SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học tại Trường Mầm non Vũ Tiến

Khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều; Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng khi giao tiếp do vậy trẻ ít có cơ hội để phát triển ngôn ngữ; Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá những tác phẩm ngoài chương trình còn hạn chế, kĩ thuật sử dụng vi tính còn gặp một số khó khăn; Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng điệu nhân vật và thể hiện cùng cô giáo; Cô còn lúng túng trong khi sử dụng đồ dùng nhất là những lúc các nhân vật xuất hiện cùng một lúc trong đoạn chuyện. Bản thân tôi là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ: Vậy làm thế nào để bé hiểu được cái hay cái đẹp, giá trị nhân văn của các tác phẩm? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết, ham mê yêu thích văn học và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học” nhằm giúp trẻ em 3 - 4 tuổi nói chung trẻ 3 - 4 trường Mầm non Vũ Tiến nói riêng cảm thụ nhũng tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
docx 13 trang lethu 08/05/2024 1090
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học tại Trường Mầm non Vũ Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học tại Trường Mầm non Vũ Tiến

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học tại Trường Mầm non Vũ Tiến
 3. Mô tả bản chất sáng kiến:
 3.1. Tình trạng và giải pháp:
 Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa 
tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn 
học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác 
phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá 
trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để 
từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển 
trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa 
tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn 
những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những 
phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm 
văn học.
 Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ của con người 
khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú .Tác phẩm văn học đã có 
một sức mạnh kỳ diệu, nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vấn đề cảm thụ và hiểu tác 
phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa 
cao. Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tìm ẩn trong mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích 
được nghe người lớn kể chuyện, thích đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp 
với lứa tuổi. Mục đích của việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát 
triển ngôn ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen 
văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người 
rộng lớn.
 Khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều; Một số trẻ 
phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng khi giao tiếp do vậy trẻ ít có cơ hội 
để phát triển ngôn ngữ; Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá 
những tác phẩm ngoài chương trình còn hạn chế, kĩ thuật sử dụng vi tính còn gặp một số 
khó khăn; Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, 
chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng điệu chủ nhân tương lai của đất nước trong quá trình hội nhập đạt được thành công.
 3.2.2. Nội dung của giải pháp:
 Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, 
tìm tòi nghiên cứu tài liệu qua internet để cổ gắng tìm ra những giải pháp tích cực phù hợp 
với đặc điểm tâm lí trẻ cũng như vốn ngôn ngữ của trẻ nhằm nâng cao khả năng cảm thụ 
văn học cho trẻ trong trường, lớp theo một số nội dung sau:
 - Tự nghiên cứu, bồi dưỡng về khả năng cảm thụ tác phẩm.
 - Cho trẻ cảm thụ văn học dựa trên đặc điểm cá nhân trẻ.
 - Tạo tâm thế cho trẻ tham gia vào giờ học.
 - Dạy trẻ cảm thụ văn học qua đồ dùng trực quan
 - Xây dựng môi trường học tập thân thiện lấy trẻ làm trung tâm .
 - Kết hợp với phụ huynh trong việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ.
 3.2.2.I. Cho trẻ cảm thụ văn học dựa trên đặc điểm cá nhân trẻ.
 Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những 
mong muốn độc lập của riêng mình. Những công trình nghiên cứu cũng cho thấy rõ là mỗi 
đứa trẻ đều có một con đường, một nhịp độ phát triển riêng, từ đó làm nảy sinh những nét 
tâm lí của riêng nó. Chính những nét riêng đó là cái làm nên nhân cách của mỗi người, thiếu 
đi cái riêng thì mỗi người sẽ không còn là chính mình nữa. Văn hào Goóc-ki đã có lần 
khuyên một nhà văn trẻ rằng: “Hãy giữ lấy những gì là riêng của mình; khi đã đánh mất cái 
riêng thì anh sẽ mất tất cả”. Điều đó không những đúng cho mọi người mà còn rất đúng cho 
mỗi em bé. Tìm ra con đường riêng, cách ứng xử riêng cho mỗi em bé là giúp cho sự phát 
triển của nó được thuận lợi, bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối 
và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục 
tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như 
hứng thú của từng trẻ. Có những trẻ đến lớp còn nhút nhát chưa tích cực tham gia hoạt 
động, tôi tìm cách trò chuyện, tạo cảm giác an toàn cho trẻ sau đó gợi mở để trẻ mạnh dạn 
tự tin giao tiếp với bạn bè, hình thành dần cho trẻ thói quen tham gia tích cực vào tập thể.
 Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻ để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ VD: Với bài thơ “Dán hoa tặng mẹ”: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiên tình yêu mến 
của con đối với mẹ, sự âu yếm vui mừng của mẹ dành cho con. Chú ý ngắt giọng lâu hơn bình 
thờng sau các câu 2,4,5 và ngắt giọng trong câu: Nói rằng “ Con biếu mẹ”.
 VD: Với truyên “Bác Gấu Đen và 2 chú Thỏ”: Giọng của Bác Gấu kể với giọng Ồm Ồm; 
Giọng Thỏ Trắng nhẹ nhàng, trong trẻo; Giọng Thỏ Nâu thì gắt gỏng.
 3.2.2.3. Tạo môi trường, sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc
 Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác 
phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã trang bị cho 
lớp nhiều quyển truyện, tạp chí, ngoài ra tôi còn sưu các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, 
lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung 
văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo, sau đó cô kể 
truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Gấu con bị đau răng; Kiến con đi 
ô tô.” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc vẹt, tất nhiên 
có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp 
với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác.
 Trong góc chơi với các tác phẩm văn học đó, tôi có chú ý sưu tầm nhiều nguyên 
vật liệu khác nhau cho trẻ làm rối cho chính trẻ biểu diễn. Các tác phẩm văn học dân gian 
như ca dao, tục ngữ, vè...cũng luôn được các trẻ trong lớp biểu diễn tại góc chơi này. Trong 
quá trình trẻ biểu diễn, thể hiện tự trẻ đã cảm nhận được nhịp điệu, câu từ trong các tác 
phẩm đó.
 Hiện nay, nếu giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích 
trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay 
từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các 
câu chuyện,bài thơ,... nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện 
trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh, thơ ngoài chương trình để đưa 
vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh,thơ đưa vào góc văn học cho trẻ 
hoạt động thường ngày. Những câu chuyện,bài thơ được thể hiện trên các mảng tường trong cửa, tiếng cô giả giọng nói của chó sói. Tôi còn vào mạng sưu tầm tiếng mưa rơi, tiếng gió 
thổi ào ào bật mở cho trẻ nghe để dẫn dắt vào tác phẩm, cho trẻ xem trẻ rất thích thú và gọi 
tên những nhân vật đó.
 Ví dụ: Trong câu chuyện: “Rùa con tìm nhà” tôi cho trẻ đội mũ rùa vào chơi “con 
rùa” sau khi đọc hết bài đồng dao tôi nói “Mời các chú rùa đi ngủ thôi”. Trẻ ngồi nhắm mắt 
giả vờ ngủ, cô giả làm tiếng gà gáy ò ó o trời sáng rồi cho trẻ mở mắt ra. Đồng thời tôi cũng 
tận dụng cơ hội ở mọi lúc mọi nơi để trò chuyện với trẻ về nội dung các tác phẩm trẻ đã 
học.
 3.2.2.4. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua các hoạt động ngoài giờ
 Với trẻ Mầm non hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của 
hoạt động khác do đó tôi phải tận dụng những thời gian đón trẻ, trả trẻ, vui chơi, hoạt động 
chiều....tôi thường đưa thơ chuyện vào kể, đọc cho trẻ nghe, tôi luôn chú ý tìm những bài 
thơ câu chuyện phù hợp theo từng chủ đề
 Vào những thời điểm trên tôi cũng cho trẻ ôn luyện những tác phẩm đã học như là cho 
trẻ đọc lại hoặc kể lại, tôi theo dõi và sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng, diễn cảm. Muốn 
cho việc ôn luyện của trẻ hấp dẫn, trẻ hứng thú tham gia tôi tổ chức ôn luyện dưới hình thức 
trò chơi: hái hoa, đoán tên, đóng kịch...
 Giờ hoạt động ngoài trời: tôi cho trẻ quan sát bồn hoa, tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa 
mào gà” qua đó cho trẻ biết về đặc điểm công dụng, lợi ích của các loài hoa và qua đó tôi 
giáo dụng trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây hoa.
 Khi cho trẻ rửa tay tôi cho trẻ đọc bài thơ “Rửa tay sạch nhé” giúp trẻ chú ý hơn trong 
việc thực hiện vệ sinh rửa tay rửa mặt và giáo dục trẻ nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi 
vệ sinh.
 3.2.2.5 . Xây dựng môi trường học tập thân thiện lấy trẻ làm trung tâm
 Lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến 
thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ 
sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động ... là điều cần thiết. 
Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_nang_cao_kha_nang_ca.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học tại Trường Mầm non Vũ Tiến.pdf