SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Đại Thịnh
Hoạt động làm quen với văn học là một môn học đem lại cho trẻ nhiều ấn tượng và lý thú, nó phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo, giúp trẻ phân biệt được những điều xấu, tốt, thiện ác trong cuộc sống cũng như trong câu truyện trẻ được nghe trên lớp. Bên cạnh đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập giao tiếp và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lý trẻ em. Đồng thời nó còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn ngữ. Những bài hát du, đồng dao, dân ca đã sớm đi vào tâm hồn trẻ thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn được những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi. Để từ đó có những phương pháp, biện pháp nhằm phát triển tốt ở trẻ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Đại Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Đại Thịnh
MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................2 1.2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm...................................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 1.4. Nội dung nghiên cứu: ...........................................................................................3 1.5. Phạm vi thời gian nghiên cứu...............................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 1.7. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................................4 PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5 2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................6 2.3. Thực trạng vấn đề.................................................................................................6 2.3.1. Thuận lợi.......................................................................................................6 2.3.2. Khó khăn.......................................................................................................6 2.3.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:.............................................................7 2.4. Các biện pháp giải quyết vấn đề ..........................................................................8 2.4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nghiên cứu kỹ tác phẩm ..........................................8 2.4.2. Biện pháp 2: Đa dạng hoá các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm phát huy tối đa tính tích cực của trẻ........................................................8 2.4.3. Biện pháp 3: Nâng cao nghệ thuật giảng dạy, tích hợp nội dung giáo dục một cách hợp lý ......................................................................................................12 2.4.4. Biện pháp 4:Giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học thể loại kể chuyện: ..13 2.4.5. Biện pháp 5:Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: ....15 2.4.6. Biện pháp 6:Trò chơi đóng kịch .................................................................15 2.4.7. Biện pháp 7:Tổ chức hoạt động làm quen văn học theo hình thức đổi mới - lồng ghép các môn học - trò chơi gây hứng thú cho trẻ:.......................................16 2.4.8. Biện pháp 8: Làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.. 17 2.5. Kết quả thực hiện ...............................................................................................18 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................20 3.1. Kết luận ..............................................................................................................20 3.3. Khuyến nghị.........................................................................................................21 PHỤ HỌA MINH CHỨNG.....................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................32 3 nhàng, hiệu quả, không gò ép. Nhận thấy sự cần thiết của việc gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động làm quen tác phẩm văn học. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non”. 1.2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi mầm non và trình độ nhận thức của trẻ thì mục đích nghiên cứu nhằm giúp: - Trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. - Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Trí tuệ, đạo đức. - Giúp trẻ mạnh dạn,tự tin hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 Tuổi tại lớp 3TC4 Trường Mầm non Đại Thịnh 1.4. Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã vận dụng những vấn đề mà bài viết sáng kiến này có đề cập và liên quan đến là những chương trình giáo dục trẻ mầm non từ 3 - 4 tuổi ở chính đơn vị mà tôi đã và đang công tác. Để có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, và góp phần đáng kể trong quá trình phát triển nhân cách cho trẻ. Sau đó lập kế hoạch xây dựng các biện pháp trong thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 4/2024, viết và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. 1.5. Phạm vi thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi tại lớp 3TC4 trường mầm non Đại Thịnh trong năm học 2023 - 2024. Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2023- 2024. Thời gian bắt đầu từ 9/2023 đến tháng 4/ 2024. 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp thực hành - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sao chép, chụp ảnh 5 PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lý luận Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ sớm nhất và cũng được trẻ mầm non yêu thích nhất.Thông qua văn học giúp trẻ lĩnh hội và phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, lao động thẩm mỹ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Văn học có vai trò rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non ngay từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên của trẻ. Làm quen văn học là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ làm quen văn học giúp trẻ hình thành những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Những lời ru yêu thương của bà, mẹ, những lời thơ đồng dao, truyện kể của cô đã giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, những điều hay lẽ phải những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức thông qua các bài thơ câu chuyện trẻ đã biết phân biệt cái thiện, cái ác, người tốt, kẻ xấu, biết về thế giới xung quanh, biết yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ mọi vật xung quanh, những hình ảnh đẹp, những tình tiết hay, lời đối thoại trong truyện trẻ biết yêu quý bạn bè, cô giáo và những người thân. Qua việc cho trẻ làm quen văn học và phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt vốn từ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, diễn cảm, nói đầy đủ, đúng câu, đúng từ, đúng ngữ pháp. Thông qua hoạt động này kích thích sự tìm tòi khám phá, trẻ được tiếp xúc nhiều với nhân vật trong thơ truyện thì trẻ sẽ hiểu được tính cách của nhân vật. Qua đó giúp trẻ phát triển tư duy trí tuệ giáo dục tình yêu thương con người với con người, tình yêu quê hương đất nước, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách tạo tâm thế cho trẻ tự tin bước vào trường phổ thông. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người, thông qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ 3 - 4 tuổi, vốn từ của trẻ tương đối phong phú về số lượng cũng như từ loại. Tư duy của trẻ phát triển hơn, có nội dung hơn. Trẻ biết phát biểu những nhận định của mình, trẻ kể lại được những chuyện mà trẻ trong thấy, nghe được. Trẻ có thể kể theo tranh, đồ chơi hoặc đồ vật mặc dù phần lớn còn bắt chước giọng kể của người lớn. Thông qua các tác phẩm văn học như truyện kể, thơ ca, hò, vè, câu đố, tục ngữ, ca dao.. ..Trẻ đã thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khác một cách tích cực, có hiệu quả. Qua đó giáo viên có nhiều thuận lợi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một giờ dạy hay không chỉ dừng lại ở chổ trẻ hiểu được điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà người giáo viên mầm non cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ của mình, giúp trẻ nhập vai cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để đánh giá nhân vật, trò chuyện, đàm thoại, biết diễn đạt nguyện vọng sự hiểu biết của mình một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh, đồ chơi, kể chuyện sáng tạo, biết kể trình tự, diễn cảm, rõ ràng mạch
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_phat_trien_ngon_ngu.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển ngôn ngữ trong Trường Mầm non Đại Thịnh.pdf