SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi được tiếp cận nhiều hơn với những làn điệu dân ca và hát ru tại Trường Mầm non Hải Lựu
Với trẻ mầm non hát ru và dân ca có vai trò vô cùng quan trọng, là phương tiên giáo dục độc đáo giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn giá trị di sản văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó ngày nay một số bà mẹ trẻ lại áp đặt cách ru con ngủ kiểu mới, thay vì ru con ngủ theo cách truyền thống các bà mẹ trẻ đã cho con nằm xem trò chơi trên điện thoại thông minh hoặc xem và nghe những dòng nhạc hiện đại như nhạc Dance, pop, hip hop, Rock…Đã vô tình khiến cho những bài hát ru hay những làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc ta dần dần mai một. Chính vì vậy việc giúp trẻ mẫu giáo được tiếp cận nhiều hơn với những làn điệu dân ca và hát ru tại trường mầm non là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Xác định được vai trò nêu trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi được tiếp cận nhiều hơn với những làn điệu dân ca và hát ru tại trường mầm non”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi được tiếp cận nhiều hơn với những làn điệu dân ca và hát ru tại Trường Mầm non Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi được tiếp cận nhiều hơn với những làn điệu dân ca và hát ru tại Trường Mầm non Hải Lựu
- Họ và tên: Dương Thị Tuyết, Hà Thị Bích - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hải Lựu – Sông Lô - Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0378732292, 0363908815; E_mail: anhtuyettq2015@gmail.com bichha170490@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Tuyết, Hà Thị Bích. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Đề tài được áp dụng trong lĩnh vực như: Phát triển thẩm mỹ và được tích hợp trong các lĩnh vực khác như: Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm - xã hội, được áp dụng thực hiện trong các hoạt động của trẻ tại trường mầm non. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng. Biện pháp được áp dụng từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Về nội dung sáng kiến: Đề hun đúc cho trẻ có tâm hồn dân tộc, giáo dục đưa những làn điệu dân ca và hát ru cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng, những cái hay, cái đẹp những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca và hát ru tác động đến nhiều thế hệ trẻ. Chính vì vậy những làn điệu dân ca và hát ru mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm với tuổi thơ đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng. Góp phần giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc người Việt. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã gặp một số thuận và khó khăn như sau: + Thuận lợi : Được nhà trường đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy. Đầu tư đồ dùng dụng cụ, trang phục âm nhạc cho cô và trẻ. Giáo viên có khả năng hát và biên đạo múa các bài hát dân ca cho trẻ mầm non. Luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, nhiệt tình từ phía phụ huynh. + Khó khăn: Nhiều trẻ chưa đi học qua nhà trẻ nên trẻ còn nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động âm nhạc. 2 ( Cả lớp làm động tác ru em) ( Nghe hát: Khách đến chơi nhà) Như vậy các hoạt động giáo dục là hoạt động trực tiếp nhất để trẻ được tiếp cận nhiều nhất với những làn điệu dân ca và hát ru tại trường mầm non. 4 Trong hội thi tiếng hát cô và trẻ do PDG huyện Sông Lô tổ chức chúng tôi đã phối hợp cùng đồng nghiệp và nhờ đến sự hỗ trợ của phụ huynh trong quá trình tập luyện cho trẻ và đạt kết quả tương đối cao. (Trẻ múa vũ khúc đồng giao- DC ĐB Bắc Bộ) 7.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với làn điệu dân ca và hát ru. Với mong muốn để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các làn điệu dân ca và hát ru chúng tôi tận dụng, tạo cơ hội cũng như lồng ghép và tích hợp bằng nhiều hình thức để cho trẻ được tiếp cận hàng ngày. Đặc biệt trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi rất hiếu động, trẻ tiếp thu rất nhanh nhưng lại mau quên và khi hoạt động thì trẻ nhanh chán vì vậy chúng tôi luôn tạo cơ hội để trẻ được làm quen với các làn điệu dân ca, làm quen với trang phục, đạo cụ, nhạc cụ dân tộc mọi lúc, mọi nơi. Và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi là không phải lúc nào cũng bắt trẻ hát múa, biểu diễn những làn điệu dân ca như vậy sẽ gây nhàm chán. Do đó tôi linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Ví dụ: - Trong giờ đón trẻ cô mở nhạc cho trẻ nghe bài: Gà gáy le te (dân ca Cống Khao), Bà còng, Rềnh rềnh ràng ràng.... tạo không khí cho trẻ một ngày mới sôi động, tạo sự phấn khởi, vu mừngcho trẻ chào đón một ngày mới. Để cho trẻ hiểu sâu hơn về những làn điệu dân ca, biết được những nét độc đáo trong làn điệu dân ca, đặc biệt biết hát và biểu diễn đúng giai điệu của 6 (Trẻ tìm hiểu một số trang phục và đạo cụ của dân ca Bắc Bộ) - Trong giờ chơi - hoạt động góc: + Góc Nghệ thuật: chúng tôi cho trẻ tìm hiểu và tập sử dụng một số trang phục, đạo cụ của các làn điệu dân ca và hát ru, hoặc biểu diễn một số bài hát dân ca mà trẻ biết. + Góc phân vai: Trẻ chơi trò chơi gia đình, trẻ đóng vai chị ru em ngủ và hát cho em nghe bài: Ru em dân ca Xê Đăng + Góc thiên nhiên: Cô tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa . Trẻ vừa làm vừa hát bài: Hoa trong vườn dân ca Thanh Hóa. Qua đó cô giáo dục trẻ biết yêu quí và chăm sóc các loại hoa. + Trong giờ chơi tự do cô mở băng đĩa cho trẻ nghe các làn điệu dân ca ở các vùng miền khác nhau, trẻ có thể hát theo hoặc múa minh họa cho các làn điệu dân ca đó..... 8 (Cô hát ru cho trẻ ngủ) Như vậy những làn điệu dân ca và hát ru có thể được cô giáo hát hoặc mở nhạc cho trẻ nghe trong các hoạt động của trẻ tại trường. 7.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị trang phục đạo cụ phù hợp với các làn điệu dân ca để trẻ có thêm kĩ năng sử dụng trang phục và đạo cụ. Khi hát một làn điệu dân ca nào đó mà không có trang phục và đạo cụ thì bài hát đó vô cùng đơn điệu và không gây được hứng thú cho trẻ, nó sẽ làm mất đi sự tò mò và khám phá các nhân vật được hóa thân trong các làn điệu dân ca. Khi khoác trên mình bộ trang phục biểu diễn đẹp, vừa vặn lộng lẫy giúp cho trẻ có thể hát một cách tự tin hơn. Những làn điệu dân ca và hát ru mang đậm tính chất địa phương, vùng miền, tùy từng vùng miền mà ta có thể sử dụng những trang phục và đạo cụ phù hợp. Chính vì vậy mà chúng tôi đã chuẩn bị được một số trang phục và đạo cụ phù hợp với từng làn điệu dân ca của các vùng miền để cho trẻ được thể hiện từ đó hình thành được những kĩ năng sử dụng trang phục và đạo cụ cho trẻ. Ví dụ: + Trong bài hát “ Trống cơm, Bà còng đi chợ” chúng tôi đã chuẩn bị một số loại trống đa dạng, nhiều màu đặc sắc, bắt mắt. Bài hát “ Cái bống” chúng tôi đã chuẩn bị mẹt, trẻ mặc yếm đào. 10 ( Trẻ sử dụng mẹt và mặc yếm đào cho bài múa Cái bống) - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau một thời gian áp dụng các biện pháp giúp trẻ tiếp cận nhiều hơn với các làn điệu dân ca và hát ru tại lớp 3 tuổi A3 và lớp 3 tuổi A1. Chúng tôi đã cảm nhận được trẻ trong lớp đang được sống đúng với tuổi thơ của chúng. Với các biện pháp đơn giản sát với thực tế nên có thể triển khai áp dụng rộng rãi trong toàn trường và các trường mầm non trong địa bàn huyện. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống. 12 * Lợi ích đối với trẻ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động âm nhạc, có kiến thức đa dạng, phong phú hơn về các làn điệu dân ca, hát ru. Trẻ hứng thú nghe hát và say sưa vận động theo nhịp khi các làn điệu dân ca cất lên. - Trẻ biết được dân tộc Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau, biết được phong tục, tập quán, cảnh vật, con người của từng vùng miền qua các làn điệu dân ca. Qua đó trẻ thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước mình hơn. * Lợi ích đối với giáo viên: - Từ khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi nắm vững, hiểu rõ hơn về nội dung, phương pháp, biết tích hợp cho trẻ tiếp cận với những làn điệu dân ca và hát ru vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày. - Đổi mới phương pháp để trẻ được tiếp cận nhiều hơn với những bài hát ru, những làn điệu dân ca. Tạo cơ hội để phát huy được năng khiếu âm nhạc của trẻ. - Ngoài ra qua nghiên cứu sáng kiến chúng tôi còn tìm hiểu và biết được nhiều hơn về những làn điệu dân ca, hát ru của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi cũng đã làm được một số nhạc cụ, đạo cụ phục vụ cho trẻ hát múa, biểu diễn các làn điệu dân ca. * Lợi ích đối với phụ huynh: - Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của làn điệu dân ca, hát ru có tác động lớn đến sự phát triển nhân cách trẻ. Phụ huynh phấn khởi khi thấy con em mình manh dạn tự tin, thấy được trách nhiệm của mình trong việc quan tâm kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. - Phụ huynh đã quan tâm và đã dành thời gian cho trẻ nghe hát dân ca, hát du tại gia đình, họ thường xuyên trao đổi với tôi cũng như gửi hình ảnh trẻ hát múa theo làn điệu dân ca tại nhà. Đó là điều chúng tôi phấn khởi và giúp chúng tôi có thêm nghị lực trong công tác. * Kết quả thu được: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh, qua quá trình thực hiện các biện pháp sáng kiến trên tại lớp chúng tôi đã đạt được kết quả như sau: Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài 14 Thế kỉ 21 là thế kỉ của nền văn minh, để góp phần đào tạo cho thế hệ trẻ những giá trị âm nhạc dân gian truyền thống thì mỗi người giáo viên mầm non chúng ta cần quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhiều hơn nữa đặc biệt là đưa những lời ru, những tiếng hát dân ca mang âm hưởng dân tộc đến với trẻ mẫu giáo là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết góp phần duy trì và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua sáng kiến này chúng tôi mong muốn các bạn đồng nghiệp hãy chia sẻ kinh nghiệm những giải pháp mới bổ sung cho sáng kiến để sáng kiến được phổ biến rộng rãi đối với ngành, tỉnh và xã hội và để áp dụng vào thực tiễn đạt kết quả cao. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của hội đồng khoa học để bản thân chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Xin chân trọng cảm ơn! ......., ngày.....tháng....năm 2023 ........, ngày.....tháng...năm 2023 ........, ngày....tháng....năm 2023 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Dương Thị Tuyết Hà Thị Bích 16
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_duoc_tiep_c.docx