ 3 - 4 lớp C1 
do tôi phụ trách năm học 2020-2021.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng 
nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm 
non...”nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết linh họat, biết cách phòng 
tránh những nguy hiểm, giúp trẻ nhanh nhạy, biết vận động nhận thức cũng 6
mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi phải được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh 
nguy cơ không an toàn để trẻ được phát triển toàn diện. Để làm được việc đó 
thì cần phải có thời gian, có biện pháp, thường xuyên luyện tập cho trẻ với sự 
cộng tác của người lớn và bạn bè.
Với những lý do trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 
tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận 
biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...” để 
làm đề tài nghiên cứu.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 2. 1. Thực trạng vấn đề:
 Qua nhiều năm giảng dạy trẻ tôi thấy trẻ 3 - 4 tuổi còn chưa có kỹ năng 
nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Khả năng phòng tránh những 
nguy hiểm với xung quanh còn hạn chế. Trẻ còn thiếu kỹ năng vẫn còn thụ 
động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy hiểm, không biết cách 
bảo vệ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến 
việc những kỹ năng cho trẻ và chưa thường xuyên trò chuyện với từng trẻ để 
phát triển các kỹ năng sống trong thực tế. Do chương trình dạy trẻ kỹ năng 
sống lồng ghép trong các hoạt động khác nên trẻ chưa có nhiều cơ hội để thực 
hành tình huống. Một tiết học diễn ra khoảng 20 - 25 phút nên giáo viên chưa 
có nhiều cơ hội để cung cấp nhiều kỹ năng sống cho trẻ.
 Từ thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở mình phải làm gì để giúp 
trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ được tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn 
nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận 
biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...
 Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp MGB 3-4 
tuổi với số cháu là 26 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận 
lợi và khó khăn sau:
 2.2. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về 
cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh.
 + Tạo điều kiện về trang thiết bị dụng cụ, đồ dùng dạy học để giáo viên 
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
 + Cho tôi được đi học lớp bồi dưỡng về một số kỹ năng sống để giúp trẻ 
làm quen với một số kỹ năng trong cuộc sống mà trẻ hay gặp phải.
 + Dự kiến tập một số kỹ năng sống ở một số trường điểm, học hỏi kinh 
nghiệm của chị em đồng nghiệp. 8
 Bảng khảo sát trẻ đầu năm học
 STT NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ
 Đạt Chưa đạt
 Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón. 
 16/26 10/26
 1 Biết nói không khi có người lạ cho quà, 
 = 61% = 39%
 bánh, rủ đi chơi.
 Trẻ không đến gần những đồ dùng gây 
 bỏng: súng bắn keo, nồi cháo, nồi canh, 19/26 7/26
 2
 phích nước, bếp đang đun.không chạm tay = 73% = 27%
 vào các o điện, nguồn điện. ...
 Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt. không 15/26 11/26
 3
 cười, đùa. = 58% = 42%
 4 Không sử dụng các đồ dùng, vật dụng sắc 20/26 6/26
 nhọn. Không cho các đồ vật nhỏ vào = 77% = 23%
 miệng, mũi,tai
 Không tự ý lấy thuốc uống. 21/26 5/26
 5
 = 81% = 19%
 Không leo trèo bàn, ghế, lan can... 17/26 9/26
 6
 = 65% = 35%
 Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước 
 18/26 8/26
 7 trơn. Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, 
 = 70% = 30%
 giếng nước, hố vôi.) khi được nhắc nhở
3. Các biện pháp:
Từ những lý do thực tế về nguy cơ không an toàn đối với trẻ nêu trên, tôi đã 
không ngừng học hỏi tìm tòi và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau:
 *Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi:
 - Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ kỹ năng để nhận biết và phòng tránh 
nguy hiểm phù hợp với độ tuổi là một điều quan trọng trong quá trình thực 
hiện Chương trình giáo dục trẻ. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp 
thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt 
động. Giáo viên thiết kế các hoạt động dễ dàng hơn. Bản thân tôi trong quá 
trình nghiên cứu Chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý lứa 
tuổi 3-4 tuổi và cùng đồng nghiệp xây dựng phiên chế thì tôi thấy việc đưa các 
nội dung giáo dục về an toàn cần phù hợp với độ tuổi. Thời gian tổ chức của 
nội dung phù hợp với độ tuổi không quá dài, không quá ngắn, nó đảm bảo các 
yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó,trẻ biết những hành động, những 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi_ky_nang_nhan_bie.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn t.pdf