SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ khi ở nhà
Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng 1 hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói wikipedia.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, kết nối con người với con người, với tất cả những gì trong cuộc sống. Tuy nhiên, để sự kết nối đó có được duy trì và thu hút từ đối phương thì người nói cần thể hiện một ngôn ngữ có tư duy, tình cảm ở mức độ sâu sắc đầy ấn tượng. Vậy làm thế nào để phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ đó chính là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay. Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn và khám phá sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo để giúp con phát triển tư duy ngôn ngữ của mình nhé.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ khi ở nhà
MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn đề 1. Mục đích của sáng kiến, giải pháp 2. Các biện pháp, giải pháp mới đã tiến hành Biện pháp 1: Tăng cường khả năng quan sát cho trẻ và cùng con phản xạ các tình huống hàng ngày Biện pháp 2: Tăng cường trò chuyện cùng con Biện pháp 3: Cho trẻ xem video làm quen văn học do cô giáo thiết kế, quan sát và mô tả lại Biện pháp 4: Phát triển tư duy ngôn ngữ bằng cách đọc và phản xạ sách Biện pháp 5: Cho trẻ đọc thơ, hát và giao tiếp với mọi người xung quanh Biện pháp 6: Cho trẻ lặp lại nhiều lần và tăng cường trí tưởng tượng 3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến 4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến 5. Hiệu quả của sáng kiến Phần 3. Kết luận, kiến nghị PHỤ LỤC Hiện tại, trẻ vẫn đang trong thời gian tạm dừng đến trường, ở nhà phòng tránh dịch Covid- 19 nên việc giáo dục phát triển ngôn ngữ tại nhà càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Là một cô giáo phụ trách lớp 3-4 tuổi, đồng thời cũng có con gái đang ở độ tuổi này, thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ tư duy cho trẻ nên tôi đã nghiên cứu, lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ khi ở nhà" II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Mục đích của sáng kiến/giải pháp: Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng 1 hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nóiwikipedia Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, kết nối con người với con người, với tất cả những gì trong cuộc sống. Tuy nhiên, để sự kết nối đó có được duy trì và thu hút từ đối phương thì người nói cần thể hiện một ngôn ngữ có tư duy, tình cảm ở mức độ sâu sắc đầy ấn tượng. Vậy làm thế nào để phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ đó chính là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay. Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn và khám phá sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo để giúp con phát triển tư duy ngôn ngữ của mình nhé. 2. Các giải pháp, biện pháp mới đã tiến hành Biện pháp 1: Tăng cường khả năng quan sát cho trẻ và cùng con phản xạ các tình huống hàng ngày Thay vì cha mẹ giết chết thời gian của con bằng các thiết bị thông minh như ti vi, điện thoại, Ipad thì cha mẹ hãy cho con ra ngoài (vẫn đảm bảo thực hiện 5K phòng chống dịch)để quan sát mọi sự vật xung quanh. Biện pháp 3: Cho trẻ xem video làm quen văn học do cô giáo thiết kế, quan sát và mô tả lại Trong thời gian gần cả năm học 2021- 2022 này, tôi đã tập tung suy nghĩ và làm ra những video kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe và ghi nhớ. Những video được xây dựng tấ công phu này của tôi đã được đăng trên fanage, website của trường Mầm non Hoa Sen và gửi đường link vào viber nhóm, lớp do tôi phụ trách. Bằng cách cha mẹ cho con mô tả lại những điều con được làm, được nghe hoặc nhìn thấy cũng là một cách rất tốt giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy ngôn ngữ của mình, việc trẻ phải kể lại điều gì đó sẽ đòi hỏi trẻ cách diễn đạt câu, ý của mình một cách dễ hiểu nhất cho mọi người. Tuy nhiên cha mẹ lưu ý khi con diễn đạt sẽ có lúc con diễn đạt không tốt cha mẹ cần hướng dẫn lại cho con và chỉ cho con cách thực hiện sao cho dễ hiểu hơn chứ không vội mắng trẻ để trẻ ngại và không dám thể hiện mình nữa. Đối với trẻ nhở từ mẫu giáo trở xuống, hãy gọi tên những thứ bên trong hoặc xung quanh ngôi nhà. Hoặc hãy viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “giường” lên 1 mẩu giấy và gắn vào đầu giường. Biện pháp 4: Phát triển tư duy ngôn ngữ bằng cách đọc và phản xạ sách Việc đọc cho trẻ nghe từ khi trẻ mới sinh ra có thể nhiều cha mẹ nghĩ đó là điều viển vông nhưng đây là một cách rất tốt để bạn giúp con tăng vốn từ và bước đầu đặt những viên gạch xây móng đầu tiên. Thời gian nghe truyện có thể đem lại những phát triển hoàn toàn mới cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thông qua việc dành thời gian đọc sách/truyện cho con, cha mẹ sẽ giúp trẻ nhận biết những điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại và sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học. Việc lặp đi lặp lại một việc nhiều lần sẽ giúp trẻ thực hành và nói đi nói lại cái đó nhiều lần. Đó có thể là những bài hát, những quyển sách hay những lời chỉ dẫn. Nếu như cha mẹ làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi trẻ đã quen, chúng sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế. Đây chính là một cách cha mẹ truyền cho con những tư duy tích cực, hành vi tích cực. Cha mẹ hãy giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ của mình bằng cách tăng cường vốn sống, trí tưởng tượng của trẻ qua những hoạt động của cuộc sống. Hãy cùng trẻ hóa thân vào thế giới cổ tích với các nhân vật trong các câu chuyện hay thế giới động vật để giao lưu. Khi trí tưởng tượng của trẻ phong phú thì ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên phong phú và sáng tạo hơn. 3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến: Lớp Mẫu giáo bé C3, trường Mầm non Hoa Sen 4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2021 đến nay 5. Hiệu quả của sáng kiến: Bảng đối chiếu, so sánh với kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến đối với 31 trẻ của lớp Mẫu giáo bé C3 Nội dung Đầu năm học Cuối năm học Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ đạt Tỷ lệ % Vốn từ 19 67,9 28 90,3 Phát âm chính xác 16 43/2 25 80,7 Nói đủ câu 20 64.5 29 93,5 Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc 17 54,9 28 90,3 Đọc thuộc lòng bài thơ 18 58,1 27 87,1 Kể lại câu chuyện đã nghe 11 35,5 26 83,9 Từ bảng khảo sát trên cho thấy: sau khi áp dụng sáng kiến này trong việc phối hợp cùng các bậc cha mẹ của lớp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà tôi nhận được nhiều phản hồi rất tích cực, trẻ tiến bộ rõ rết. Giờ đây đa số các con đã mạnh dạn, tự tin Ca hát giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt Video hướng dẫn trẻ đọc thơ Thiết kế truyện tranh bằng phần mềm Canva Cha mẹ khuyến khích bé đọc thơ, rèn ngôn ngữ mạch lạc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm Tên tôi là: Nguyễn Thu Hà Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen Điện thoại: 0976135026 Email:Havu9193@gmail.com Tôi làm đơn này trân trọng kính đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm xem xét và công nhận sáng kiến cấp Quận đối với sáng kiến do tôi làm tác giả, sau đây: Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ khi ở nhà (Có Sáng kiến kinh nghiệm, Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến và Biên bản chấm của đơn vị, kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã nêu trong đơn.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_phat_trien_ngon_ngu.docx