SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học Toán với phương pháp Montessori

Nhận thức được tầm quan trọng đó và để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu về việc dạy toán cho trẻ với phương pháp Montesori. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri luôn đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và việc bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của trẻ. Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, các bậc phu huynh luôn muốn đem đến cho con cái mình những điều tốt đẹp nhất, đặc biệt là một hệ thống giáo dục toàn diện, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, vấn đề đang được quan tâm nhất chính là các phương pháp giáo dục sớm như phương pháp Montessori, Việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ trong chương trình giáo dục trẻ mầm non được thông qua rất nhiều các hoạt động trong đó có hoạt động khám phá và làm quen với toán. Qua thời gian tiếp xúc với lĩnh vực toán học trong Montessori, tôi nhận thấy rằng học toán không quá khó khăn như trước đây chúng ta từng học, hay nghĩ rằng nó quá sức với trẻ mầm non, nếu chúng ta hiểu được bản chất của chúng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học toán với phương pháp montessori.” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt.

docx 16 trang lethu 08/05/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học Toán với phương pháp Montessori", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học Toán với phương pháp Montessori

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học Toán với phương pháp Montessori
 Nhận thức được tầm quan trọng đó và để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người 
của mình, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu về việc dạy toán cho trẻ với phương pháp 
Montesori. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép 
trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. 
Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri luôn đảm bảo sự tôn trọng 
tính riêng biệt của mỗi trẻ và việc bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu 
cầu và mục đích của trẻ. Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, các bậc 
phu huynh luôn muốn đem đến cho con cái mình những điều tốt đẹp nhất, đặc biệt 
là một hệ thống giáo dục toàn diện, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của trẻ. Vì 
vậy, vấn đề đang được quan tâm nhất chính là các phương pháp giáo dục sớm như 
phương pháp Montessori, Việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ trong chương 
trình giáo dục trẻ mầm non được thông qua rất nhiều các hoạt động trong đó có hoạt 
động khám phá và làm quen với toán.
 Qua thời gian tiếp xúc với lĩnh vực toán học trong Montessori, tôi nhận thấy 
rằng học toán không quá khó khăn như trước đây chúng ta từng học, hay nghĩ rằng 
nó quá sức với trẻ mầm non, nếu chúng ta hiểu được bản chất của chúng. Chính vì 
vậy tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học toán 
với phương pháp montessori.” với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp 
dẫn tới trẻ, để tiếp thu cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt.
 - Định hướng không gian...
Việc dạy toán cho trẻ với phương pháp montessori là phương pháp giảng 
dạy phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu
tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách 
ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng 
cho trẻ.
II. Thực trạng của vấn đề :
 Trên thực tế trong quá trình dạy trẻ học toán, chúng ta thường dạy trẻ theo kế 
hoạch đã xây dựng trước theo lập trình bài dạy từ dễ đến khó và dạy lần lượt theo 
đúng kế hoạch mà không dựa vào khả năng nhận thức của trẻ như: nếu trong tiết học 
còn nhiều trẻ chưa nắm bắt được hết kiến thức và nội dung của bài học thì ta tiến 
hành dạy trẻ thêm ở mọi lúc mọi nơi hoặc trong các giờ toán tiếp theo chứ không 
chạy theo đúng chương trình đã lập ra.
 Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo bé gồm 45 cháu. Tôi rất quan tâm đến 
việc dạy toán cho các cháu, tôi dạy theo đúng phương pháp bộ môn và dạy đổi mới 
hơn với phương pháp montessori và để giúp trẻ học nhận biết phân biệt đạt kết quả 
tốt , dựa trên cơ sở thực tế của bản thân ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát 
trẻ. 
 Chỉ tiêu Trước khi áp dụng
 N %
 Số 1. Khả năng hứng thú. 28 62,2
 Lượng trẻ 
 N = 45 2. Nhận biết số đếm 30 66,6
 3. Nhận biết hình dạng. 27 60
 4. Nhận biết kích thước. 26 57,7
 5. Nhận biết định hướng không gian 23 51,1
 6. Nhận biết thời gian 26 57,7 việc đơn giản tự trải thảm, tự bê rổ đồ dùng học tập,tự quan sát và làm theo hướng 
dẫn
 Bản thân tôi không chỉ là người truyền kiến thức nữa mà là người hướng dẫn 
và quan sát trẻ xem trẻ thực hiện công việc có cẩn thận, có đúng hay không? Nếu 
thiếu đi sự quan sát, đánh giá thì buổi học hôm đấy sẽ kém hiệu quả hơn rất nhiều. 
Thậm chí, nếu không quan sát kỹ lưỡng, định hướng đúng cách thì còn tạo nên những 
thói quen không tốt cho trẻ.
 Khi đó, tôi vừa quản lý lớp, vừa hướng dẫn lại phải quan sát trẻ một cách kỹ 
lưỡng để có thể đánh giá được hiệu quả của cả buổi học. Từ đó, xem xét để thay đổi 
các bài học tăng mức độ khó lên hay giảm xuống để phù hợp hơn với trẻ. Ngoài ra, 
việc ghi lại nhật ký hoạt động của trẻ còn để làm căn cứ báo cáo cho 
 Việc chăm sóc và giảng dạy trẻ chiếm khá nhiều thời gian trong ngày làm .
 Việc lưạ chọn các giáo cụ trực quan cũng gặp nhiều khó khăn: vì hầu như các giáo 
cụ phải có tính đầu tư, khó có thể tự tạo.
* Đối với trẻ và phụ huynh:
- Phụ huynh ở lớp phần lớn là làm nông thôn nên ít có thời gian và điều kiện cập 
nhật những vấn đề đổi mới giáo dục cũng như ít quan tâm đến con em mình, đặc biệt 
là việc kèm cặp các cháu học.
- Đầu năm học lớp tiếp nhận khoảng 40% số cháu mới, các cháu này chưa từng đến 
lớp mầm non, do vậy trẻ chưa có những nề nếp và thói quen trong các hoạt động ở 
trường . Đặc biệt trẻ bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều. Đây cũng là một trong những 
khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ. Đặc biệt là môn toán, có tiết 
kiến thức theo chương trình là tiết ôn luyện, nhưng đối với những cháu mới thì lại là 
dạy kiến thức hoàn toàn mới. 
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Biện pháp 1: Xác định nội dung cho trẻ Làm quen với toán phù hợp với 
phương pháp montessori và xây dựng kế hoạch dạy toán cho trẻ.
a. Nội dung cho trẻ làm quen với toán
Để giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ môn làm quen với toán một cách tốt nhất điều đầu 
tiên tôi nghĩ đến là phải xác định nội dung dạy toán phù hợp với lứa tuổi của trẻ và 
nội dung luôn đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ cái trẻ chưa biết đến đã biết và 
xen kẽ giữa các nội dung.
 Căn cứ vào nội dung hình thành các biểu tượng toán cho trẻ theo độ tuổi,kết quả 
mong đợi cuối độ tuổi. Nhu cầu và khả năng thực tế của trẻ, tôi đã lựa chọn , sắp xếp 
các nội dung để dạy trẻ toán với phương pháp montessori bởi không phải tiết toán được tổ chức vào tuần 1 và tuần 3, tháng nào có 5 tuần thì sẽ có thêm tiết toán vào 
tuần thứ 5 và các tiết học này đều được dạy theo phương pháp montessori, cụ thể 
các tiết học như sau: 
 Thời gian Nội dung
 Tuần 1: Ôn nhận biết 3 màu xnh- đỏ- vàng
 1.Tháng 9 Tuần 3: Dạy trẻ làm quen với phép đếm
 Tuần 1: Dạy trẻ nhận biết tay phải tay trái.
 2.Tháng 10 Tuần 3: Dạy trẻ nhận biết hình tam giác- hình chữ nhật.
 Tuần 5: Ôn hình tam giác- hình chữ nhật.
 Tuần 1: Dạy trẻ đếm đến 2.
 3.Tháng 11 Tuần 3: Dạy trẻ trên- dưới của bản thân.
 Tuần 1: Dạy trẻ đếm đến 3.
 4.Tháng 12 Tuần 3: Dạy trẻ sắp xếp theo qui tắc 1-1.
 Tuần 1: Dạy trẻ đếm đến 4.
 5.Tháng 1 Tuần 3: Dạy trẻ phía trước phía sau của bản thân.
 6.Tháng 2 Tuần 1: Ôn đếm đến 4.
 7.Tháng 3 Tuần 1: Tách gộp trong phạm vi 4
 Tuần 3: Ôn trên dưới- trước sau của bản thân.
 8.Tháng 4 Tuần 1: Dạy trẻ đếm đến 5
 Tuần 3: Phân biệt ngày- đêm.
2.Biện pháp 2: Trải nghiệm toán học với đồ dùng của phương pháp 
Montessori:
 Những biểu tượng ban đầu về toán của trẻ em xuất hiện thông qua các trải 
nghiệm hàng ngày trong môi trường học tập phong phú và hấp dẫn. Do vậy để trẻ 
hứng thú học toán một cách tích cực thì chúng ta cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ được 
trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau.Hơn nữa đặc điểm riêng của phương 
pháp montessori là trẻ học có tính độc lập, riêng biệt. Chính vì vậy chúng ta cần lập 
kế hoạch hàng ngày để trẻ được trải nghiệm các đồ dùng toán học qua chơi, vẽ, tô 
màu, xây dựng, chơi với cát nước, chơi đóng vai. 
Để trẻ làm quen và tiếp cận học toán với phương pháp Montessori thì việc đầu tiên 
là cho trẻ được biết về bộ giáo cụ: Các giáo cụ Montessori được nghiên cứu để giúp 
các em nhỏ học toán một cách tự nhiên và dễ dàng. Sự hướng dẫn đi từng bước từ 
cái cụ thể tới khái niệm trừu tượng.(Hình 1) + Tiếp tục làm lại thao tác cái bát 3 lần. Có thể xếp theo hàng ngang hay hàng dọc 
đều được.
 + Cô nói: Bây giờ cô cần thìa để xúc cơm.
 + Cô lấy từ trong khay cái thìa ra và nói cái thìa. Sau đó cô đặt chiếc thìa xuống 
thảm và đặt bên cạnh cái bát và nói cái thìa.
 + Tiếp theo cô làm lần lượt thao tác cái thìa như vậy.
 + Sau khi xếp xong cô nói. Vậy là cô đã ghép đôi tương ứng 1-1: 1 cái bát tương 
ứng với 1 cái thìa. Cô nhắc lại cho đến hết.
 + Khi cất đồ dùng thì đồ dùng nào lấy ra trước thì cất trước. Trong quá trình cất 
vừa cất cô vừa nói tên mô hình.
 + Cuối cùng cô cho trẻ đi lấy đồ dùng và làm lại thao tác gống cô.
* Bài 3: Vòng trang sức
- Mục đích: Trẻ biết tạo ra mẫu xen kẽ.
- Chuẩn bị: - Thảm.
 - Khay gỗ đựng vòng xanh, vòng đỏ, sợi dây.
- Cách tiến hành:
 + Cô giới thiệu tên bài tập.
 + Cô lấy sợi dây từ trong khay ra và nói : Sợi dây.
 + Tiếp theo cô lấy hạt vòng và xỏ vào sợi dây: cô giới thiệu cách xỏ sợi dây vào 
hạt vòng, thao tác xỏ vòng vào dây là , khi xỏ qua hạt vòng xong thì tay trái giữ 
đầu sợi dây, tay phải tuồn hạt vòng vào ngay sát tấm thảm.
 + Trẻ làm thao tác giống của cô.
+ Tiếp tục thao tác hết 1 hạt xanh là đến hạt đỏ rồi lại đến 1 hạt xanh 1 hạt đỏ cứ 
như vậy cho đến khi đầy xâu chuỗi vòng.
 + Khi cất thì cho trẻ cất từng hạt vòng , vừa cất vừa nói tên dồ mình cất.
 Trong phương pháp giáo dục Montessori, đồ chơi gỗ đóng một vai trò quan trọng 
trong quá trình giáo dục trẻ, phương pháp giáo dục Montessori hướng đến xây 
dựng một môi trường học tập tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần 
có của bản thân. Môi trường học tập ở đây không quan trọng về vấn đề trang trí 
môi trường mà đồ dùng mà trẻ được tiếp cận và cầm nắm thường xuyên và vậy các 
đồ chơi bằng gỗ là chủ yếu, những đồ chơi xếp hình giúp trẻ phát triển kỹ năng 
sống, ngôn ngữ, giác quan, toán, văn hoá, địa lý. Giáo viên có nhiệm vụ hướng 
dẫn, trẻ sẽ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ trên lớp.( Hình 2, 3)
* Bài 4: Chọn hình theo mẫu

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hoc_toan_voi_phuong.docx