SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non
Tạo hình là một hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hơn thế nữa, đây còn là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà trẻ tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đồ vật hiện tượng trong khi dạo chơi, tham quan và vui chơi với đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật. Như vậy, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phân biệt được cái thiện, cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ bạn bè. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non
2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Tạo hình là một hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hơn thế nữa, đây còn là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà trẻ tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đồ vật hiện tượng trong khi dạo chơi, tham quan và vui chơi với đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật. Như vậy, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yê u quý cái đẹp, cái tốt, phân biệt được cái thiện, cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ bạn bè. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Trẻ 3-4 tuổi đã hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hình khối. Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh các nét vẽ, tạo ra nhiều hình khác nhau, qua đó mở rộng phạm vi đối tượng miêu tả. Đồng thời trẻ bắt đầu nhận biết, phân biệt màu sắc thật của đối tượng miêu tả như một dấu hiệu đặc thù và thể hiện chúng trong tranh vẽ, ví dụ trẻ hiểu ông mặt trời nên tô màu đỏ hoăc màu vàng. Mặt nước tô màu xanh...Tri giác không gian và tư duy không gian phát triển giúp trẻ có thể liên hệ không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực với không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ à biết cách sắp xếp xen kẽ giữa các đối tượng miêu tả chính trên nền các thành phần thứ yếu Ví dụ: vẽ đường phố thể hiện xen kẽ các kiểu nhà, ô tô, cây cối. Chính vì những lí do trên, tôi nghiên cứu tìm ra biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình thật hấp dẫn để thu hút học sinh của mình tham gia hoạt động một cách tích cực. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN. 4 Qua khảo sát tôi thấy, khả năng tạo hình của trẻ chưa cao, không đồng đều, nhiều trẻ còn yếu và trung bình. Để nâng cao chất lượng, hình thành kỹ năng cho trẻ trong giờ hoạt động chung tôi quan tâm đến trẻ vẽ trung bình, trẻ yếu nhiều hơn bằng cách gợi ý từng bước cụ thể, động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ. Tôi lên kế hoạch rèn luyện thêm cho trẻ trong các hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạt động chiều hay thời gian đón trả trẻ. Ngoài ra trong giờ học tôi sắp xếp xen kẽ những trẻ yếu ngồi cạnh trẻ khá để trẻ có cơ họi học tập bạn của mình. Đối với những trẻ khá tôi gợi ý, khuyến khích để trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. 2. Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình và đề tài tạo hình sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên. 2.1. Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình. * Cách làm cũ: Tôi thực hiện theo kế hoạch chuyên môn do tổ chuyên môn xây dựng từ kế hoạch năm học. * Cách làm mới: Dựa trên vào kế hoạch năm học và các giai đoạn phát triển của trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, tôi đã lập kế hoạch các hoạt động tạo hình cho trẻ cho trẻ trong một năm học từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. Sau khi xây dựng kế hoạch, trong buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tôi cùng các đồng nghiệp trong khối lớp mẫu giáo bé bàn bạc, chỉnh sửa và đi đến thống nhất. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ lớp mẫu giáo bé đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao và tạo những điều kiện tốt nhất để cô và trẻ cùng thực hiện. KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI Tháng/ Nội dung rèn kỹ năng Hoạt động sự kiện 8 Rèn nề nếp học tập Rèn trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt giấy, chọn màu. 9 Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu. Tô đồ chơi trung thu bé thích, tô màu tranh trường mầm non, tô màu những chiếc vòng màu. 10 Tiếp tục tô màu và rèn trẻ vẽ Tô màu ngôi nhà của bé, vẽ đồ dùng trong các nét cơ bản như: nét thẳng, gia đình bé nét cong, nét xiên Dán hoa 6 học đã giúp giáo viên thuận lợi hơn khi tổ chức các chức các hoạt động tạo hình cho trẻ. Các đề tài sẽ không bị chồng chéo lên nhau, có sự đan xen gữa các thể loại theo các giai đoạn phát triển của trẻ. Các đề tài được lồng ghép vào các chủ đề một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp giúp trẻ hứng thú trong khi hoạt động, thực hiện tích cực, dễ dàng và hiệu quả hơn. 2.2. Xây dựng đề tài tạo hình sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên. * Cách làm cũ: Thường tôi sẽ sử dụng các nguyên vật liệu là các trang thiết bị, đồ dùng văn phòng phẩm được nhà trường phát từ đầu năm học để cho trẻ làm tạo hình. * Cách làm mới: Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng, là nguồn sống của muôn loài trên thế giới. Một trong những điều kì diệu mà thiên nhiên mang đến cho con người đó là cỏ, cây, hoa, lá và các loại rau, củ quả, hột hạt,... với muôn vàn hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Màu sắc của vật liệu thiên nhiên mang những nét đẹp tự nhiên, dù không lộng lẫy, rực rỡ nhưng các sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu đó đều mang lại cho con người cảm giác êm dịu, gần gũi, thân quen và gắn bó với thiên nhiên. Đối với trẻ mầm non, thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng góp phần phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ. Các vật liệu tạo hình lấy từ thiên nhiên luôn hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú bởi màu sắc và hình dáng sinh động, phong phú. Bên cạnh đó, vật liệu thiên nhiên còn là nguồn tư liệu phong phú để hình thành ở trẻ vốn biểu tượng về thế giới tự nhiên. Chính vì vậy, việc cho trẻ tiếp xúc, làm quen và sử dụng nguyên vật liêu thiên nhiên trong các hoạt động đặc biệt hoạt động tạo hình là vô cùng cần thiết, có tác động tích cực trong quá trình phát triển con người một cách toàn diện ở mỗi cá nhân trẻ. Bản thân tôi - một cô giáo mầm non, tôi đã luôn tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn để đưa vào các hoạt động tạo hình cho trẻ. Các loại nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú, luôn sẵn có trong cuộc sống chúng ta. Tôi có thể sử dụng loại nguyên vật liệu này để tạo ra rất nhiều con vật ngộ nghĩnh, những bức tranh sinh động. Để sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên này vào hoạt động tạo hình cho trẻ việc đầu tiên phải lựa chọn và rửa sạch; đảm bảo an toàn, vệ sinh và tính thẩm mĩ. Lựa chọn nguyên vật liệu. Tính chất cơ bản nhất cho ta xác định giữa vật thật với hình ảnh của nó đó là hình. Bởi vậy, trong hoạt động tạo hình nhiệm vụ đầu tiên cần quan tâm đó là lựa chọn những vật có hình hấp dẫn, đơn giản và gần gũi nhưng có tính tạo hình cao. Chọn lá dạng hình tròn ( lá sen, lá súng, lá táo, lá rau má,..); dạng ô van (lá mít, lá đa, lá phượng...); dạng dài (lá tre, lá trúc, lá tóc tiên,...) và các loại lá có hình dạng đặc biệt, phong phú khác (lá nho, lá buởi, lá mướp, lá bàng.). Các loại hạt: hạt đỗ, hạt lạc, hạt 8 Đề tài 1: Làm khuôn mặt ngộ nghĩnh MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: Trẻ nhận biết đặc điểm khuôn mặt. Trẻ biết sử dụng các loại hạt (gấc, hạt nhãn, hạt lạc...) , vỏ ngao (sò, ốc, hến...) để tạo thành khuôn mặt. 2. Kỹ năng Trẻ bóc xốp và dán. Trẻ sắp xếp cân đối hài hòa. Trẻ tưởng tượng sáng tạo hoàn thành sản phẩm của mình. 3. Thái độ Trẻ giữ gìn vệ sinh trong khi thực hiện. CHUẨN BỊ Tranh mẫu: 2 khuôn mặt làm từ nguyên vật liệu khác nhau Hộp đựng nguyên vật liệu: các loại hạt gấc, hạt đậu, hạt lạc; các loại vỏ ốc, vỏ ngaỏ, vỏ sò, vỏ hến. Xốp dính, mẹt. Nhạc bài hát: Khuôn mặt cười Bàn ô sin: 4 cái Trẻ làm khuôn mặt ngộ nghĩnh (Phụ lục 3) Đề tài 2: Làm tóc cho búp bê MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU 1. Kiến thức Trẻ biết đặc điểm bạn trai, bạn gái. Trẻ biết bạn gái tóc dài, bạn trai tóc ngắn. Trẻ biết làm tóc từ các nguyên vật liệu khác nhau: râu ngô, cây đót khô, rơm khô, lá chuối khô. 2. Kỹ năng Trẻ sử dụng kéo để tạo kiểu tóc dài, ngắn khác nhau. Trẻ sử dụng xốp dính, hồ dán để dán tóc. Trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình, của bạn. 3. Thái độ Trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ yêu cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình. Trẻ giữ gìn vệ sinh lớp khi làm bài. CHUẨN BỊ Môi trường lớp học, đội hình: Môi trường lớp học: Sạch sẽ, thoáng mát. Đội hình: Thay đổi theo nội dung bài dạy. Đồ dùng của cô:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_be_3_4_tuoi_tich_cuc_tham.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm.pdf