SKKN Một số biện pháp giúp phát triển vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non xã Tân Triều
Trẻ em học các kỹ năng vận động khi chúng lớn lên theo nhiều cách khác nhau. Trong đó kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng sử dụng các cơ nhỏ để điều khiển ngón tay và bàn tay thực hiện nhiều nhiệm vụ như cầm nắm cơ bản cho đến vẽ tranh, viết chữ hay tô màu. Trẻ thực hành các chuyển động lặp đi lặp lại không chỉ giúp duy trì các kỹ năng trong thời gian dài mà còn tạo cơ hội cho trẻ hiểu cách quản lý các giác quan trên toàn cơ thể, chẳng hạn như thính giác, thị giác hay khứu giác. Đây là một cách tuyệt vời để phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Hiện nay, vấn đề rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho trẻ trong trường mầm non là một vấn đề cấp thiết, đóng vai trò quan trọng, nó rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, sự khéo léo, sự tự tin và khả năng tự lập cho trẻ góp phần củng cố, tăng cường sự khéo léo của đôi bàn tay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp phát triển vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Trường Mầm non xã Tân Triều
2 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................3 1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................3 2.1.Thuận lợi: .................................................................................................3 2.2. Khó khăn: ................................................................................................4 3. Các biện pháp đã thực hiện ............................................................................4 4.1. Bong bóng xà phòng ................................................................................9 4.2. Mở nắp lọ: .............................................................................................10 4.3. Bài tập ngón tay.....................................................................................10 4.4. Kéo dây:.................................................................................................11 4.5. Bài tập bàn tay: .....................................................................................11 4.6. Kẹp phơi đồ: ..........................................................................................12 4.7. Lấy hạt cườm ra khỏi trục .....................................................................13 4.8. Dùng tay tiếp cận và nhận biết những vật dụng quen thuộc .................13 4.9. Dùng kéo cắt giấy:.................................................................................13 4.10. Dùng ngón tay cái đụng các ngón khác: .............................................14 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm................................................................15 1.Đối với trẻ .....................................................................................................15 2. Đối với giáo viên..........................................................................................16 3. Về phía phụ huynh .......................................................................................16 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................17 1. Kết luận:.......................................................................................................17 2. Bài học kinh nghiệm: ...................................................................................17 3. Đề xuất, khuyến nghị ...................................................................................18 4 Các giáo viên đã chú trọng rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ xong còn chưa đạt hiệu quả cao vì chưa có các biện pháp rèn luyện gây hứng thú phù hợp để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt lứa tuổi 3 - 4 tuổi là lứa tuổi có sự phát triển tốt hơn, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng hơn. Chính vì thế việc giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện nói chung và rèn luyện vận động tinh nói riêng là một việc cấp thiết cần làm. Với những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp phát triển vận động tinh cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non”. * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/ 2022 đến tháng 5/ 2023 *Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp trẻ phát triển vận động tinh cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non * Phạm vi nghiên cứu: trong nhóm lớp mẫu giáo bé C2 trường mầm non xã Tân Triều 6 tài liệu chuyên môn, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, các lớp chuyên đề nhằm nâng cao năng lực bản thân. - Trường có diện tích rộng nên có nhiều môi trường hoạt động và phát triển thể chất cho trẻ: bãi cỏ rộng với khu phát triển thể chất ngoài trời với nhiều trò chơi phát triển vận động thô như trèo thang, ném bóng sân cát, và một số trò chơi rèn luyện sự khéo léo và dẻo dai cho cơ thể trẻ. - Giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn, luôn tâm huyết với nghề, có ý thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như tìm tòi, sưu tầm các tài liệu để dạy trẻ hiệu quả cao. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động. - Ban phụ huynh tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giáo dục và nâng cao phương pháp dạy cũng như tổ chức thực nghiệm phương pháp mới đối với trẻ, phối hợp và tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. 2.2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất: vẫn còn thiếu thốn một số giáo cụ trực quan để rèn kỹ năng vận động tinh cho trẻ. - Việc tìm hiểu tài liệu còn hạn chế. - Giáo viên còn hạn chế về kĩ năng hướng dẫn các bài tập vận động tinh cho trẻ. - Đa số trẻ kỹ năng vận động, khả năng điều khiển của bàn tay và các ngón tay của trẻ là không đồng đều, đặc điểm phát triển của mỗi trẻ lại khác nhau. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình, chưa kết hợp cùng nhà trường trong việc dạy trẻ. 3. Các biện pháp đã thực hiện Xuất phát từ một số thuận lợi, khó khăn nêu trên, tôi đã suy nghĩ làm như thế nào để bản thân và đồng nghiệp thuận lợi trong việc phát triển vận động tinh cho trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải thực sự hiểu về các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các giác quan phát triển, mà ở đây chính là dựa vào đặc điểm của xúc giác để phát triển vận động tinh cho trẻ, nâng cao kĩ năng sử dụng các đồ vật nhỏ, sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay, ngón tay trong khi sử dụng giáo cụ mô phỏng các hoạt động với quần áo. Biện pháp 1: Khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ Để thực nghiệm, tôi đã khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ và sự hứng thú của trẻ trước những đồ vật đó để tìm ra phương pháp, hình thức nâng cao sự hứng thú cũng như nâng 8 - Cầm chai nước nhỏ (không có nước bên trong) : Trẻ nắm chưa vững, bàn tay xòe rộng, các ngón tay sát vào nhau, đầu ngón tay bấm chặt vào thành chai. - Bóp bóng nước (độ to tương đương quả bóng tennis): Trẻ bóp bóng đều tay, bàn tay xòe rộng, các ngón tay chụm, mở liên tục, đều tay. - Nặn đất sét (độ to tương đương quả bóng nhỏ, đường kính 5cm): Trẻ bóp chưa đều tay, các ngón tay co lại, lực tì mạnh vào má bàn tay phía ngón cái, miếng đất sét bị biến dạng. Ngoài ra trẻ còn được tham gia hoạt động ngoại khóa vào dịp ngày lễ như: nặn bánh trôi. c) Để nâng cao độ khó và tiến hành khảo sát kĩ năng của vận động ngón tay, tôi tiến hành cho trẻ thực hiện một số hoạt động như: hứng cát, nhặt hạt vòng, tô màu tranh vẽ, xoáy nắp chai. Trẻ thực hiện từng tay để khảo sát. - Hứng cát: Ban đầu, trẻ xòe tay rộng, bàn tay để ngang, các ngón tay xòe ra, cát rơi xuống chỉ đọng lại trên long bàn tay, còn lại rơi qua kẽ ngón tay. Sau 2-3 lần đổ cát để hứng, trẻ biết chụm các ngón tay lại, cát dọng được trên lòng tay tay nhưng vẫn bị lọt qua kẽ ngón tay. Một số trẻ chụm được chặt các ngón tay nên cát lọt qua rất ít. - Nhặt hạt vòng: Trong rổ hạt có rất nhiều hạt vòng màu sắc khác nhau, cô yêu cầu trẻ nhặt hạt vòng bằng 2-3 đầu ngón tay. Một số trẻ nhặt được bằng 2 đầu ngón tay một cách khéo léo mà không phải bấm chặt đầu ngón tay lại. - Tô màu tranh vẽ: Trẻ biết tỳ tay giữ giấy và cầm bút bằng tay phải. Tuy nhiên trẻ cầm bút bằng 3 - 4 đầu ngón tay, ngón cái và ngón trỏ quặt ngang bút, các đầu ngón tay bấm chặt vào bút, đầu ngón tay hằn độ tì mạnh vào bút.nắp. d, Trong quá trình tiến hành các bài tập khảo sát, tôi đồng thời quan sát và đánh giá khả năng phối hợp tay – mắt của trẻ. Các trẻ tiến hành đồng thời hướng mắt về đối tượng mà trẻ đang thực hiện, khi gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, trẻ nhìn giáo viên hoặc phân tán sự chú ý đi nơi khác. Biện pháp 3: Ứng dụng một số bài tập Montessori nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ Tôi tiến hành áp dụng bài tập ứng dụng của mình trên trẻ, đó là các bảng hoạt động mô phỏng các hành vi sử dụng trang phục thường ngày. Giáo cụ mà tôi sử dụng được làm từ vải và các nguyên vật liệu mở khác dựa trên mô hình giáo cụ để tạo độ gần gũi với trẻ và tiết kiệm chi phí cho quá trình thực hiện. Các bài tập này tôi đã cho trẻ thực hiện ở các hoạt động góc trong ngày. Bài tập 1: “Xúc hạt đậu ” - Mục đích: + Phát triển tính ngăn nắp và sự tập trung của trẻ 10 + Cầm thảm bằng hai tay, một tay trên môt tay dưới theo chiều thẳng đứng + Ngồi quỳ hay ngồi lên hai chân bắt chéo phía sau + Nhẹ nhàng trải thảm lên sàn nhà dùng hai bàn tay để đẩy ra, vừa đẩy vừa vuốt cho thảm được phẳng Cuộn thảm + Dùng tay phải bắt đầu tạo nếp gấp khoảng 3cm rồi dùng hai tay cùng cuộn thảm + Khi cuộn phải cuộn từ từ sao cho hai đầu cuộn của thảm đều nhau và không bị thừa ra ngoài và cuộn thật chặt cho đến khi cuộn xong. + Sauk hi cuộn xong cầm thảm bằng hai tay theo chiều thằng đứng và cát về chỗ cũ. (Hình ảnh bé chải và cuộn cỏ 05) Bài tập 4: “Rót nước” - Mục đích: + Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay + Giúp sự phối hợp giữa tay và mắt - Dụng cụ chuẩn bị: + 2 chiếc bình nhỏ hoặc 2 chiếc cốc nhỏ + Nước vừa đủ (khoảng nửa mỗi bình hoặc cốc) + 1 chiếc khay + 1 chiếc khan để lau khô - Hướng dẫn hoạt động: + Hướng dẫn trẻ rót nước từ cốc này sang cốc kia 1 cách từ từ Chú ý: trong suốt quá trình thực hiện giáo viên phải bao quát trẻ đề phòng trẻ cho quả bông hoặc sỏi vào miệng. Bài tập 5: “Kéo và mở khóa áo” - Mục đích: + Rèn sự khéo léo của cả hai bàn tay (tay phải- tay trái) + Giúp sự phối hợp giữa tay và mắt - Dụng cụ chuẩn bị: Áo có khóa của trẻ - Hướng dẫn hoạt động: + Cài khóa: 1 tay giữ chặt nẹp khóa trái bên dưới, 1 tay cầm nẹp khóa phải bên dưới, xỏ nẹp khóa vào khớp. 1 tay giữ chặt 2 nẹp khóa đã xỏ, 1 tay khéo khóa lên nhẹ nhàng. + Mở khóa: 1 tay giữ áo, 1 tay cầm khóa kéo lên nhẹ nhàng từ trên xuống dưới. (Hình ảnh kéo khoá áo của bé 02) Bài tập 6: “Cài khuy áo” - Mục đích:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_phat_trien_van_dong_tinh_cho_tre.doc