SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non năm học 2018-2019

Giáo dục mầm non là ngành học hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu. Trẻ em như tờ giấy trắng uấn nắn thế nào là do người lớn chúng ta. Quá trình phát triển tâm lý của trẻ khác nhau qua từng độ tuổi. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi các cháu thích làm mọi việc mình thích, thích làm những công việc giúp người lớn. Vì vậy vai trò của người lớn chúng ta là rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên mầm non, cô là người hướng trẻ tới những hành vi đúng, tránh xa hành vi những thói hư tật xấu. Một ngày các cháu đến trường với cô từ sáng đến chiều mọi sinh hoạt học hành ăn ngủ đều do cô giáo hướng dẫn. Một tay cô giáo chăm, một tay cô giáo dạy bảo. Vì vậy cần hình thành cho trẻ tính tự lập ngay từ khi học lớp mẫu giáo. Như chúng ta đã biết: Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống và là nền tảng hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần; từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh.
doc 29 trang lethu 27/07/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non năm học 2018-2019

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non năm học 2018-2019
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Hiện nay, xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và 
Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Họ cho rằng:
thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn 
khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Các nhà giáo dục cho rằng: cần giáo 
dục trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay khi trẻ một tuổi, việc nắm bắt các kỹ 
năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành 
công, không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, 
cho toàn xã hội.
 Ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống - đặc 
biệt là giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non được quan tâm. 
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ được đưa vào chương trình giáo dục mầm non đối 
với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công 
văn số 463/BGDĐT-GDTX: “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng 
sống tại các cở sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường 
xuyên”. Trong đó hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho bậc học mầm non đã 
đề cập đến việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non. 
 Giáo dục mầm non là ngành học hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, chiếm vị trí quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những 
cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đây là 
thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu. Trẻ em như 
tờ giấy trắng uấn nắn thế nào là do người lớn chúng ta. Quá trình phát triển tâm 
lý của trẻ khác nhau qua từng độ tuổi. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi các cháu 
thích làm mọi việc mình thích, thích làm những công việc giúp người lớn. Vì 
vậy vai trò của người lớn chúng ta là rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên 
mầm non, cô là người hướng trẻ tới những hành vi đúng, tránh xa hành vi những 
thói hư tật xấu. Một ngày các cháu đến trường với cô từ sáng đến chiều mọi sinh 
hoạt học hành ăn ngủ đều do cô giáo hướng dẫn. Một tay cô giáo chăm, một tay 
cô giáo dạy bảo. Vì vậy cần hình thành cho trẻ tính tự lập ngay từ khi học lớp 
mẫu giáo. 
 Như chúng ta đã biết: Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản 
thân, nuôi dưỡng những giá trị sống và là nền tảng hình thành những kỹ năng 
 1 cũng muốn để con tự lập, nhưng thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi trong 
quá trình rèn luyện cho con và cuối cùng bỏ cuộc. Có cha mẹ an ủi rằng “việc 
này khó quá, trẻ con sao làm được” rồi sau đó lại làm hộ con....
 Thời gian qua, dư luận phản ánh khá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến thức 
về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ bản thân không 
có. Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết hưởng thụ mà 
không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự 
sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực 
tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào.
 Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp 
cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng 
tạo của một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách 
vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ 
phức tạp khác trong cuộc sống sau này. 
 Năm nay tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trẻ lớp 3-4 tuổi. Ngay từ 
đầu năm học tôi đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ là người 
hướng lái cho các cháu có một thói quen tốt, một nề nếp tốt. Trong thời gian đầu 
qua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều trẻ 
lớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại, lười vân động, các cháu chưa có nề nếp, chưa có tính 
tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ đâu 
trẻ cũng để, cũng vứt. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt 
động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Vì vậy tôi thấy rằng cầm hình 
thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo và có khả năng 
tự phục vụ bản thân. 
 Trước những băn khoăn trăn trở đó, tôi đã đặt ra mục tiêu phải đạt được 
trong năm học này là làm gì, làm sao, làm như thế nào để giúp trẻ lớp mình có 
những thói quen tự phục vụ tốt khi ở trường mầm non? Điều đó không chỉ có lợi 
cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, cho toàn xã hội. Trăn trở 
với mục tiêu chung của giáo dục, và đứng trước thực trạng của lớp học, tôi nhận 
thấy việc giúp trẻ có thói quen tự phục vụ khi ở trường mầm non là rất cấp thiết. 
 Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một 
số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non năm 
học 2018 – 2019” để nghiên cứu.
 2. Tên sáng kiến
 3 điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở 
hình thành các kỹ năng sống sau này.
 Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều 
sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất 
là nuông chiều con quá mức, khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này dễ trở thành 
người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin 
vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp 
thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ 
có thái độ thờ ơ dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
 Đối với giáo viên, chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa 
tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, việc hướng dẫn trẻ hoạt động để 
hình thành tính tự phục vụ cho trẻ còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do người 
giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan 
trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (vì trẻ thực hiện chậm chạp, lóng 
ngóng, vụng về..) và có tư tưởng “thà làm cho xong”. Vì vậy để hình thành và 
phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng giáo 
viên mầm non cần phối kết hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp giáo dục 
phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhân 
cách cho trẻ sau này.
 Vậy tự phục vụ là gì?
 Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu, giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, 
tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
 Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự 
thành công của mỗi con người.
 Khi nhắc đến dạy kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non, nhiều người cho 
rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy tự phục vụ là dạy những 
thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản 
thân và những người xung quanh.
 7.1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 7.1.2.1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu 
nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất, trang 
thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.
 5 7.1.2.3. Thực trạng
 * Đối với giáo viên
 Biện pháp giúp trẻ có thói quen tự phục vụ ở trưởng mầm non chưa phù hợp.
 Chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non 
những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa đổi mới phương pháp giáo dục, chưa biết 
vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ 
cho trẻ mầm non.
 Việc tích hợp nội dung của các lĩnh vực trong mọi hoạt động còn máy móc, 
còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.
 Chưa lôi cuốn được trẻ vào các hoạt động. Trẻ chưa hứng thú và tập trung 
trong hoạt động học tập.
 * Đối với phụ huynh
 Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh chiều con quá 
mức thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống nên 
giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho ông bà. 
 Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giúp trẻ có thói quen 
tự phục vụ cho con em ở lứa tuổi mầm non nên thường khoán trắng cho cô giáo.
 * Đối với trẻ
 Có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rất tốt nhưng lại thiếu tính chủ động, 
trẻ luôn đợi chờ cô giáo nhắc nhở thì mới chịu làm.
 Một số trẻ còn hay trông chờ vào cô giáo làm giúp 1 số việc tự phục vụ cho 
trẻ như: Cô giáo xúc cơm cho thì trẻ mới ăn hay trẻ không chịu cất đồ dùng vào 
tủ mà phải để cô giáo cất hộ...
 * Qua nghiên cứu thực trạng về thói quen tự phục vụ của trẻ đầu năm học 
tôi đã thu được kết quả sau:
 Biểu 1 (Tháng 9/2018) 
 Tổng số trẻ: 24 Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
 lượng % lượng %
 - Tự rửa mặt đúng cách 1 4,2 23 95,8
 - Tự mình ăn trong các bữa cơm 3 12,5 21 87,5
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_co_thoi_quen_tu_phuc.doc