SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng chơi hoạt động góc ở Trường Mầm non Quang Yên
Hoạt động góc ở trường mầm non gồm có: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật (Âm nhạc, tạo hình), góc sách truyện, góc học tập, góc thiên nhiên. Bản chất của hoạt động góc chính là hoạt động vui chơi được tổ chức trong các góc hoạt động. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Vì vậy, tác dụng của hoạt động góc chính là tác dụng của hoạt động vui chơi, là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Ở trường Mầm non, hoạt động góc diễn ra hằng ngày trong thời gian biểu của trẻ, được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,trẻ có nhu cầu chơi vì luôn mong muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Với trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng lứa tuổi. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ.Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: “Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng”. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non. Là giáo viên mầm non chúng ta cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi mà cụ thể là hoạt động góc cho phù hợp với lúa tuổi và điều kiện thực tế của nhóm lớp để cho trẻ được hoạt động và hoạt động một cách có hiệu quả. Chính vì lí do này nên tôi chọn dề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có kỹ năng chơi hoạt động góc ở trường mầm non”, nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực ở các góc chơi, nhằm kích thích phát triển toàn diện ở trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng chơi hoạt động góc ở Trường Mầm non Quang Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng chơi hoạt động góc ở Trường Mầm non Quang Yên
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu - Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức hoạt động quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. Hoạt động góc tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học, đặc biệt, trẻ được luyện tập một số thói quen, kỹ năng của chương trình giáo dục vệ sinh – lao động, rèn luyện thể lực phù hợp với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi, qua đó giúp trẻ được khám phá tích cực và có những kinh nghiệm phong phú. - Hoạt động góc ở trường mầm non gồm có: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật (Âm nhạc, tạo hình), góc sách truyện, góc học tập, góc thiên nhiên. Bản chất của hoạt động góc chính là hoạt động vui chơi được tổ chức trong các góc hoạt động. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Vì vậy, tác dụng của hoạt động góc chính là tác dụng của hoạt động vui chơi, là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Ở trường Mầm non, hoạt động góc diễn ra hằng ngày trong thời gian biểu của trẻ, được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,trẻ có nhu cầu chơi vì luôn mong muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Với trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng lứa tuổi. - Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ.Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: “Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng”. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non. - Là giáo viên mầm non chúng ta cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi mà cụ thể là hoạt động góc cho phù hợp với lúa tuổi và điều kiện thực tế của nhóm lớp để cho trẻ được hoạt động và hoạt động một cách có hiệu quả. Chính vì lí do này nên tôi chọn dề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có kỹ năng chơi hoạt động góc ở trường mầm non”, nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực ở các góc chơi, nhằm kích thích phát triển toàn diện ở trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi. - Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có gặp một số thuận lợi, khó khăn như sau: * Thuận lợi: 2 Nguyễn Thị Hương. Trường Mầm non Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Sáng kiến tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có kỹ năng chơi hoạt động góc ở trường mầm non”, được áp dụng lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, nhưng được áp dụng chủ yếu ở hoạt động góc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 20 tháng 09 năm 2022 đến nay 7. Mô tả bản chất của sáng kiến * Về nội dung của sáng kiến - Hoạt động góc (Hoạt động vui chơi) là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện. - Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động chơi, nên việc chơi của trẻ ở lứa tuổi 3 - 4 được tổ chức dưới những hình thức như: chơi theo ý thích hoặc chơi theo kế hoạch giáo dục. - Chơi ở hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. - Chơi ở hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. - Thông qua hoạt động góc trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ được cùng nhau tổ chức chơi,phối hợp cùng nhau tạo ra sản phẩm,từ đó giúp trẻ có tính tự giác phát triển tư duy. “Xã hội trẻ em”được hình thành trẻ được hóa thân vào các vai mà trẻ được thấy trong đời sống hàng ngày. - Tư duy và sự tập trung ở trẻ 3 - 4 tuổi còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản và có hệ thống như trẻ ở phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi thì vui chơi có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, cụ thể là: - Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý ở trẻ. Trong trò chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Bản thân trò chơi buộc trẻ phải tập trung vào một số đối tượng được đưa vào trò chơi và nội dung của chủ đề chơi. Nếu trẻ nào không chú ý và không nhớ được những điều kiện của trò chơi thì nó sẽ hành động lung tung và không được bạn cùng chơi chấp nhận. Cho nên để trò chơi được thành công buộc trẻ phải tập trung chú ý và ghi nhớ có mục đích. 4 - Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí, sắp xếp khoa học các góc hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng các đồ dùng đồ phong phú chơi phù hợp với chủ đề. - Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thẻ hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng, thông quá đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ khi chơi. - Không chỉ tạo ra môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp, tràn ngập yêu thương. Cô giáo cũng giống như một người bạn để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn cũng như bức xúc của trẻ. - Không gian thực tế của lớp + Dựa vào tình hình thực tế diện tích phòng học mà tôi chia lớp thành các góc hoặc khu vực hoạt động chơi khác nhau. Bố trí các góc ồn ào ( Xây dựng, phân vai xa yên tĩnh ( tạo hình, sách truyện). Có góc cố định,có góc di động hoặc thayđổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó. Có lối đi lại giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển dễ dàng, có ranh giới riêng giữa các góc. - Mục đích tổ chức hoạt động - Tôi đặt ra mục đích tổ chức hoạt động nhằm giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý tưởng chơi một cách tự nhiên.Trẻ được củng cố và mở rộng kiến thức về những mối quan hệ giữa các vai chơi. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện ý định chơi của mình. Tạo sự hứng thú cho trẻ khi chơi. - Ngoài ra các góc chơi khác tôi bố trí trong phòng học. + Góc học tập nghệ thuật tạo hình tôi bố trí phía bên phải của lớp học, để tận dụng các mảng tường và các mặt sau của các giá để dán tranh ảnh có nội dung hướng dẫn trẻ hoạt động. + Góc chơi gia đình tôi sử dụng diện tích rộng và tách biệt có thể kê được bàn, và giá nội trợ tôi bố trí ngay cửa ra vào của lớp vì đó là khoảng rộng nhất của lớp học. + Góc sách thư viện cần yên tĩnh hơn tôi bố trí bên trái lớp nơi có cửa sổ ánh sáng phù hợp cho trẻ ngồi đọc thơ xem truyện. + Góc xây dựng và bán hàng tôi đã bố trí phía bên trái của lớp học có mảng tường rộng giành cho trẻ treo tranh gợi ý và có khoảng rộng dành cho nhiều trẻ 6 rá, tre... nguyên học liệu càng phong phú đa dạng bao nhiều thì sự thu hút đối với trẻ càng nhiều và phát huy trí sáng tạo.tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ. - Ví dụ: Góc chơi bán hàng tôi tận dụng lọ dầu gội đầu đã hết cắt trang trí làm thành những chiếc làn nhỏ xinh xắn, cho trẻ chơi khi sách những chiếc làn đó trẻ rất thích. - Góc chơi nghệ thuật từ những cành cây cau khô tôi đã cắm vào những chiếc vỏ hộp sữa bên trong có đất nặn để tạo thành chậu cây, trẻ sử dụng gác chất liệu giấy màu, len vụn, rơm rạ, lá cây để kết hợp trang trí thành cây rất đẹp và sống động. Góc nghệ thuật - Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho tẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp. + Góc phân vai: Bán hàng, gia đình: Tôi thấy hiện nay có các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tận dụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tôi tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đỗ. Các món nem: túi nilong để làm vỏ quấn nem, giấy màu vụn, xốp màu vụn làm nhân nem. Các món bánh tôi làm từ đất nặn trắng và vàng: bánh trôi và bánh rán. Những món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_co_ky_nang_choi_hoat.docx