SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả

Trẻ mầm non nói chung, trẻ 3-4 tuổi nói riêng có nhu cầu phát triển về thể chất cũng như trí tuệ, trẻ thích làm theo những công việc của người lớn, đặc biệt là những việc vừa sức trẻ, tuy nhiên khả năng của trẻ còn nhiều hạn chế nên các kỹ năng và thói quen của trẻ phụ thuộc vào người lớn( bố , mẹ và cô giáo). Vì vậy rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng và thói quen vệ sinh là đã góp phần rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, hình thành nhân cách con người và những hành vi văn minh trong giao tiếp, ứng xử. Nhờ vậy trẻ sẽ bị ít gặp trở ngại, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ sẽ phát triển tính tích cực cho trẻ, khi có kỹ năng vệ sinh trẻ sẽ có ý thức giữ vệ sinh thân thể, mặt mũi, chân tay, quần áo, đầu tóc, trẻ có thái độ tự giác hơn trong đảm bảo môi trường sạch đẹp văn minh. Trong những năm qua việc dạy trẻ có những thói quen vệ sinh còn nhiều hạn chế nên có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ .Với yêu cầu nâng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hiện nay trên thực tế có rất nhiều căn bệnh diễn ra hết sức nguy hiểm, dẫn đến tử vong như bệnh:” tay chân miệng”, “ Bệnh da lạ” Vì vậy, dạy trẻ có thói quen vệ sinh là việc làm mà cô giáo mầm non cần phải quan tâm và chú trọng để góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
docx 15 trang lethu 08/05/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả
 hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng dẫn rèn luyện 
thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo
 Song trong thực tế, trẻ còn nhiều hạn chế về khả năng và thao tác vệ sinh cá 
nhân như : Chưa có ý thức giữ vệ sinh môi trường, còn vứt rác bừa bãi, chưa có thói 
quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, hoặc trẻ chưa biết cách rửa tay, lau 
mặt... Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 
tuổi nói riêng vì đây là lứa tuổi trẻ còn nhỏ. Là một giáo viên phụ trách lớp trẻ 3-4 
tuổi- người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ tôi 
nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn 
thói quen vệ sinh cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy tôi luôn canh 
cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những 
gì? .Để rèn cho trẻ cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất. Với lòng yêu nghề 
mến trẻ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những giải pháp giúp trẻ có sức khỏe tốt, 
cơ thể phát triển cân đối, hài hòa.Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài 
“Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi đạt hiệu quả ” 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận
 Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm 
mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen 
văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với 
bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là 
một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành 
và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần 
dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói 
quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh 
như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức 
cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích 
cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói 
quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá 
hành động vệ sinh của mình, của bạn Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện 
hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể 
chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.
 Trẻ mầm non nói chung, trẻ 3-4 tuổi nói riêng có nhu cầu phát triển về thể 
chất cũng như trí tuệ, trẻ thích làm theo những công việc của người lớn, đặc biệt là 
những việc vừa sức trẻ, tuy nhiên khả năng của trẻ còn nhiều hạn chế nên các kỹ Sau khi nghiên cứu và định hình được một số biện pháp dạy trẻ biết vệ sinh 
cá nhân của trẻ, tôi bắt tay ngay vào công việc với việc làm đầu tiên là khảo sát thực 
trạng vệ sinh cá nhân của trẻ ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát tôi nhận thấy đa 
số trẻ trong lớp đều là trẻ mới đến trường nên chưa có nề nếp vệ sinh cá nhân. Dựa 
trên một số tiêu chí cần đạt, tôi thống kê thành bảng khảo sát thực trạng trẻ dưới đây:
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẺ
 Trước khi áp dụng
 Chỉ tiêu Số trẻ đạt %
 Số 
 1.Kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi 
 trẻ 8 20
 vệ sinh
 35
 2. Kỹ năng lau mặt và lau miệng trước và 
 sau khi ăn 12 30
 3. Trẻ ho, hắt hơi và có mũi dùng giấy hoặc 
 khăn ,cánh tay để che và lau miệng 5 14
- Do gia đình còn chiều con, không cho con làm hoặc sợ còn làm chưa được nên các 
kỹ năng vệ sinh cá nhân của trẻ còn thấp.
*Thuận lợi:
- Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán 
bộ, học sinh và giáo viên trong trường nên rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công 
tác y tế học đường được hoạt động tốt.
 - Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Trung tâm Y tế huyện , 
trạm y tế xã, phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm. Các đồng chí luôn tạo điều kiện động 
viên quan tâm đến phong trào của nhà trường; 
- Trường đã có y tế học đường và có phòng y tế 
- 100% trẻ ăn bán trú
- Trẻ được theo dõi cân đo sức khoẻ theo định kỳ
- Có đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ vệ sinh cá nhân. 
* Khó khăn:
- Trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giữ gì vệ sinh cá
nhân, trẻ hay quên, hay đòi nghịch với xà phòng và nước khi ra nhà vệ sinh.
 - Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế trong việc “vệ sinh cá nhân 
cho trẻ” phụ huynh không hiểu rõ các bệnh có thể lây nhiễm do vệ sinh kém. vứt đồ chơi lung tung, khi mọi thứ trong lớp điều được sắp xếp theo đúng chỗ quy 
định.
 Ngoài ra giáo viên cần làm một số sách, tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở 
góc thư viện. Các hình ảnh trong sách, tranh phải rõ ràng, màu sắc tươi sáng, ngộ 
nghĩnh hấp dẫn với trẻ. Cô cần tạo môi trường gần gũi, phong phú bằng các hình ảnh 
ngộ nghĩnh tại bồn rửa tay hay trang trí góc vệ sinh cho trẻ.
* Đồ dùng, dụng cụ vệ sinh
Trong tất cả các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động vệ sinh thì 
đồ dùng trực quan đóng vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao 
kết quả và ý thức vệ sinh cho trẻ. 
Ví dụ: Cô dạy các cháu úp ca cốc thì lớp phải có giá để cốc và cốc cho trẻ thực hiện 
úp, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ 
nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. 
Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh cho trẻ ngay từ đầu năm học tôi 
đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với nhà trường bổ sung 
thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt động.
3.2Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác chăm sóc - 
vệ sinh cho trẻ.
 Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo bé có thói quen 
trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức 
chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học 
hỏi các tài liệu có liên quan đến vấn đề vệ sinh để áp dụng vào dạy trẻ. Giáo viên 
phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ.
Thói quen vệ sinh cần rèn luyện. Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp , giáo viên 
cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau: 
 • Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đánh răng.
 • Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ 
 bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch..
 • Trẻ tự mặc quần áo, biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng 
 sạch sẽ.
 • Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau bàn 
 ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
 • Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
 • Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống 
 văn minh. Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài 
theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và hứng thú ở trẻ.
Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi sử dụng 
truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì Gấu con hay ăn kẹo, bánh 
mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng.
( Hình ảnh 3,4:gấu con bị sâu răng, bé tập đánh răng...)
 Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, 
phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ tôi cho trẻ 
đọc bài thơ “Giờ ăn”:
 Giờ ăn đến rồi Xúc cho gọn gàng
 Vào bàn bạn nhé Chớ có vội vàng
 Nào thìa, bát, Cơm rơi, cơm vãi.
Hay với bài thơ “Bé ơi”
 “Bé ơi nhớ nhé Bạn ơi nhớ nhé
 Giờ ăn đến rồi Quay ra đằng sau
 Rửa tay sạch sẽ Tay che miệng mũi
 Trước khi ăn cơm Nếu không như thế
 Bé ngồi ngay ngắn Sẽ mất vệ sinh
 Mời cô, mời bạn Bạn bè cười chê
 Cùng bé xơi cơm Chẳng đẹp tí nào
 Nếu có hắt hơi Bé ơi nhớ nhé”
 Đồng thời cũng có thể kết hợp một số bài hát như “ Khám tay”, “Tập rửa mặt”, 
“Thật đáng yêu”...qua đó trẻ vui vẻ mạnh dạn và hứng thú hơn với giờ học.
3.4 Biện pháp 4: Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục
 Giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh: Tổ chức hoạt động vệ 
sinh là cách thức tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là 
trang bị cho trẻ những tri thức chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác 
thực hiện trong từng hành động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn, làm cơ sở để 
luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm 
nhỏ từ 8 – 10 trẻ vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi 
ngủ trưa Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sử dụng 
các dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân (vật thật) 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre_3_4_t.docx