SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non

Hiện nay rất nhiều trường đã đưa nội dung giáo dục trẻ sử dụng các nguồn năng lượng một cách tiết kiệm hiệu quả song kết quả chưa cao vì chính bản thân một số giáo viên còn chưa hiểu biết về các nguồn năng lượng và ý nghĩa của việc tiết kiệm các nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, việc tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ còn gặp nhiều lúng túng. Thiết nghĩ, giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học, đặc biệt cần phải được quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và quốc gia, giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cả cộng đồng. Công tác giáo dục này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm giúp trẻ phát triển tư duy, hình thành nhân cách thói quen, kĩ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường. Thực tế, ở các trường mầm non, tiết kiệm năng lượng mới chỉ được đưa vào một số tiết học và hoạt động ngoại khóa, giáo viên chưa thực sự khéo léo trong việc lồng ghép thường xuyên vấn đề giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào trong các bài giảng. Ý thức tiết kiệm năng lượng chưa hình thành trong cộng đồng học sinh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi đưa ra những biện pháp để giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường mầm non. Với mong muốn trang bị cho trẻ những kiến thức tối thiểu để trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm làm hành trang cho cuộc sống hiện tại và sau này. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non”.

doc 22 trang lethu 08/05/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại trường mầm non
 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại 
trường mầm non
 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn ngốc chủ 
yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái đất. Năng lượng bao gồm: 
Điện, nhiên liệu ( xăng, dầu, rơm rạ, gas, củi, than....). Năng lượng mặt trời, năng 
lượng gió, năng lượng nước. Hiện nay, năng lượng tiêu thụ phổ biến ở các trường 
học thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái 
tạo đang có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó nhu cầu sử dụng năng lượng của con 
người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội. Nếu con người chỉ 
biết sử dụng mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ bị cạn kiệt, dẫn 
đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng tới sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và 
cuộc sống của con người, chưa kể đến những hậu quả khác của sự cạn kiệt dầu khí 
trong lòng trái đất. Vì vậy, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là một trong 
những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.
 Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ngày nay đang là xu hướng chung 
của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, từ các 
quốc gia phát triển đến cá quốc gia đang phát triển. Việc sử dụng năng lượng tiết 
kiệm, hiệu quả cũng là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia đồng thời cũng là biện 
pháp quan trọng góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu hiện nay mà trước hết đó là 
vấn đề môi trường. Xây dựng những hành vi thói quen cho trẻ về việc tiết kiệm và 
sử dụng năng lượng một cách hợp lý ngay khi còn nhỏ là một việc làm hết sức quan 
trọng. Khi trẻ hiểu và thực hiện theo đó như một thói quen sẽ giúp trẻ sau này lớn 
lên có ý thức trách nhiệm với chính hành động của mình hơn “Hành động nhỏ- Ý 
nghĩa lớn”. Khi trẻ hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc phải tiết kiệm năng lượng 
trẻ sẽ tự giác hành động để điều đó sẽ không phải là “bắt buộc” trẻ “phải” thực 
hiện. 
 Hiện nay rất nhiều trường đã đưa nội dung giáo dục trẻ sử dụng các nguồn 
năng lượng một cách tiết kiệm hiệu quả song kết quả chưa cao vì chính bản thân 
một số giáo viên còn chưa hiểu biết về các nguồn năng lượng và ý nghĩa của việc 
tiết kiệm các nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, việc tích hợp nội dung sử dụng năng 
lượng tiết kiệm, hiệu quả vào dạy trẻ còn gặp nhiều lúng túng. Thiết nghĩ, giáo dục 
trẻ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc 
đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học, đặc biệt cần phải được quan tâm ngay từ lứa 
tuổi mầm non góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước 
mắt cũng như lâu dài của gia đình và quốc gia, giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác 
 2/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại 
trường mầm non
năng lượng tái tạo và năng lượng mới chưa được sử dụng rộng rài, giá thành còn 
cao. Việc sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm được nhà nước 
và chính phủ quan tâm và chú trọng. 
 Chính vì vậy việc giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng trong trường 
mầm non rất cần và phải thực hiện có hệ thống. Giáo viên phải giúp trẻ hiểu được 
tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, giảm mức tiêu thụ 
năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử 
dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cho các hoạt động sản xuất, 
học tập và sinh hoạt.
 2. Thực trạng vấn đề 
2.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường được nhà nước tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ 
và hiện đại. Các trang thiết bị phục vụ việc chăm sóc, giáo dục trẻ đầy đủ như: máy 
tính, máy chiếu, máy in, điều hòa, bình nóng lạnh, đèn điện,
 - Giáo viên trong lớp nhiệt tình với công việc, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi 
và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, ngoài việc nghiên cứu tài liệu nâng cao trình 
độ chuyên môn cũng như phương pháp truyền thụ dạy trẻ hoạt động góc.
 - Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo 
dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học
tập và thực hành tiết kiệm năng lượng qua nhiều việc làm phong trào, hoạt động 
như: tiết kiệm điện nước khi ra khỏi phòng, khóa nước, tắt nước khi không dùng. 
Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm trò chơi, câu chuyện về tiết kiệm năng 
lượng để dạy cho trẻ.
 - Trẻ MGB mạnh dạn, tự tin thích tham gia vào các hoạt động đặc biệt là 
hoạt động góc.
 - Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh trong việc đóng góp các 
nguyên vật liệu đã qua sử dụng.
2.2. Khó khăn:
 - Trình độ tiếp thu của trẻ còn chưa đồng đều.
 - Cơ sở vật chất : Đồ dùng trang thiết bị hiện đại song còn bị lỗi, hỏng,..
 - Đa số trẻ sống trong điều kiện kinh tế nên quen với việc sử dụng thoải mái 
các nguồn năng lượng, chưa có ý thức tiết kiệm.
 4/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại 
trường mầm non
 - Để nâng cao ý thức và hành vi tiết kiệm điện trong sử dụng năng lượng, tôi 
cùng trẻ đã xây dựng nội qui sử dụng điện, nước trong lớp bằng cách: 
 + Trẻ có thể vẽ hoặc dùng kí hiệu riêng để qui định việc sử dụng tiết kiệm 
điện nước trong lớp.
 Các biển cấm
 6/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại 
trường mầm non
 + Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
 + Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
 - Lợi ích năng lượng sức nước :
 + Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gổ.
 + Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
 Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch 
khi cần thiết ( làm vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miệng và đi vệ sinh...), 
không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng phí. Dạy trẻ câu 
khẩu hiệu ” giọt nước quí hơn vàng”
 Có thể nói, việc lựa chọn nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm 
hiệu quả và lồng ghép vào nội dung giáo dục trẻ theo các tháng giúp giáo viên có 
điều kiện, cơ sở để giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
b. Tích hợp nội dung GDSDNLTKHQ trong một ngày ở trường mầm non
 Chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non của trẻ bao gồm rất nhiều hoạt 
đông, như: 
 - Giờ đón- trả trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi, giờ ăn, hoạt động 
chiều. Do vậy, tôi đã lựa chọn khéo léo hình thức, phương pháp để tích hợp nội 
dung GDSDNLTKHQ đến trẻ một cách phù hợp nhất, để trẻ vừa được học, trải 
nghiệm, hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả mà không gò 
bó, áp đặt nặng nề đến trẻ. Cụ thể như sau:
* Hoạt động học: 
 Bên cạnh việc chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non thì hoạt động học 
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ. 
Đối với trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi, tôi lựa chọn hoạt động khám phá khoa học với những 
đề tài gần gũi trong đời sống hàng ngày của trẻ để lồng ghép giáo dục nội dung sử 
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Cụ thể một số đề tài như:
 + Trò chuyện về nhu cầu sử dụng điện ở gia đình, ở lớp.
 + Bé cần làm gì để tiết kiệm năng lượng?
 + Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở gia đình và lớp học.
 + Lợi ích của năng lượng mặt trời.
 Tôi đã lựa chọn đề tài, sử dụng các hình ảnh minh họa sinh động, tạo điều 
kiện để trẻ được trải nghiệm trong mỗi tiết học.
 8/22 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại 
trường mầm non
 - Cô hướng dẫn và cho trẻ thực hành: Tắt đèn, tắt quạt: tắt, mở ti vi, máy 
tính
* Hoạt động vui chơi: 
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trẻ “học mà chơi, 
chơi mà học”, thông qua chơi, trẻ được trải nghiệm và lĩnh hội những vốn kinh 
nghiệm cho bản thân trẻ. Do đó, tôi đã khéo léo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử 
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào giờ hoạt động vui chơi cho trẻ, để trẻ vừa 
được chơi, vừa được trải nghiệm, trẻ hứng thú, từ đó hình thành thói quen sử dụng 
năng lượng tiết kiệm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể như:
 Cho trẻ quan sát hành vi sử dụng điện, nước tiết kiệm và không tiết kiệm, nước 
trong lớp.
Ví dụ : Cho trẻ quan sát 
 • Hành vi trẻ lấy nước uống nhiều, không uống hết liền đổ đi .
 • Trẻ rửa tay xả vòi nước to, trong quá trình xoa xà phòng, rửa tay chưa xả xà 
 phòng vòi vẫn mở .
 • Cả lớp xuống sân tập thể dục, trong lớp không có ai mà đèn vẫn sáng , quạt 
 vẫn chạy .
 • Lớp bật điều hòa nhưng mở cửa ra vào, cửa ban công, cửa nhà vệ sinh, cửa 
 phòng kho,,..
 • Trong kho không sử dụng nhưng vẫn đật điện.
+ Cho trẻ thảo luận và đưa ra các qui định khi sử dụng điện nước, điều gì làm, điều 
gì không nên làm và nhắc nhở các bạn trong lớp cùng thực hiện. 
 Ví dụ :Lấy nước uống vừa đủ, không lấy thừa tránh đổ đi lãng phí. 
+ Cho trẻ lựa chọn những đồ dùng sử dụng điện, xăng, dầu, ga trong đồ chơi gia 
đình....
+ Xem tranh phân biệt hành vi đúng, sai trong sử dụng năng lượng... 
* Vệ sinh trước khi vào lớp:
 - Trước khi trẻ rửa tay vào lớp - sau khi dạo chơi, giáo viên hỏi trẻ, cách làm 
thế nào để tiết kiệm nước (vặn vòi nước vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước. Rửa 
gọn gàng, không làm nước vung bẩn ra ngoài máng nước, sử dụng vừa đủ xà 
phòng...)...
* Giờ ăn cơm:
 - Ăn xong trẻ đánh răng, uống nước: nhắc trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy 
cốc hứng nước, lấy nước uống vừa đủ.
 10/22

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_3_4_tuoi_su_dung.doc