SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi hoạt động tích cực trong hoạt động một ngày của trẻ ở Trường Mầm non Tản Hồng
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi –Chơi mà học”
“Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương việt nam ,những con đường nên thơ và nhưng dòng sông ước mơ ,từ trái tim xin một lời tôi yêu việt nam ,từ trái tim xin 1 lời tôi yêu việt nam” nghe lời hát đó trong lòng tôi lại rạo rực làm thế nào để quê hương việt nam ngày một giàu mạnh.Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở ,làm thế nào để giúp các con của mình phát triển một cách tốt nhất như vậy giáo dục phải thực sự có một nền móng thật vững chắc tạo đà để phát triển giáo dục tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc. Muốn làm được điều đó phải thực hiện tốt từ giáo dục mầm non.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi hoạt động tích cực trong hoạt động một ngày của trẻ ở Trường Mầm non Tản Hồng
thực sự có một nền móng thật vững chắc tạo đà để phát triển giáo dục tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc. Muốn làm được điều đó phải thực hiện tốt từ giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non là thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tốt nhất để chuẩn bị lên những lớp tiếp theo đặc biệt là trẻ 3 tuổi mới bước qua sự khủng hoảng của trẻ lớp 2 tuổi mọi hoạt động trẻ bắt đầu nặng hơn nhưng chưa chủ động được như trẻ 4 tuổi và trẻ 5 tuổi.Trẻ 3 tuổi vừa phải chủ động vừa phải có sự giúp đỡ của cô phù hợp với độ tuổi với thực trạng và điều kiện của lớp, của trường của từng vùng miền để trẻ hoạt động có hiệu quả hơn. Là đòn bẩy sự phát triển tình cảm cũng như kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ khi lên lớp 5 tuổi trẻ mới học tốt và chuẩn bị tốt điều kiện cho trẻ bước vào lớp 1. Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 4 tuổi sẽ là nền tảng cho hoạt động sau này của trẻ bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ. Do vậy để nâng cao chất lượng theo mục tiêu đào tạo của bậc học của độ tuổi. vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặt ra là phải phát triển đồng bộ từ điều kiện của lớp nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục của cô đáp ứng độ tuổi, đảm bảo về cơ sở vật chất môi trường học, được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn... Đó là điều kiện thiết yếu ban đầu cho hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Và để thực hiện tốt vấn đề trên không chỉ riêng một môn học hoặc một hoạt động nào mới là quan trọng mà phải tổ chức tốt hoạt động một ngày của trẻ. có tính khoa học và tính hiệu quả. Đi đúng hướng đảm bảo yêu cầu của sự phát triển giáo dục mầm non hiện nay trong đó có cả trẻ 3 tuổi. Hoạt động một ngày của trẻ được thực hiện tất cả các hoạt động trong cuộc sống của trẻ trong ngày vì hàng ngày trẻ ở trường từ 6 giờ 30 đến 5 giờ chiều. 1. Cơ sở lí luận Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đổi mới. Thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và xu hướng phát triển của thời đại. Giáo dục mầm non là một mắt xích có vai trò cực kỳ quan trọng, việc kết hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặt nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Bậc học này tạo điều kiện cho trẻ có thể phát triển các khả năng vốn có của mình, giúp cho trẻ có nhiều cơ may trong cuộc sống và chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt đức - trí - thể - mỹ. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Đơn vị trường mầm non nơi tôi đang công tác. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đầu tư về trang thiết bị vật chất – đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng học tập nghiên cứu tài liệu, tivi, sách báo qua mạng internet để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân mình. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động trong trường mầm non là một vệc làm vô cùng quan trọng. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên trường mầm non chúng tôi đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực. khó khăn đối với một trường miền núi một lớp 3 tuổi nhiều cháu là con em dân tộc. Trong thực hiện tôi thấy có những thuận lợi, khó khăn sau: a. Thuận lợi: Nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học với mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Tăng cường công tác tuyên truyền,nhằm nêu cao vai trò và trách nhiệm của phụ huynh của nhân dân ,xã hội đối với việc học tập của con em mình. Bản thân là Giáo viên tôi luôn học tập kinh nghiệm ở bạn bè đồng nghiệp sự chỉ đạo bảo ban của ban giám hiệu để nắm vững được chuyên môn , nắm rõ quy chế hoạt động, có nhiều kinh nghiệm trong mọi hoạt động cũng như công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.Biết cách xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức hoạt động theo sự phân công của Ban giám hiệu biết sử dụng công nghệ thông tin tìm tài liệu nghiên cứu và tham khảo và tổ chức hoạt động. Học sinh linh hoạt, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động. Đồ chơi ngoài trời và đồ dùng theo Thông tư 02 được nhà trường trang bị đầy đủ hơn Phòng học đảm bảo diện tích để trang trí và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Có sân chơi rộng rãi thoáng sạch có đồ chơi ngoài trời. b. Khó khăn: Là một trường miền núi trường nằm trong vùng 135, đa số người dân làm nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn còn nhiều hộ nghèo; Môi trường hoạt động chưa phong phú, phương tiện vật chất vẫn còn hạn chế. Nhà trường còn khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư cho chuyên môn để tổ chức các hoạt động cho trẻ - Về phía phụ huynh: - Kết quả trên trẻ: Kết quả hoạt động tích cực trong mọi hoạt động của trẻ Tổng số Tốt % Khá % TB % Yếu % 34 9 26 12 35 10 30 3 9 3. Những biện pháp thực hiện đề tài: * Biện pháp 1: Xây dựng thời gian biểu và nội dung chính cho tổ chức hoạt độngmột ngày của trẻ * Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trong ngày * Biện pháp 3: Trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về hoạt động của trẻ hàng ngày; *Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động mời ban giám hiệu dự giờ,dự giờ đồng nghiệpđể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân; * Biện pháp 5: Làm đồ dùng tự tạo, tham mưu với nhà trường bổ sung mua sắm đồ dùng theo quy định của Thông tư 02 4. Triển khai thực hiện các biện pháp a. Biện pháp 1: Xây dựng thời gian biểu và nội dung chính cho tổ chức hoạt độngmột ngày của trẻ Để thống nhất thực hiện thời gian biểu cụ thể theo mùa, tôi xây dựng thời gian biểu hoạt động một ngày như sau: Mùa Hè Nội dung Hoạt động Mùa Đông Đón trẻ vào lớp – Chơi tự chọn – Thể dục sáng 6h45 – 8h00 Điểm danh – Đọc thơ – Nghe hát, 7h00 – 8h20 kể chuyện về chủ đề Thể dục buổi sáng: 15 phút thể dục buổi sáng là lúc bé tập những bài tập nhẹ nhàng cùng với những bài hát vui vẻ, phấn khởi chuẩn bị cho một ngày hoạt động ở trường. Chúng tôi đã lựa chọn những bài phù hợp với chủ đề và có tính giáo dục cao, tập trung với các lớp. Giờ thể dục buổi sáng Hoạt động chung: Là thời điểm quan trọng nhất trong một ngày sinh hoạt của trẻ ở trường. tôi xây dựng những hoạt động theo hình thức để trẻ được học mà chơi, chơi mà học,tạo hứng thú cho trẻ. chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho hoạt động, không dùng nhiều lời lẽ giảng giải mà cung cấp kiến thức mới cho trẻ bằng cách lồng ghép các trò chơi sinh động để trẻ tự tư duy giúp trẻ nhớ lâu Giờ hoạt động âm nhạc Hoạt động ngoài trời: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Tạo môi trường và tận dụng các điều kiện tự nhiên để tổ chức cho trẻ hoạt động. Lựa chọn các trò chơi vận động để tổ chức hoạt động ngoài trời. Cô cho trẻ quan sát có mục đích hoặc củng cố các hoạt động học trong hoạt động ngoài trời, chơi trò chơi vận động, chơi tự do và được thực hiện theo đúng kế hoạch để không trùng với các lớp để trẻ tập trung vào hoạt động. Hoạt động góc: là hoạt động sau các hoạt động học, phải mang tính thường xuyên, tôi đã tổ chức cho trẻ các kĩ năng để trẻ hoạt động tái hiện lại các hoạt động trong xã hội. Khi bắt đầu chơi cô trò chuyện, hát các bài hát về chủ đề sau đó thỏa thuận vai chơi, khi chơi hướng trẻ có sự giao lưu giữa các góc với nhau không cho trẻ chơi thụ động và thường xuyên động viên trẻ đổi vai chơi để trẻ co kỹ năng chơi ở bất cứ vai nào trẻ cũng chơi được tốt. Trẻ chơi góc phân trẻ các quy tắc sống, biết bảo vệ môi trường, biết phòng các nguy cơ gây tai nạn để đảm bảo an toàn cho trẻ Hoạt động chiều Giờ trả trẻ: cũng như giờ đón trẻ tôi đã trao đổi về tình hình hoạt động và sức khỏe của trẻ ở lớp trong ngày. Khả năng phát triển của trẻ để phụ huynh có sự phối kết hợp chăm sóc trẻ tốt hơn, có cách dạy con theo khoa học đảm bảo đúng với chương trình. b. Biện pháp 2 : Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trong ngày. Biện pháp này, tôi đã phối kết hợp giữa các lớp, dựa vào chương trình để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, bố trí thời gian hoạt động phù hợp với lớp để hoạt động có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch ngày, tuần, tháng đầy đủ và trước thời gian hoạt động để trình ban giám hiệu duyệt, bổ sung những vấn đề cần thiết. Tôi đã tìm tòi những nội dung tổ chức hoạt động trong cuộc sống hàng ngày gần gũi với trẻ. Việc lập kế hoạch đảm bảo thuận lợi cho việc chuẩn bị đồ dùng và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả c. Biện pháp 3: Trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh về các hoạt động hàng ngày. Trong giáo dục trẻ mầm non nói chung trong đó có cả lớp 3 tuổi, việc chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng trẻ, về thời gian chủ yếu là ở trường nên việc gặp gỡ trao đổi để có sự phối kết hợp cả về cách dạy, cách nuôi và chăm sóc con sao cho đúng với quy chế chuyên môn, đúng với chương trình, kế hoạch của lớp. Đảm bảo tính khoa học là rất cần thiết, nếu không sẽ có sự tác động ngược lại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Biện pháp này, điều đầu tiên mà tôi làm là phải đảm bảo giờ nào
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_tuoi_hoat_dong_tich_cuc_tro.docx