SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với văn học trong trường mầm non
Cho trẻ làm quen với văn học hay tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non, đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Thông qua các tác phẩm văn học trẻ hiểu được ý nghĩa nội dung mà tác giả muốn gửi gắm tới. Những tác phẩm văn học cho trẻ Mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được trẻ đón nhận và yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ. Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú, tích cực. Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến trường phổ thông và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với văn học trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với văn học trong trường mầm non
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là hệ thống mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ. Ngày nay để bước kịp với xu thế phát triển chung của thời đại và để đáp ứng được nhu cầu chuyển mình của đất nước thì ngành học Mầm non càng phải phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ cho phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Đó chính là tạo ra những lớp người vừa có trí thức, có lòng yêu quê hương đất nước, vừa biết yêu cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo, những phẩm chất này cần hình thành cho trẻ từ những năm đầu đời, hình thành cho trẻ qua sự cảm nhận những âm điệu, vần thơ, câu chuyện. Văn học nghệ thuật mà đặc biệt là thơ, truyện chính là phương tiện quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ một cách toàn diện về cả Đức – Trí – Thể – Mĩ. Ở trường Mầm non cho trẻ làm quen với văn học thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển ngôn ngữ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Làm thế nào để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trên tôi xác định đây là mũi nhọn trong công tác chỉ đạo của mình, là sự thử nghiệm, vận dụng sáng tạo phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của giáo viên thuộc lĩnh vực cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non vì thế những vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về nội dung và phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng cho giáo viên về việc cho trẻ làm quen với văn học. Từ nhận thức vấn đề trên, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi tôi đã nghiên cứu tài liệu, một số loại sách về văn học cùng tình hình của nhà trường, của địa phương để đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi làm 2 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu về tình hình địa phương và hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động làm quen văn học của trẻ Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra khảo sát hoạt động làm quen văn học trên trẻ đầu năm và cuối năm học. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm dạy trẻ qua các hình thức cho trẻ làm quen văn học. Phương pháp đối chiếu, so sánh: Giáo viên đối chiếu so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Sau khi thực nghiệm xong thống kê chất lượng của trẻ và phân loại mức độ cụ thể. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Cho trẻ làm quen với văn học hay tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non, đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Thông qua các tác phẩm văn học trẻ hiểu được ý nghĩa nội dung mà tác giả muốn gửi gắm tới. Những tác phẩm văn học cho trẻ Mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được trẻ đón nhận và yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ. Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú, tích cực. Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến trường phổ thông và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà. 4 * Khó khăn Cơ sở vật chất đã có sự đầu tư nhưng trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động còn chưa phong phú. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện và đầu tư về cơ sở vật chất cũng như thời gian cho trẻ. 3. Các biện pháp nghiên cứu 3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập phong phú cho trẻ: Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi cung cấp nguồn thông tin phong phú khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức và kĩ năng của trẻ cũng được củng cố và bổ xung. Một môi trường đẹp, phong phú và phù hợp sẽ gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Chính vì vậy cần tạo cho trẻ môi trường lớp học phong phú, sáng tạo. Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí. Ngoài ra tôi còn sưu các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. Sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu chuyện như “Bác gấu đen và hai chú thỏ” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu chuyện mà trẻ tri giác. Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó là một cách tốt nhất. Các loại tranh ảnh sách truyện do cô và trẻ làm không chỉ được sử dụng trong giờ học văn học mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng 6 Cùng câu chuyện “ Ba chú lợn con” chúng ta có thể thay đổi hình thức cho trẻ tiếp cận đó là sử dụng sân khấu rối và rối tay hoặc rối que. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc. Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ, nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Để làm những con rối tôi tận dụng vải , bông rồi khâu thành các nhân vật có đủ các bộ phận như mồm, mắt, tai, mũi và trang trí quần áo theo nội dung truyện. Với sân khấu tôi trang trí sân khấu với nội dung câu chuyện, phù hợp với hoạt cảnh nhân vật trong truyện. Ngoài ra tôi sử dụng rối que để di chuyển một cách sinh động trên sân khâu giúp trẻ tập trung nghe cô kể, hướng thú tham gia các hoạt động, trẻ nhớ và hiểu nội dung câu chuyện nhanh hơn. Tôi còn làm những chiếc mũ với các nhân vật để trẻ có thể đội và đóng thành các nhân vật đó Hình ảnh: Các loại mũ và các nhân vật Tôi sử dụng gỗ để đóng thành sân khấu rối và trang trí thay đổi theo từng nội dung câu chuyện. Qua việc sử dụng những đồ dùng trực quan tôi thấy trẻ tập trung chú ý một cách say mê hứng thú. 3.3. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức giúp trẻ gây hứng thú. Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên ngoài yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiêt dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian nhưng lại góp một phần vào sự thành công của tiết dạy. Đối với trẻ 3-4 tuổi việc hiểu biết và cảm nhận được về tác phẩm văn học chủ yếu là do cô giáo truyền thụ thông qua giọng kể, cac đồ dung trực quan cho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài bằng rất nhiều hình thức khác nhau như câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát có liên quan đến chủ 8 Ví dụ: Với chữ n cô đọc bài đồng dao “Nu na nu nống” với chữ d đọc bài “Dung dăng dung dẻ”, với chữ r đọc bài “Con rùa” Ngoài ra cô còn sử dụng những trò chơi dân gian kết hợp với lời ca: Cô sử dụng những bài hát dân gian trong các buổi biểu diễn thơ ca sáng tạo giúp trẻ có niềm tin ham thích văn học, trẻ vừa được chơi vừa được luyện cách phát âm được nhiều hình thức khác nhau dần dần trẻ có ý thức về âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu khả năng phát âm được trẻ rèn luyện giúp cho trẻ phát âm chuẩn chính xác các từ các câu quen thuộc trong đời sống hàng ngày. 3.5.Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: Phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Hình ảnh những nhân vật ngộ nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện, muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, song với hình thức đổi mới hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ . Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ mà giáo viên không cần mất quá nhiều thời gian vào việc trang trí làm đồ dùng đồ chơi. Vì vậy giáo viên nên đưa công nghệ thông tin phù hợp vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_lam_quen_voi_van_hoc.docx