SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình là một những phương tiện tích cực để trẻ phát triển các khả năng về trí tuệ, quan sát, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng và hình thành phẩm chất kỹ năng ban đầu của trẻ. Xong trong thực tế tại trường và đặc biệt tại lớp, Tôi thấy rằng các biện pháp để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ còn chưa phong phú, chưa thay đổi được mấy về hình thức, nội dung trong hoạt động tạo hình. Các hoạt động tạo hình còn dập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng trực quan chưa phong phú. Chính vì vậy mà chưa thu hút trẻ say mê, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẹp. Từ những hạn chế trên mà bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ cần có biện pháp nào đó để giúp trẻ hứng thú, say mê, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm theo ý của mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi còn chưa đạt kết quả cao. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình
Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình Mục lục TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình” PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phạm vi thực hiện 3. Thời gian thực hiện PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN) I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn II. THỰC TRẠNG 1. Tình hình của lớp 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực 3. Biện pháp 3: Phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua hoạt động học 4. Biện pháp 4: Phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi 5. Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động theo nhóm, đánh giá khen ngợi động viên kịp thời 6. Biện pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh cùng thực hiện để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ PHẦN C. KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. kết quả đạt được II. Bài học kinh nghiệm PHẦN D. NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo lớp 3 tuổi 2. Phạm vi thực hiện - Lớp C3 3. Thời gian thực hiện - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/ 2017 đến tháng 4/2018. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN) I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận Giáo dục nói chung và giáo dục trẻ mầm non nói riêng muốn đạt được mục đích phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ thì đòi hỏi người giáo viên cần phải trang bị cho trẻ một vốn kiến thức về năm lĩnh vực phát triển. Trong chương trình giáo dục mầm non, đến trường trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động nhằm phát triển cả về 5 mặt: Đức, trí, thể, mĩ, lao động. Một trong những hoạt động ấy không thể không kể đến, đó là hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình bao gồm ba thể loại chủ yếu: Vẽ, nặn, xé dán... Các cô giáo mầm non tập trung rèn trẻ thực hiện ba thể loại trên. Tạo hình là một môn học không giống như các loại hoạt động khác vì hoạt động này là một hoạt động rất là khô khan vì vậy để giờ học đạt kết quả cao thì nghệ thuật giảng dạy lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động là vô cùng quan trọng. Vì vậy người giáo viên phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và ngôn ngữ của giáo viên là phần không thể thiếu được nó rất quan trọng, giáo viên cần dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói lên khả năng sư phạm, ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách lên lớp thật tự tin, hồn nhiên vui tươi gây sự chú ý của trẻ vào bài. Vậy làm thế nào để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ, thu hút được nhiều sự chú ý của phụ huynh và trẻ, làm cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách tự nguyện, được trải nghiệm, khám phá là điều làm cho tôi chăn trở và quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, việc trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình còn hạn chế và chính vì điều này kết quả cao trên trẻ vẫn còn là một điều tôi quan tâm. Là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, tôi luôn muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Tôi nhận thấy rằng tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động tạo hình Trang 2/21 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình - Trẻ nhút nhát, sợ hãi chưa mạnh dạn tạo sáng tạo ra sản phẩm theo khả năng của mình. - Phụ huynh còn chưa quan tâm đến môn tạo hình cho trẻ. Từ những thực tế trên tôi đã tìm ra những biện pháp thiết thực gần gũi với trẻ để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. Dựa vào nội dung chuyên đề lĩnh vực phát triển thẩm mỹ ( môn tạo hinh năm học 2019 – 2020), dựa vào tình hình thực tế của lớp, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, căn cứ vào nhiệm vụ của năm học, căn cứ vào dự kiến xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động theo từng tháng và các chủ đề sự kiện, chủ đề có liên quan trong tháng, tôi đã dự kiến lập kế hoạch cho trẻ hoạt động như sau: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI NĂM HỌC 2019 – 2020 THÁNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO Tháng 8 Rèn nề nếp học tập cho trẻ như tư thế ngồi, tư thế cầm bút, đặt giấy, chọn màu, cầm giấy. Tháng 9 Rèn kỹ năng vẽ, nặn, dán, in những sản phẩm đơn giản: vẽ nét nét thẳng, nét cong, nét xiên và kỹ năng tô màu cho trẻ Tháng 10 Tiếp tục rèn cho trẻ các kỹ năng vẽ, nặn, tô màu, và cách phối kết hợp màu, bố cục tranh. Tháng 11 Rèn cho trẻ cách pha các bảng màu cơ bản, cách xé dán, gắn đính các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành các sản phẩm tạo hình sáng tạo, cách chấm màu nghệ thuật Tháng 12 + 1 Cho trẻ thực hiện vẽ trang trí, trang trí sản phẩm bằng nhiều các hình thức tạo hình khác nhau: Làm thiệp chúc mừng, tạo các sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên như: Lá cây, hột hạt, nhũ, cúc áo, cát, cỏ khô, lá khô Tháng 2+ 3 Trẻ thực hiện vẽ theo đề tài, theo ý thích và tô màu tổng thể các bức tranh: Vẽ ô tô, tàu hỏa, vẽ máy bay, vẽ ngã tư đường phố Tháng 4+ 5 Trẻ thực hiện tổng thể bức tranh, và sản phẩm tạo hình của mình, phối hợp màu, bố cục bức tranh ( Vẽ tranh phong cảnh, vẽ biển, vẽ miền núi, in , vẽ ông mặt trời) Trang 4/21 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình Ví dụ: Khi cho trẻ học về chủ đề sự kiện Trung thu tôi sử dụng xốp màu cho trẻ làm mặt nạ. Từ nguyên vật liệu xốp nỉ các màu, đĩa giấy, băng dính 2 mặt, dây chun tôi cho trẻ được tự tay cùng cô hoàn thiện mặt nạ rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Hình ảnh góc tạo hình sản phẩm của cô và trẻ Hay ở Tháng 11 với chủ đề sự kiện: “Ngày nhà giáo Việt Nam” Tôi cho trẻ trang trí bưu thiếp để tặng cô nhân ngày 20/11. Để làm được bưu thiếp đẹp tặng các cô tôi đã tận dụng nguyên vật liệu để cho trẻ trang trí: cúc áo, nơ , len vụn, vải vụn, hạt bông các màu, lá, hoa....Tôi cho trẻ quan sát một số mẫu bưu thiếp đã trang trí sau đó cho trẻ tự trang trí bưu thiếp tặng cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam Hình ảnh góc tạo hình Hay học về chủ đề sự kiện: Tết nguyên đán tôi cho trẻ sử dụng màu nứơc để thổi cành hoa đào hoa mai tạo thành những đốc lịch xinh xắn để trang trí hành lang lớp học. Trang 6/21 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình mình. Ngoài ở trong lớp tôi còn cho trẻ ra góc tạo hình ở phía ngoài hành lang hoặc khu không gian sáng tạo để hoạt động. Với nhiều nguyên liệu: cát để trẻ có thể vẽ tranh trên cát, màu nước để trẻ tô những bức tượng, đất nặn....Đặt và sắp xếp các vật liệu để sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào mà trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý bắt mắt. Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được thể hiện trên sản phẩm của mình. Hình ảnh trẻ hoạt động tao hình khu không gian sáng tạo Không dừng lại ở đó việc tạo khu thiên nhiên, vườn hoa ngoài lớp để trẻ được chăm sóc, quan sát, tiếp xúc... để từ đó tạo ấn tượng đẹp vận dụng vào bài trong lớp trẻ có thể tự diễn đạt cảm xúc của mình về hình ảnh trẻ nhìn thấy. Phía ngoài sân trường có 1 khu giành riêng cho khung cảnh tạo hình ở đây các bé được làm quen với một môi trường rất gần gũi đối với trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình để sáng tạo ra những sản phẩm đẹp. Hình ảnh khu thiên nhiên, vườn hoa, góc bé hđ tạo hình Trang 8/21 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, để trẻ nhận xét được đúng về hình mẫu ấy. Với thể loại mẫu tôi chuẩn bị một vật mẫu (tranh mẫu chuẩn, đẹp, bắt mắt). Khi cô thực hiện mẫu cho trẻ cô vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác, kết hợp các câu hỏi đễ hiểu kích thích trẻ suy nghĩ và trả lời, tuy nhiên việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất đi sự hứng thú của trẻ. VD1: Tôi chọn bài “dán ngôi nhà” tôi phải chuẩn bị 3 tranh mẫu to, rõ ràng, màu sắc đẹp. Trong đó có 1 tranh là mẫu chính và 2 tranh mẫu mở rộng. Khi làm mẫu tôi giải thích và hỏi trẻ. Thân nhà có dạng hình gì? Các con dùng màu gì để làm thân nhà? Còn các cửa sổ có hình gì? Màu gì?Mái nhà các con dùng hình gì? màu gì Từ việc trẻ được quan sát mẫu chính và mẫu mở rộng trẻ có thể tư duy, tưởng tượng để dán được ngôi nhà theo ý của mình có màu sắc và kích thước có thể giống mà cũng có thể khác của cô. Trẻ quan sát mẫu chính và mẫu mở rộng VD2: Bài “Dán hoa tặng bà, mẹ nhân ngày 8/3” Đối với dạng bài này cũng vậy tôi phải chuẩn bị 3 tranh mẫu to màu sắc đẹp. Trong đó có 1 tranh là mẫu chính: Tranh dán hoa cánh tròn và 2 tranh mẫu mở rộng: Tranh dán hoa cánh dài và tranh dán các loại hoa khác nhau.: Đàm thoại trên tranh mẫu Hỏi trẻ về bức tranh dán gì? Bông hoa có màu gì? Cành và lá hoa như thế nào? Sau khi dán mẫu và giải thích cô cho trẻ quan sát tranh mở rộng Trẻ được quan sát tranh mãu chính: tranh dán hoa cánh tròn và tranh mở rộng trong đầu trẻ hình thành tư duy, sáng tạo để dán được giỏ hoa đẹp tặng bà, mẹ nhân ngày 8/3. * Trong khi trẻ thực hiện: Đây là phần rất là quan trọng giúp trẻ thể hiện mình qua sản phẩm vì vậy tôi cũng luôn luôn tìm cách giúp trẻ phát huy được tối đa khả năng của mình. Trang 10/21
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_phat_trien_kha_nang.doc