SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với văn học lứa tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non

Đối với trẻ 3-4 tuổi trong cảm thụ tác phẩm văn học trước hết trẻ chú ý vào nhân vật, bề ngoài của nhân vật, hành động cử chỉ của nhân vật, chúng khoái chí cười theo khi xuất hiện những lời nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật. Trẻ 3-4 tuổi có một cách suy nghĩ theo diễn biến của sự kiện, đã có những đánh giá đúng đắn và hiểu biết chính xác những hành động của các nhân vật, trẻ đã phân biệt rõ ràng hơn sự khác biệt giữa các hình thức thể loại nghệ thuật như thơ, truyện.

Khi trẻ tham gia hoạt động làm quen với văn học trẻ được lĩnh hội vốn văn hóa, tri thức, kinh nghiệm của con người chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật, khơi gợi ở trẻ. Qua các tác phẩm văn học trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu bên cạnh đó còn giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội, dần dần từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống. Hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ. Qua đọc thơ - kể chuyện giúp trẻ làm giàu vốn từ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc, giúp trẻ phát huy tính tích cực cá nhân, trẻ tự tin, sang tạo và hình thành tư duy khả năng ghi nhớ có chủ định

Vì vậy hoạt động làm quen với văn học có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục ngôn ngữ, giáo dục toàn diện ngay cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu trong cuộc sống.

docx 21 trang lethu 26/01/2025 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với văn học lứa tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với văn học lứa tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với văn học lứa tuổi 3-4 tuổi ở trường mầm non
 1 | 14
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người. 
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên 
sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, 
niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. 
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là rất quan trọng cho trẻ ở trường mầm 
non, đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên 
đi vào thế giới. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, sự nhạy cảm 
thẩm mĩ, tiếp xúc với các tác phẩm văn học giúp trẻ học tiếng mẹ đẻ, học cách phát âm 
đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động, giàu sức 
biểu cảm.
 Hoạt động làm quen văn học còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm 
phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn 
học. Hoạt động làm quen với văn học giúp khơi gợi ở trẻ sự rung động, sự hứng thú đối 
với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm. 
Hoạt động làm quen với văn học còn giúp trẻ cảm nhận sự độc đáo của phong cách 
nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung hình thức văn chương
 Qua hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ hình thành và phát triển những cảm 
xúc thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật và trẻ biết được phong cảnh, sự vật, 
con người trong tác phẩm trở nên đẹp và có sức hấp dẫn riêng. Tham gia hoạt động làm 
quen với văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí 
tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ 
của trẻ, từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác 
của từ, bên cạnh đó còn giúp trẻ phát âm chuẩn thỏa mãn nhu cầu được nói có vần, có 
nhịp của trẻ. Hoạt động làm quen với văn học có vai trò to lớn trong sự phát triển ngôn 
ngữ của trẻ, không chỉ là rèn luyện trẻ phát âm đúng, một khía cạnh quan trọng đó là 
tích lũy nội dung ngôn ngữ - phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói 
mạch lạc
 Là một giáo viên mầm non tôi hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển 
ngôn ngữ đặc biệt là hoạt động làm quen với văn học đối với sự phát triển của trẻ. Chính 
vì vậy nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm 
quen với văn học lứa tuổi 3 -4 tuổi ở trường mầm non”
 II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN
 Qua đề tài:
 - Giúp giáo viên có biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3 - 4 tuổi học hoạt động làm 
quen với văn học đạt kết quả cao 3 | 14
trẻ. Trên cơ sở đó các nhà trường và trường tôi cũng đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng 
cho giáo viên giáo viên nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động làm quen 
với văn học. Song kết quả chưa cao, trong quá trình thực hiện và đi dự giờ chéo đồng 
nghiệp tôi nhận thấy bản thân và một số đồng nghiệp ở trường tôi chưa sáng tạo và linh 
hoạt. Giáo viên chưa thực đổi mới hình thức tổ chức hoạt động làm quen với văn học, 
chưa tự tin, chưa mạnh dạn thay đổi hình thức, tiến trình tổ chức hoạt động làm quen 
văn học còn gò bó, cứng nhắc, dập khuôn. Chính vì vậy phần lớn trẻ còn thụ động làm 
theo cô, phần lớn thời gian học ngồi trong lớp và theo hình chữ U hoặc giáo viên còn 
khiên cưỡng khi tích hợp nội dung theo chủ đề nên chưa tạo cho trẻ được cảm xúc hứng 
thú khi tham gia hoạt động dẫn đến kết quả tiết học chưa cao
 * Thuận lợi
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục cũng như 
Ban giám hiệu nhà trường
 - Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi để nắm vững phương pháp 
hình thức tổ chức hoạt làm quen với văn học
 - Bản thân luôn tham gia học tập chuyên đề do phòng giáo dục cũng như nhà 
trường tổ chức
 - Được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh
 * Khó khăn:
 - Mặc dù cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp 
ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay
 - Trẻ chưa mạnh dạn trong các hoạt động nói chung và hoạt động làm quen văn 
học nói riêng.
 - Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đến 
việc dạy con mà giao giao phó cho cô ở trường.
 - Phụ huynh chưa hiểu hết về tầm quan trọng của văn học đối với sự phát triển 
của trẻ
 * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2022 - 2023 tại lớp C4 như sau:
 - Tổng số trẻ tôi phụ trách: 23 trẻ
 Đạt Chưa đạt
STT Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 % %
 Trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen 
 1 7 30 16 70
 văn học
 2 Trẻ trả lời tốt các câu hỏi 7 30 16 70
 Trẻ mạnh dạn tự tin khi đọc thơ, kể 
 3 8 34,7 15 65,2
 chuyện 5 | 14
trao đổi gợi mở, trò chuyện với trẻ về tác phẩm, sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại 
khơi gợi đến những tình huống như tên gọi, đặc điểm, hành động của nhân vật, nơi xảy 
ra để giúp trẻ biểu đạt hiểu biết, suy nghĩ của mình về câu chuyện, bài thơ, sự việc được 
đàm thoại giúp tiết học thành công. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu 
hỏi có tính logic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi và theo nguyên tác giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm
 Đối với hoạt động làm quen với văn học là dạy trẻ đọc thơ, để giúp trẻ cảm 
thụ tốt ngôn ngữ của thơ, điều quan trọng là phải đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm 
điệu, sắc thái của bài thơ. Sau đó tôi trò chuyện với trẻ về nội dung của bài thơ như: 
Tên bài thơ là gì? Bài thơ nói về điều gì? Cháu thích câu thơ nào trong bài?
 Ví dụ: Đề tài trẻ đọc bài thơ: Cây dây leo - Tác giả Xuân Tửu tôi sẽ đọc bài 
thơ với nhịp độ vừa phải, chú ý nhấn mạnh các từ “tí teo, bò ra, nghển cổ, tắm nắng gió, 
gội mưa rào”, giải thích từ khó” tí teo” cho trẻ hiểu, tôi ngắt giọng trong câu hỏi “vì 
sao”? và đặt đàm thoại câu hỏi: Bài thơ có tên là gì? Bài thơ cây dây leo nói về điều gì? 
Cây dây leo bé như thế nào? Cây dây leo sống ở đâu? Cây dây leo làm gì? Tại sao cây 
lại bò ra ngoài cửa sổ và nghển cổ lên trời cao? Cây cần những gì để sống và cho hoa 
đẹp? Con thích câu thơ nào trong bài thơ?
 Đối với hoạt động làm quen với văn học là kể chuyện thì tôi kể chuyện diễn 
cảm, khi kể tôi thay đổi giọng sao cho phù hợp với các nhân vật trong truyện, phù hợp 
với tính cách, tâm trạng của nhân vật. Và để giúp trẻ hiểu hơn về nội dung câu chuyện, 
nhớ được trình tự các sự kiện của câu chuyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn 
học nghệ thuật trong mỗi tác phẩm thì tôi sẽ đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi: 
Loại câu hỏi về nội dung (Truyện gì? kể về ai? kể về chuyện gì? Có những ai? Làm gì? 
Ở đâu? Tại sao? Loại câu hỏi yêu cầu trả lời ngôn ngữ sử dụng miêu tả (Như thế nào?). 
Lọai câu hỏi về thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện (Vì sao?). Loại câu hỏi về 
ngữ điệu giọng của các nhân vật phù hợp với hành động và tính cách nhân vật (Giọng 
như thế nào?)
 Ví dụ: Khi kể chuyện “Nhổ củ cải”- Truyện dân gian Nga, Tôi sử dụng các 
câu hỏi đàm thoại như: Câu truyện có tên là gì? Trong truyện có những ai? Buổi sáng 
ông làm gì? Buổi chiều ông làm gì cho cây. Củ cải to như thế nào? Ông gọi bà (cháu 
gái, chó, mèo, chuột) đến giúp ông nhổ củ cải như thế nào? Mọi người cùng nhau làm 
gì? Mọi người vừa nhổ củ cải vừa hát như thế nào? Mọi người hát như vậy để làm gì?
 Biện Pháp 3: Sáng tạo với cách gây hứng cho trẻ trong hoạt làm quen với 
văn học
 Trẻ thích những điều mới lạ và ngộ nghĩnh chính vậy trong tổ chức hoạt động 
làm quen với văn học tôi luôn cố gắng thay đổi các hình thức vào bài để tạo cho trẻ 
hứng thú và hào hứng khi vào hoạt động. 7 | 14
 Biện pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo
 Đối với trẻ 3 tuổi thì trẻ rất chú ý vào nhân vật, bề ngoài của nhân vật, hành động, 
cử chỉ của nhân vật chính vì vậy thì đồ dùng phục vụ giờ dạy phải phải đẹp, màu sắc 
phù hợp đảm bảo tính an toàn (Không có cạnh sắc nhọn) và vệ sinh cho trẻ (Không có 
bụi bẩn).
 Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, bài thơ, phía dưới có chữ to 
giúp cho việc phát triển từ của trẻ được thuận lợi. Soạn bài giảng power point, sa bàn, 
các con rối nhận vật phù hợp với truyện, bài thơ. Đồ vật thật có liên quan đến câu 
chuyện, bài thơ
 Ví dụ: Đề tài truyện “Bông hoa cúc trắng”.
 *Chuẩn bị:
 - Bông hoa cúc trắng to, đẹp, màu sắc rõ nét.
 - Quyển sách truyện: Bông hoa cúc trắng vẽ khổ to, chữ viết to, rõ cho trẻ quan 
sát.
 Ảnh 3: Sách truyện: Bông hoa cúc trắng
 - Sa bàn: Các nhân vật này có gắn que để điều khiển được.
 Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ nên tôi 
đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung câu chuyện cần 
kể, để giới thiệu cho trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và nhữnh ấn tượng tốt về đồ 
vật, sự vật đó ngay từ ban đầu tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời sống sinh 
hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ làm đồ dùng, đồ chơi cho các tiết 
dạy.
 Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông, len 
vụn, các hột, hạt ...khéo léo cắt tỉa, khâu tạo thành những nhân vật rối dẹt, rối que, rối 
tay, dùng xốp gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho 
trẻ.
 Khi kể chuyện “Bác gấu đen và 2 chú thỏ” Cho trẻ nghe tôi dùng bìa cứng, mút, 
xốp, giấy màu.cắt tỉa tạo thành những nhân vật như: Bác gấu, thỏ trắng, thỏ nâu giống 
như những con vật trong chuyện kể, để làm rối dẹt diễn cho trẻ xem .
 Với câu chuyện “Nhổ củ cải” tôi dùng vải vụn, bông, hột, hạt. khâu những nhân 
vật rối như ông, bà, cháu gái, chó, mèo, chuột để diễn rối tay cho trẻ xem, trẻ rất thích 
thú chỉ và gọi tên nhân vật đó, trẻ tưởng như các nhân vật đó từ trong tranh truyện bước 
ra thật gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu.
 Cũng với đồ dùng tự tạo trên tôi chú ý đến việc sử dụng đưa ra giới thiệu cho trẻ 
bằng nhiều cách khác nhau để dẫn dắt gây hứng thú vào bài. Ngoài ra tôi còn khéo léo 
cắt tỉa tạo thành những cái mũ xinh xắn có gắn những nhân vật mà trẻ yêu thích, tận 
dụn vải vụn khâu thành những con thú nhồi bông ngộ nghĩnh đẹp đẽ để làm phần thưởng 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hung_thu_voi_hoat_dong_lam_qu.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động làm quen với văn học lứa tuổi 3-4 tuổi ở trườn.pdf