SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi thể hiện tình yêu thương thông qua các hoạt động trong Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển

Sau khi áp dụng những biện pháp tác động giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, trẻ lớp tôi đã có những biến đổi rất tích cực về mặt tâm lý. Hầu hết trẻ đều tự tin thể hiện tình cảm với mọi người, trẻ dần biết rung động trước cái đẹp của những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ dần tiếp cận những tình cảm của người thân, bạn bè, tình cảm với hàng xóm, láng giềng, trẻ đã biết hỏi han quan tâm tới mọi người xung quanh và còn mạnh dạn, chủ động tham gia các hoạt động xã hội vào những ngày hội ngày lễ ở trường, lớp cũng như địa phương trẻ sinh sống. Trẻ đã cười nói nhiều hơn và dần thể hiện được cá tính của mình so với các bạn khác.Và đáng mừng hơn giờ đây trong mắt trẻ khái niệm về “cô giáo” là một người mà trẻ rất yêu quý và kính trọng. Thật hạnh phúc khi các con gọi cô bằng tiếng “Mẹ” thiêng liêng.
doc 25 trang lethu 20/05/2024 2391
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi thể hiện tình yêu thương thông qua các hoạt động trong Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi thể hiện tình yêu thương thông qua các hoạt động trong Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi thể hiện tình yêu thương thông qua các hoạt động trong Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Khoa học huyện Thanh Trì.
 Ngày Trình độ 
 Nơi Chức 
 Họ và tên tháng năm chuyên Tên sáng kiến
 công tác danh
 sinh môn
 Một số biện pháp giúp trẻ 
 Mầm non B 3-4 tuổi thể hiện tình yêu 
 Phan Thị Giáo Trung 
 14/01/1993 thị trấn Văn thương thông qua các hoạt 
 Bích Ngọc viên cấp
 Điển động trong trường mầm 
 non
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục mẫu giáo.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/09/2022.
 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 + Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thể hiện tình 
yêu thương thông qua các hoạt động trong trường mầm non”.
 + Mục đích của sáng kiến: Chỉ ra được các biện pháp giáo dục trẻ thể hiện 
tình yêu thương giúp trẻ biết thể hiện tình yêu thương đối với bạn bè và mọi 
người xung quanh.
 + Biện pháp: 
 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động 
giáo dục tình yêu thương cho trẻ.
 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học tạo không gian gần gũi, ấm 
áp, thân thiện với trẻ .
 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ biết thể hiện tình yêu thương thông qua các hoạt động.
 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh làm tốt công tác giáo dục tình yêu 
thương cho trẻ.
 + Kết quả triển khai, áp dụng sáng kiến
 + Kết luận và khuyến nghị
 - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có.
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 3
hoặc áp dụng thử nếu có: SKKN giúp trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, góp 
phàn hình thành nhân cách cho trẻ.
 Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Ngày Nơi 
 Chức Nội dung công 
TT Họ và tên tháng năm công Trình độ
 danh việc hỗ trợ
 sinh tác
 Phối hợp cùng 
 Mầm 
 Giáo thực hiện trang 
 non B 
 Đoàn Thị viên lớp trí môi trường 
 1 8/10/1983 thị trấn ĐHSPMN
 Hường MGB lớp học, kết hợp 
 Văn 
 C2 tổ chức các hoạt 
 Điển
 động
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Thanh Trì, ngày. thángnăm 2023
 Người nộp đơn
 Phan Thị Bích Ngọc 1
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá 
trị sống có tính chất phổ biến toàn thế giới, đó là giá trị trách nhiệm, khoan 
dung, giản dị, khiêm tốn, hòa bình, hạnh phúc, thương yêu, hợp tác, tôn trọng, tự 
do, trung thực, đoàn kết. Trong đó, giá trị yêu thương là nhìn nhận mọi người 
theo hướng tích cực hơn. Giá trị yêu thương (phát triển tình cảm xã hội) còn 
nằm trong năm mặt giáo dục phát triển toàn diện của trẻ. Và tình yêu thương 
làm cho bạn được hạnh phúc. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu người 
nhận nhưng không làm nghèo đi người chia sẻ nó. Tình yêu thương, sự chia sẻ 
đã mang đến hạnh phúc cho con người.
 Tờ Toronto Star báo cáo về một cuộc nghiên cứu đã đi đến những kết luận 
tương tự “Trẻ em lớn lên mà không được ôm, âu yếm hay vuốt ve sẽ có mức 
hoóc môn gây căng thẳng cao hơn bình thường”. Quả thật, bị bỏ bê về thể chất 
trong thời thơ ấu có thể làm ảnh hưởng nghiệm trọng lâu dài đến chức năng học 
tập và trí nhớ . Không khó phân biệt một đứa trẻ được yêu thương hay không. 
Một đứa trẻ được yêu thương, được nâng niu tôn trọng hay không, đó là khi ta 
quan sát thấy chúng có vui vẻ, hồn nhiên, tự tin và thân thiện với mọi người hay 
không. Còn khi ta nhìn thấy một đứa trẻ nhút nhát, hay sợ hãi, có nét mặt u 
buồn, hay tấn công người khác thì đó chắc chắn là một đứa trẻ không được yêu 
thương đầy đủ hoặc có vấn đề về thần kinh, tâm lý. Trẻ con không biết đóng 
kịch, lớn lên trong cảnh giàu sang mà không được cha mẹ yêu thương trẻ cũng 
ngơ ngác, bơ vơ, sầu khổ. Vì nhu cầu lớn nhất của trẻ chính là được thương yêu.
 Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối 
hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn 
và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ 
của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, 
đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Chính sự vô 
tâm, thờ ơ của người lớn đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. Hiện nay 
cha mẹ trẻ thường để cho con chơi một mình, xem điện thoại, tivi nhiều, trẻ chỉ 
chăm chú đến những thiết bị công nghệ mà không quan tâm đến những người 
xung quanh, kể cả khi ông bà, bố mẹ bị ốm trẻ vẫn thờ ơ, hay bạn bị trượt ngã 
trẻ cũng không giúp bạn đứng dậy.
 Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật 
gốc Việt về bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người 
chờ được chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương 
khô của mình, cậu bé lại lặng lặng bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi 3
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Tình yêu thương là một trong những cảm xúc không thể thiếu của con 
người, con vật. Nó thể hiện nên cảm xúc, tình cảm, từ đó con người có thể 
hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và có sự gắn bó liên kết với nhau hơn. 
Tình yêu thương chính là sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm mà mọi 
người dành cho nhau thông qua những lời nói, hành động, cử chỉ. Nó làm cho 
mọi người gần gũi với nhau hơn. Khi các con biết chia sẻ giúp đỡ, quan tâm 
đến người khác thì các con cũng sẽ nhận lại đc sự chia sẻ, quan tâm và giúp 
đỡ của mọi người.
 Yêu thương cũng là bài học đầu tiên mà mỗi đứa trẻ cảm nhận được ngay 
khi lọt lòng mẹ tuy nhiên để các em thể hiện được nó, bạn hãy chỉ cho con thực 
hành. Biết kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn trẻ em, chia sẻ giúp đỡ bạn 
bè, người khó khăn. là cách thể hiện tình yêu thương giản dị mà chân thành. 
Ngay cả việc bé biết nghe lời người lớn, chăm ngoan học tập cũng là cách bé 
biết yêu thương bố mẹ rồi. Những hành động nhỏ nhưng thể hiện tình yêu 
thương sâu sắc, hãy khuyến khích các em làm việc đó.
 Điều quan trọng là bé biết cách vận dụng nó ngay trong cuộc sống hằng 
ngày để cha mẹ, ông bà, mọi người xung quanh cảm nhận được. Với tâm lí trẻ 
nhỏ rất nhạy cảm, tinh tế, vì vậy các em sẽ biết cách thể hiện sự yêu thương một 
cách linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
 Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có
cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố
mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc
áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có
sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà 
tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành 
vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè, gia 
đình và với những người xung quanh. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn 
thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi 
trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Việc giáo dục trẻ biết thể hiện tình yêu thương đã được nhà trường chú 
trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ.
 Trong quá trình thực hiện, do yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật 
chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên, tôi đã gặp phải 
những thuận lợi và khó khăn sau: 5
 * Kết quả: Qua khảo sát, tôi thấy trẻ lớp tôi đa số chưa bết chia sẻ, quan 
tâm tới mọi người xung quanh.
 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 3.1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt 
động giáo dục tình yêu thương cho trẻ.
 * Mục đích: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân, lồng ghép giáo dục 
tình yêu thương vào tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 * Cách thực hiện:
 Khi thực hiện một việc nào đó, để đạt được kết quả như mong muốn, điều 
quan trọng nhất là bản thân phải tự cố gắng học hỏi nâng cao trình độ chuyên 
môn. Tôi đã tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng qua chị em đồng nghiệp, 
sách báo, tập san, tham gia các buổi kiến tập chuyên đề do phòng giáo dục và 
nhà trường tổ chức. Từ đó tham gia và lắng nghe những ý kiến đóng góp, rút 
kinh nghiệm, áp dụng vào tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là các hoạt 
động dạy trẻ kỹ năng sống, giá trị sống.
 Ngoài ra, tôi còn tìm và tham khảo một số cuốn tài liệu như: Tâm lý học trẻ 
em của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết , Tự do và yêu thương của tác giả Tôn Thụy 
Tuyết, phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của tác giả Nguyễn 
Công Khanh, và tìm hiểu trên các kênh giáo dục như VTV2, VTV7, qua mạng 
Internet.
 Tôi hiểu rằng: Muốn giáo dục tình yêu thương cho trẻ, giáo viên mầm non 
chúng ta cần:
 - Lắng nghe và hiểu tâm lý của trẻ.
 - Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung 
quanh (Người thân trong gia đình, hàng xóm, cô giáo, bạn bè và đặc biệt là các 
bạn có hoàn cảnh khó khăn, cây cối, động vật, )
 - Tôn trọng sự khác biệt của trẻ, hoàn cảnh gia đình, đồ đạc.
 - Dạy trẻ biết cách giải quyết xung đột – Nghĩ bằng trái tim – Cư xử bằng 
trái tim.
 - Là tấm gương sáng giàu lòng yêu thương trẻ em.
 - Giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép vào tất cả các hoạt động.
 * Kết quả: Tôi đã có những hiểu biết sâu hơn cách thức giáo dục tình yêu 
thương cho trẻ, từ đó đưa ra các cách thức tổ chức và lồng ghép giáo dục tình 
yêu thương vào các hoạt động cho trẻ hiệu quả.
 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học tạo không gian gần gũi, 
ấm áp, thân thiện với trẻ.
 * Mục đích: Để trẻ cảm nhận được lớp học như là ngôi nhà thứ hai của 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi_the_hien_tinh_ye.doc