SKKN Một số biện pháp giúp học tốt hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong ngành giáo dục, Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là những mầm xanh tương lai đất nước, là giai đoạn vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách con người. Giai đoạn này là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều ở giai đoạn bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình đây là những bước phát triển đầu tiên về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm. Phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh là cơ sở lí luận và cách thức tổ chức hoạt động của trẻ mầm non nhằm giúp trẻ dễ thích ứng với môi trường, hiểu biết môi trường, tích cực tham gia cải tạo môi trường, thỏa mãn nhu cầu phát triển của bản thân trẻ. Đặc biệt, ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng, việc dạy trẻ khám phá về môi trường xung quanh giữ vị trí rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Xác định được tầm quan trọng như vậy, bản thân tôi là một giáo viên dạy trẻ 3-4 tuổi, tôi luôn tìm tòi, học hỏi, bằng mọi phương pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
doc 15 trang lethu 08/05/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học tốt hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học tốt hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp giúp học tốt hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc, ngành giáo dục nói 
chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng luôn đổi mới hình thức, phương pháp, 
nội dung dạy học để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Chương trình 
giáo dục mầm non mới cho phép người giáo viên phương pháp giáo viên phát huy 
hết khả năng sáng tạo của mình, vận dụng những hiểu biết, những kiến thức khoa 
học, kinh nghiệm của bản thân vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. “ Xung quanh 
chúng ta có bao điều kì lạ, mà ta mới biết chẳng được bao nhiêu”. Chúng ta không 
thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy tất cả mọi thứ nhưng chúng 
ta lại luôn có khát vọng mong muốn được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. 
Nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện rất sớm. 
 Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh .Trẻ rất 
vui sướng khi tự mình khám phá ra một điều gì đó rồi tự rút ra kết luận bằng 
những nguyên liệu và đồ vật thật . Từ những khám phá nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ 
những biểu tượng về môi trường tự nhiên : Cây cỏ , hoa lá , các hiện tượng tự nhiên 
.Ví dụ như : Khi trẻ 3 - 4 tuổi trẻ thường hay đặt câu hỏi về thế giới xung quanh 
như “ Vì sao cây bị héo ?” “ Vì sao lá cây bị ướt ?” “ Con bướm sinh ra như thế nào 
?”Cách học trắc nghiệm trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm non và 
là một trong những nhiệm vụ của công tác đổi mới giáo dục mầm non hiện nay .
 Thông qua việc cho trẻ khám phá, tìm hiểu , đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực 
các giác quan . Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát , khả năng phân 
tích , so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính xác, 
những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể và sinh động hấp dẫn 
hơn .
 Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện ở trẻ rất tích cực, trẻ rất 
thích thú khi được quan sát hoặc thử nghiệm những hoạt động khám phá . Vì vậy 
chúng ta những giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích tạo điều kiện giúp 
trẻ được khám phá trải nghiệm.
 Tuy nhiên , nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc , nội 
dung cho trẻ khám phá thử nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn 
giản , gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện . Với những lý do 
trên tôi đã mạnh chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học tốt hoạt động khám phá 
môi trường xung quanh cho trẻ 3 – 4 tuổi” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh 
nghiệm của mình. 
 1/10 2.1 Thuận lợi:
 Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng 
nghiệp luôn tạo điều kiện cho tôi xây dựng các hoạt động khám phá về môi trường 
xung quanh.
 Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn yêu nghề 
mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, luôn năng cao vai trò tự học tập, nghiên cưu, 
tìm tòi những phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, chịu khó học hỏi, 
sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin. Luôn tìn tòi và tự làm một số đồ dùng 
đồ chơi để phục vụ tiết dạy.
 Trẻ lớp tôi ham học hỏi, chăm ngoan thích khám phá những điều mới lạ.
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường đầy đủ và hiện đại, các lớp học đều được 
trang bị đầy đủ các trang thiết bị điện tử.
2.2. Khó khăn:
 Bản thân chưa mạnh dạn xây dựng các hoạt động khám phá vào kế hoạch 
hoặc nếu có xây dựng thì còn mang tính hình thức, khuôn khổ, gò bó.
 Phụ huynh học sinh còn chưa dành thời gian quan tâm nhiều đến việc học 
của con em mình. Trẻ lại đi học không đều lên kiến thức hay bị dán đoạn.
* Kết quả khảo sát thực tế đầu năm: ( 30 trẻ )
 TT Tiêu chí đánh giá Đạt CĐ
 1 Khả năng quan sát 47 % 53 % 
 2 Khả năng so sánh 33 % 67 %
 3 Khả năng phân loại 53 % 47 %
 4 Khả năng phán đoán 43 % 57 %
 5 Thao tác thử nghiệm 43 % 57 %
 6 Khả năng giao tiếp 50 % 50 %
 7 Khả năng suy luận 40 % 60%
3 Biện pháp thực hiện
a. Xây dựng môi trường trong lớp học và môi trường ngòai lớp học để trẻ có 
điều kiện tự mình khám phá môi trường xung quanh
 Môi trường lớp học có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, là nơi trẻ 
tiếp xúc hàng ngày để trẻ học tập và vui chơi. Vì hoạt động vui chơi là hoạt động 
chủ đạo của trẻ mẫu giáo.Tôi đã chủ động xây dựng các góc cho trẻ hoạt động 
phong phú, trang trí hấp dẫn với nhiều nguyên vật liệu mở. Trẻ được học mà chơi- 
chơi mà học. Trẻ có cơ hội thực hành trải nghiệm và học hỏi nhiều thứ. Trẻ có cơ 
hội chủ động hơn trong các giờ hoạt động đồng thời trẻ có thể cùng nhau hợp tác 
 3/10 Ví dụ: Khi dạy về con cá. Cho trẻ quan sát con cá ở chậu. Tại sao cá có mồm
mà không thưa? Vậy mồm cá biết làm gì? Bạn nào lên đây cho cá ăn? Chúng mình
cùng xem cá ăn như thế nào? Bây giờ cô cháu mình cùng mời cá ăn nhé. 
 Phát triển kỹ năng xã hội nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ biết
hợp tác thoả thuận chia sẻ kinh nghiệm để đạt được mục đích giao tiếp. Đặc biệt
chú trọng rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, giáo dục trẻ có thái độ hình thành 
tình cảm đạo đức, ứng xử, hành vi, thói quen. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “ Cây 
xanh”. Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Khi xác định đúng mục 
đích yêu cầu đến các hoạt động tôi xác định rõ từng loại tiết để có phương pháp 
giáo dục phù hợp như: Loại tiết về đồ vật, động vật, thực vật, quê hương đất nước.
Gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu tiết học. Dùng nhiều biện pháp cho trẻ
được trải nghiệm, hành động và tìm kiếm. Tôi đặt câu hỏi kích thích trẻ quan sát
vào đối tượng, hành động về những đối tượng mà trẻ quan tâm đến
 Ví dụ: Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có hai
càng to, tám chân Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “các con có biết con cua nó đi như
thế nào không? Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ, cua có 
mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng. Như vậy không những trẻ biết được 
cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết môi trường sống của chúng, cách vận 
động. (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơ thể ra sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát rễ 
hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt. Trong hoạt động khám phá 
tôi lồng ghép tích hợp các môn khác như: Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học để 
trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn. Ví dụ: Trong tiết 
dạy làm quen với động vật sống dưới nước. Tôi cho trẻ thi “đố vui” hai đội ra câu 
đố cho nhau và giải câu đố đội bạn. (Ảnh 4)
c. Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua các hoạt động khác
 Việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh không chỉ được thực hiện 
trong tiết học mà ngoài tiết học cũng nên được tổ chức nhằm cho trẻ được trải 
nghiệm ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài tiết học sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không 
gò bó
 *Giờ đón và trả trẻ: Trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề sự kiện liên quan
 Ví dụ: Trong chủ điểm thế giới động vật tôi trò chuyện cùng trẻ con biết
những con vật gì biết bay? Những con vật gì sống trong gia đình 2 chân, 2 cánh và 
đẻ trứng? Tôi còn giao nhiệm vụ cho trẻ như các con về hỏi bố mẹ anh chị xem
những con vật nào trong gia đình có 4 chân và đẻ con? Trẻ hứng thú trao đổi 
Đối với phụ huynh tôi phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, vật thật và 
 5/10 Con gì bắt chuột rất tài
 Mắt xanh, lông mượt, râu vài sợi cong
 Khi đói cơm tép là xong
 Vươn vai ngủ dậy, lưng khòng, miệng “meo”?
 Trẻ đoán ngay được đó là con mèo, nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con 
mèo được chính xác là nó bắt chuột rất tài, có mắt xanh, lông mượt, râu cong, 
miệng kêu “ meo meo”.
 Cho trẻ làm quen với một số đồ dùng gia đình:
 Miệng tròn, lòng trắng phau phau
 Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày
 Là những gì?
 Trẻ trả lời đó là cái bát, cái đĩa. Nhưng trẻ lại biết thêm cái bát, cái đĩa ngoài 
miệng tròn, lòng trắng còn đựng được cơm, rau, thịt hàng ngày.
d. Biện pháp sử dụng các trò chơi thực nghiệm cho trẻ
 Trong khám phá môi trường xung quanh việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm 
đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở 
trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán 
đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,....chính vì vậy mà phương pháp sử dụng các 
trò chơi thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá môi trường 
xung quanh.
 Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt
* Mục tiêu:Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn ,ánh sáng và nước mới sinh trưởng 
*Chuẩn bị:Một vài hạt đậu tương, đậu đen2 Khay nhỏ, một ít đất,bình nước tưới.
* Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào 
khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng 
ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 
ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay 
không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng trên.
* Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng 
và tưới nước đầy đủ sáng có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và ngược lại 
cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.
 Ví dụ 2: Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước.
 * Chuẩn bị: Đồ dùng bao gồm: Các mẩu gỗ, bi sắt đường kính 3 - 4cm, thìa 
inox, cục nam châm, một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch. Đồ chơi: Thuyền 
giấy, lá mít trẻ đã gấp từ trước, những quả bóng nhựa, đồ chơi nhựa.
 7/10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_tot_hoat_dong_kham_pha_moi_tr.doc