SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non

Đối với trẻ mầm non, việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen, hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ hàng ngày. Như chúng ta biết da của trẻ mềm, mỏng, nhiều mạch máu, dễ bị tổn thương, nếu không giữ cho da luôn sạch, trẻ có thể mắc các bệnh ngoài da như: Ghẻ, trốc, mụn, nhọt... và đặc biệt là bệnh tay chân miệng căn bệnh mà hiện nay chưa có thuốc để chữa mà chỉ phòng bệnh là chính. Những điều đó làm bản thân tôi trăn trở và bằng mọi cách tôi sẽ có hướng giáo dục cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt và phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, để giáo dục trẻ các kỹ năng và thao tác vệ sinh cá nhân, giúp trẻ nhớ hết các thao tác rửa tay, rửa mặt, xúc miệng, đánh răng... không phải là việc làm đơn giản. Công việc này mất tương đối nhiều thời gian mỗi ngày. Nếu giáo viên không khéo léo có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động khác. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cho trẻ.
doc 8 trang lethu 20/05/2024 3320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non
 Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong 
trường mầm non
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
 Đối với trẻ mầm non, việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ 
khỏe mạnh, có thói quen, hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm 
này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của giáo viên, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho 
trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các 
điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ hàng ngày. 
 Như chúng ta biết da của trẻ mềm, mỏng, nhiều mạch máu, dễ bị tổn thương, 
nếu không giữ cho da luôn sạch, trẻ có thể mắc các bệnh ngoài da như: Ghẻ, 
trốc, mụn, nhọt... và đặc biệt là bệnh tay chân miệng căn bệnh mà hiện nay chưa 
có thuốc để chữa mà chỉ phòng bệnh là chính. Những điều đó làm bản thân tôi 
trăn trở và bằng mọi cách tôi sẽ có hướng giáo dục cho trẻ nhằm hình thành cho 
trẻ những thói quen tốt và phòng chống bệnh tật.
 Tuy nhiên, để giáo dục trẻ các kỹ năng và thao tác vệ sinh cá nhân, giúp trẻ 
nhớ hết các thao tác rửa tay, rửa mặt, xúc miệng, đánh răng... không phải là việc 
làm đơn giản. Công việc này mất tương đối nhiều thời gian mỗi ngày. Nếu giáo 
viên không khéo léo có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động khác. Đây là một 
hoạt động rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cho 
trẻ.
 Do đó, cần nhắc nhở và giáo dục trẻ cần thực hiện thường xuyên và đều 
đặn, vấn đề đặt ra là làm thế nào để trẻ có thể nhớ hết các thao tác vệ sinh và 
thực hiện được một cách thuần thục, không làm mất thời gian cho các hoạt động 
khác ở trường và quan trọng hơn trẻ có thể thực hiện vệ sinh đúng thao tác ở 
mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà và ra ngoài xã hội. Để thực hiện điều đó, đòi 
hỏi giáo viên mầm non không chỉ nắm vững kiến thức về chăm sóc vệ sinh cá 
nhân cho trẻ mà cần phải kiên trì luyện tập, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức và 
điều quan trọng là có sự phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
a. Đặc điểm tình hình.
- Nhà trường có 2 điểm trường, khu I nằm ở thôn I, khu II là khu trung tâm nằm ở 
thôn II. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trường vừa được đầu tư xây lại 
khu I, II khang trang, rộng rãi và được đầu tư trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy 
và vui chơi của các cháu. Năm 2015- 2016 trường được công nhận là trường 
chuẩn Quốc gia mức độ I.
- Với quy mô toàn trường có 13 lớp với tổng số trẻ toàn trường là 450 trẻ, trong 
đó có 4 lớp mẫu giáo lớn, 2 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 2 lớp nhà trẻ. 
 2/29 Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong 
trường mầm non
* Học sinh:
- Trẻ có sức khỏe, nền nếp thói quen tốt trong các hoạt động
- Các cháu có cùng độ tuổi
- Các cháu chăm ngoan, lễ phép, đi học đều, một số trẻ mạnh dạn thích được tham 
gia vào các hoạt động.
* Phụ huynh
- Phụ huynh rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối hợp với giáo 
viên trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
c. Khó khăn
- Nhiều trẻ trong lớp chưa qua lớp nhà trẻ nên còn nhút nhát và chưa quen với 
các kỹ năng tự phục vụ. Vì thế việc giáo dục trẻ các nề nếp thói quen vệ sinh cá 
nhân, hành vi văn minh gặp nhiều khó khăn. 
- Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, vốn hiểu biết 
cũng như việc hình thành các kỹ năng của trẻ cũng rất chênh lệch nhau, một số 
cháu còn hay nghỉ học nên gặp khó khăn trong việc cung cấp kiến thức và rèn 
luyện cho trẻ.
- Phần đông số trẻ trong lớp là con em lao động ở nông thôn, có mức thu nhập 
tương đối thấp, chưa có điều kiện chăm sóc tốt, nhiều trẻ có thể lực chưa đạt yêu 
cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây tôi đã suy nghĩ và đề ra một số 
biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường 
mầm non như sau: 
3. CÁC BIỆN PHÁP
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng vệ sinh cá nhân của trẻ
3.2. Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành thao tác 
chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ
3.3. Biện pháp 3: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ thông qua các hoạt động 
trong ngày 
3.4. Biện pháp 4: Tăng cường động viên khen gợi, nêu gương trẻ trước lớp 
3.5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục vệ sinh cho trẻ. 
4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
* Về phía giáo viên
- Bản thân tôi nắm rất chắc nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục vệ sinh cá 
nhân cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn cho trẻ thói quen vệ 
sinh nên việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ được thực hiện thường xuyên, 
liên tục, đạt hiệu quả cao.
 4/29 Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong 
trường mầm non
và đặc biệt giúp giáo viên duy trì thói quen, kỹ năng thực hiện thao tác vệ sinh 
cho trẻ khi ở nhà.
 PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
 Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ luôn có thể 
lực khoẻ mạnh, phòng chống lại các loại bệnh tật. Trẻ khoẻ mạnh, ít ốm đau là 
niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và xã hội. Tuy nhiên muốn trẻ luôn giữ gìn cơ 
thể sạch sẽ cần phải phải giúp cho trẻ ý thức thức được tầm quan trọng của việc 
giữ gìn cơ thể sạch sẽ, rèn luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. 
Muốn trẻ có thể tự giác vệ sinh được nhất thiết trẻ phải biết thực hiện tác thao 
tác vệ sinh như thế nào. Muốn vậy những người chăm sóc giáo dục trẻ ( Phụ 
huynh và giáo viên) cần phải tập luyện cho trẻ những thao tác vệ sinh một cách 
thành thạo. Nhiệm vụ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh không phải là 
nhiệm vụ riêng của giáo viên hay của phụ huynh mà đây là trách nhiệm chung 
của những người chăm sóc giáo dục trẻ.
 Bên cạnh đó khi trẻ có thể thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh cá 
nhân trẻ sẽ hình thành thói quen vệ sinh và có những hành vi văn minh cho bản 
thân và cho xã hội.
 Qua kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục vệ sinh cá nhân 
cho trẻ đạt kết quả tốt tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ dẫn, 
truyền cho trẻ những kinh nghiệm. Muốn giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, việc đầu 
tiên là người giáo viên phải có tâm huyết, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, phải nắm 
rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Đây chính là cơ sở đầu tiên để giúp người giáo 
viên vượt qua mọi khó khăn trong sự nghiệp giáo dục.
 Cần chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mạng 
Internet,Trau dồi học hỏi chuyên môn từ đồng nghiệp, mạnh dạn trao đổi với 
đồng nghiệp để tìm ra phương pháp, biện pháp mới linh hoạt sáng tạo hơn. Đồng 
thời mạnh dạn áp dụng những phương pháp trong chương trình GDMN mới 
trong các tập san, chuyên đề vào quá trình giáo dục và rèn luyện các thao tác 
chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 Thực hiện đúng chương trình, thời gian biểu, nâng cao chất lượng giảng 
dạy ở các môn học và các hoạt động như: Hoạt động góc, chăm sóc vệ sinh cá 
nhân, hoạt động ngoài trời, lao động tự phục vụ, lồng ghép tích hợp các nội 
 6/29 Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong 
trường mầm non
 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục mầm non 3-4 
tuổi. Bộ giáo dục và đào tạo năm 2007.
 2 . Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa, Nguyễn Ánh Tuyết: Tâm lí học trẻ 
em lứa tuổi mầm non ( từ lọt lòng đến 6 tuổi ). Nhà XBGD năm 1994.
 3. Nguyễn Hoàng Yến, Nguyễn Ánh Tuyết: Những điều cần biết về sự 
phát triển của trẻ thơ. Nhà xuất bản sự thật năm 1992. 
 4. Tuyển chọn thơ ca, chuyện kể câu đố cho trẻ mầm non – NXB Giáo 
dục Việt Nam. 
 5. Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong 
trường mầm non - NXB Giáo dục Việt Nam.
 8/29

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre_mau_g.doc