SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non
Sức khỏe và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non vì cơ thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, có chế độ ăn tốt hơn và có lối sống hợp lý nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường, đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt… Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non vẫn còn nhiều vấn đề và chưa được hợp lý trong việc tổ chức, đặc biệt là khu vực nông thôn do điều kiện cơ sở vật chất, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ăn ngon miệng, ăn hết xuất trong bữa ăn bán trú tại trường mầm non
- Thông thường trong các bữa ăn của trẻ cô giáo chỉ quan tâm làm sao trẻ ăn hết xuất mà chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ làm sao ăn ngon miệng, chưa tạo được tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn. - Giờ ăn cô dạy trẻ nề nếp ăn biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn nói chuyện nhiều trong khi ăn, ho ngáp hắc hơi biết lấy tay che miệng, ăn tay phải cầm muỗng xúc ăn, tay trái giữ chén tránh đỗ cơm, rơi cơm ra ngoài. 1.2. Biện pháp 2: Bổ sung kiến thức về dinh dưỡng cho cô - Thường xuyên tham gia đầy đủ các đợt học bồi dưỡng nghiệp vụ hè hàng năm về công tác chăm sóc giáo dục trong chương trình mầm non mới theo khoa học, chú ý các chuyên đề dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của trẻ. Xác định trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy chăm sóc về dinh dưỡng cho các cháu là nhiệm vụ của giáo viên - Luôn tìm hiểu, nghiên cứu để biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi, biết một khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ và hợp lý, biết các nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn, biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương để có những kiến nghị phù hợp với Ban giám hiệu nhà trường trong chế độ ăn của trẻ - Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trọng, hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trọng. * Ưu điểm: - Các phương pháp này đơn giản, thông dụng, không cần nhiều đồ dùng. - Giáo viên dễ thực hiện. - Đội ngũ cô nuôi đều được đào tạo chuẩn đảm bảo công tác nuôi dưỡng trẻ, luôn có ý thức sáng tạo trong cải tiến chế biến món ăn của trẻ. - Ban lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc nuôi dưỡng và công tác nuôi được phụ huynh tin tưởng, trẻ ăn 100% bán trú tại lớp. Công tác nuôi luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cô nuôi tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về kĩ thuật nấu ăn, cũng như công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Bản thân tôi yêu trẻ, hiểu biết về đặc điểm tâm lý của trẻ, quan tâm đến việc đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng. * Nhược điểm: - Xây dựng kế hoạch giờ ăn hàng ngày còn đơn điệu, chưa linh hoạt, chưa tạo được hứng thú trong giờ ăn của trẻ. - Đời sống xã hội phát triển, trẻ cũng được chăm sóc đặc biệt vì vậy phụ huynh hay nuông chiều theo ý trẻ, cho trẻ ăn đồ ăn vặt dẫn đến việc hay ỉ lại, nũng nịu không muốn ăn cơm. Phụ huynh chưa có cách nhìn đúng đắn về việc cung cấp - Dạy cho trẻ hiểu được “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. Tôi cho trẻ xem những hình ảnh quá trình lớn lên của bé (bé mới đẻ, bé mới biết ngồi, bé biết đi, bé lớn...trò chuyện với trẻ để biết để lớn lên và khỏe mạnh nhờ sự chăm sóc và ăn uống đầy đủ. (Hình ảnh 2 - Phụ lục) * Dạo chơi ngoài trời: Trong hoạt động ngoài trời trẻ được cô dẫn đi tham quan khu vực bếp xem các bác cấp dưỡng vệ sinh thực phẩm, chế biến thực phẩm và ngửi được những mùì thơm món ăn mình sắp ăn, các thực phẩm nấu món ăn hôm nay mình sẽ được ăn.... từ đó giáo dục trẻ phải biết quý trọng công sức của các cô cấp dưỡng đã vất vả tạo ra món ăn bằng cách ăn hết xuất ăn, không làm rơi vãi(Hình ảnh 3- Phụ lục) * Trong hoạt động vui chơi của trẻ: - Chơi là hoạt động trẻ được thể hiện hết khả năng, kiến thức hiểu biết của mình vào trò chơi, vai chơi và chơi cũng thể hiện hết kết quả hiểu biết của trẻ. Thông qua trò chơi tạo cho trẻ hứng thú với các thực phẩm, hào hứng khi tham gia giờ ăn. VD: Chơi phân vai “ Nấu ăn – Cửa hàng tạp hóa”:Trong trò chơi này trẻ đóng vai người lớn đi chợ mua thức ăn cần nấu, biết cách sơ chế thức ăn và những loại thức ăn cần thiết trong bữa ăn. Qua vui chơi các cháu có ý thức hơn về ăn uống, hào hứng trong giờ ăn, ăn hết các món ăn mình vừa nấu. (Hình ảnh 4- Phụ lục) VD: Chơi vận động: Bằng nhiều hình thức tổ chức chơi cô có thể cho cháu chơi nhiều trò chơi vận động thì đua nhau chọn mua thực phẩm nấu món ăn, mua thực phẩm mẹ cần, chuyển thực phẩm xếp đúng chổ (theo nhóm)... Trò chơi “Đi chợ giúp cô” + Chuẩn bị: Các nhóm thực phẩm từ đồ chơi nhựa, tự tạo: Tôm thịt cá, trứng, rau củ quả, gạo, bánh, dầu ăn, bơ, phomai.... + Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 nhóm cho trẻ thi đua đi mua thực phẩm giúp cô nấu ăn hay mua thực phẩm theo yêu cầu của cô (mua theo nhóm...) Nhóm gia đình nào mua nhanh, nhiều và mua đúng sẽ thắng cuộc Nhóm 1: Chọn thực phẩm nấu món gà xào nấm trẻ sẽ chọn nấm, hành, dầu ăn, thịt gà và gia vị để nấu món gà xào nấm mà trẻ thường được ăn và nghe cô và mẹ giới thiệu trong bữa ăn...(Hình ảnh 5- Phụ lục) Nhóm 2: Chọn thực phẩm nấu món canh tôm rau cải trẻ sẽ chọn , tôm, rau cải, hành, mắm muối, gia vị mà trẻ thường được ăn và nghe cô và mẹ giới thiệu trong bữa ăn. (Hình ảnh 6- Phụ lục) 2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường, không khí, tâm trạng phấn khởi hào hứng ăn cho trẻ. * Bố trí bàn ăn đẹp mắt, hấp dẫn thu hút trẻ. Bố trí chỗ ăn cho trẻ cũng rất quan trọng, để tạo cảm giác thoải mái, hấp dẫn khi ngồi ăn, tôi đã xắp xếp lớp học gọn gàng tạo không gian rộng rãi, thoải mái, 2.3. Biện pháp 3: Rèn trẻ thói quen ăn uống có giờ giấc. Như đã nói ở trên “Ăn là nhu cầu hạnh phúc của trẻ”.Vì vậy muốn tạo cảm giác ăn uống ngon miệng ở trẻ tốt thì không gì khác hơn là cô giáo, phụ huynh cần rèn cho trẻ thói quen ăn uống có giờ giấc tức là chúng ta cần hình thành cho trẻ phản xạ có điều kiện ăn uống về thời gian. Đó là thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ “Giờ nào việc nấy” không được làm xáo trộn giờ giấc ăn uống của trẻ. VD: Đúng 10g là trẻ cùng cô chuẩn bị giờ ăn, rồi đi làm vệ sinh trước khi ăn cùng các bạn 10g20 là trẻ được ăn cơm trưa, trẻ ra bàn ngồi ngay ngắn vào bàn ăn tự xúc ăn cùng các bạn... (Hình ảnh 13- Phụ lục) 2.4. Biện pháp 4: Ngày hội dinh dưỡng. - Được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường. Ngày hội dinh dưỡng được tổ chức trong năm học qua là dịp để các nhân viên của tổ nuôi được trổ tài nấu nướng, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. Tại đây phụ huynh và các con cũng được tham dự, được nếm các món ăn trình bày trong ngày hội. Điều đó làm cho phụ huynh cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn khi gửi con tại trường. Với các bé sẽ được thưởng thức những món ăn khác lạ với hàng ngày vì vừa ngon lại vừa đẹp mắt. (Hình ảnh 14 – Phụ lục). - Bên cạnh đó, Trẻ em thường ăn bằng mắt vì vậy món ăn được trang trí hấp dẫn sẽ kích thích trẻ rất lớn. Thay bằng việc bày biện thức ăn một cách truyền thống thì các cô nuôi đã có những biến tấu sáng tạo với những hình thù là lạ mà ngộ nghĩnh, bắt mắt làm khơi gợi sự hứng thú muốn ăn và ăn được nhiều. (Hình ảnh 15- Phụ lục) 2.5. Biện pháp 5: Tổ chức các bữa tiệc buffet nhỏ cho trẻ được lựa chọn món ăn mình thích. Tiệc Buffet đã trở nên khá quen thuộc với hầu hết các gia đình tại các thành phố lớn. Đi ăn buffet đã trở thành một văn hóa độc đáo, nơi mọi người hoàn toàn tự phục vụ bữa ăn của mình và tùy thích lựa chọn món ăn, khiến bữa ăn hấp dẫn hơn. Nhận thấy rõ xu hướng này, trường tôi đã tổ chức ăn Buffet cho trẻ như một hoạt động thường xuyên của mỗi năm, cụ thể vào dịp cuối năm 2022 chuẩn bị bước sang một năm mới 2023. Vì những ý nghĩa cao cả này, nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức bữa tiệc Buffe nhỏ như một món quà tặng tất cả các con. Buffet là hình thức ăn uống tự phục vụ tự do và phong phú nhất, nhằm tạo nên sự thoải mái trong thói quen ăn uống của bé. Việc tổ chức cho trẻ ăn Buffet trước hết giúp trẻ được thưởng thức các món ăn vừa lạ vừa quen giúp trẻ hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Hơn nữa, tổ chức cho trẻ ăn Buffet còn giúp trẻ giao lưu, trao đổi trò chuyện với nhau về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng đồ. (Hình ảnh 16- Phụ lục) - Giáo viên giảng dạy nhiều năm có kinh nghiệm về giảng dạy chăm sóc cháu, bên cạnh đó được sự quan tâm giúp đỡ từ Ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp khi thực hiện đề tài này. - Nhà trường đã phân trẻ theo đúng độ tuổi nên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đứng lớp trong quá trình giảng dạy chăm sóc. - Cách chế biến món ăn được chú trọng, trang trí đẹp mắt làm cho trẻ có cảm giác hứng thú ăn ngon và ăn hết suất. - Việc tổ chức giờ ăn cho các cháu trở nên nhẹ nhàng, giúp trẻ ăn hết khẩu phần ăn, ăn vui vẻ, hào hứng. - Giáo viên không bị áp lực trong việc tổ chức giờ ăn. - Giúp giáo viên có thêm nhiều hình thức tổ chức giờ ăn, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoại khoá kích thích trẻ ăn ngon miệng. - Cô có thêm nhiều cơ hội để gần gũi và quan tâm đến trẻ được nhiều hơn. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường đã giảm đáng kể. - Sức khỏe của trẻ được nâng lên rõ rệt. - Trẻ hứng thú, chủ động tích cực trong mọi hoạt động - Trẻ được giao lưu với các bạn, anh chị cùng trường trong mọi hoạtđộng, nâng cao tinh thần đoàn kết và chia sẻ. - Trẻ không còn cảm thấy bị áp lực, sợ sệt khi đến giờ ăn ở lớp, ở trường. đầy đủ chất. * Nhược điểm - Còn một số cháu không qua lớp nhà trẻ nên nề nếp ăn uống vệ sinh còn hạn chế, giờ ăn nói chuyện, chưa có ý thức trong khi ăn, chưa biết tự phục vụ bản thân, chưa tự xúc ăn. - Trẻ còn có nhiều thói quen xấu như: Bốc thức ăn, gõ bát, uống nước canh hay còn ngậm cơm, kén chọn thức ăn... - Nhận thức của cha mẹ các cháu không đồng đều, một số cha mẹ ít quan tâm đến việc ăn uống vệ sinh của con cái, ít quan tâm đến chế độ ăn, dinh dưỡng trong các món ăn. II. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 1. Điều kiện để áp dụng sáng kiến Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu được tầm quan trọng của việc giúp trẻ ăn ngon, ăn hết suất. Giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với độ tuổi. Phối kết hợp với giáo viên cùng lớp thống nhất các hình thức và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Linh hoạt trong việc áp dụng nội dung nuôi dưỡng phù hợp với hoạt động.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_an_ngon_mie.doc