SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc trong Trường Mầm non Vân Hội
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng, nhịp điệu rắn rỏi của ban hành khúc gợi cho niềm vui, hào hứng phấn khởi, bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc, trẻ em rất thích nghe nhạc, và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo dức cho trẻ biết thể hiện yêu ghét rõ ràng, giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người, hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức, kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa phát triển toàn diện hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không phải dễ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc trong Trường Mầm non Vân Hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc trong Trường Mầm non Vân Hội
2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi học tốt môn âm nhạc trong trường mầm non- huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Tác giả sáng kiến: + Họ và tên: Phùng Thị Lệ Thu + Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Vân Hội-Tam Dương- Vĩnh Phúc. + Số điện thoại: 0974692190 E_mail: phungthilethu.covanhoi@vinhphuc.edu.vn. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phùng Thị Lệ Thu 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến + Lĩnh vực áp dụng: Giáo viên trong trường mầm non lĩnh vực áp dụng Phát triển thẩm mĩ “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi học tốt môn âm nhạc trong trường mầm non- huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc”. + Vấn đề sáng kiến giải quyết: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi học tốt môn âm nhạc trong trường mầm non- huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 2/2018- 2/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng, nhịp điệu rắn rỏi của ban hành khúc gợi cho niềm vui, hào hứng phấn khởi, bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc, trẻ em rất thích nghe nhạc, và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo dức cho trẻ biết thể hiện yêu ghét rõ ràng, giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người, hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức, kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa phát triển toàn diện hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không phải dễ 2 + Phần lớn cha mẹ trẻ còn trẻ cho nên nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ là rất quan trọng với sự phát triển của trẻ về sau, vì vậy cha mẹ trẻ rất quan tâm tới việc học của trẻ. * Đối với trẻ + Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi. + Các cháu khoẻ mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn. + Trẻ thích hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm các hoạt động. Bên cạnh những mặt thuận lợi bản thân tôi gặp không ít khó khăn: 7.1.2.2. Khó khăn * Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề + Chưa có nhiều đồ dung, đồ chơi tự phục vụ cho hoạt động âm nhạc. + Lớp chưa có đầy các trang thiết bị, đồ dùng như: Máy vi tính, máy chiếu, đàn, ti vi, đầu đĩa phù hợp với trẻ. * Đối với giáo viên + Chưa có nhiều thời gian làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động. + Năng khiếu về âm nhạc còn hạn chế. * Đối với cha mẹ trẻ + Đa số phụ huynh đi công ty nên việc dạy trẻ và cho trẻ hoạt động âm nhạc ở nhà còn hạn chế. + Một số gia đình kinh tế còn khó khăn nên việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc qua các phương tiện hiện đại còn hạn chế. * Đối với trẻ + Do trẻ thiếu hụt âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ. + Đa số trẻ còn nhút nhát không giám thực hiện bài tập. + Trẻ chưa được ôn luyện về âm nhạc nhiều. + Trẻ chưa hát đúng giai điệu của bài hát, trẻ chưa thể hiện tốt kỹ năng âm nhạc như: Hát, nghe hát, vận động theo nhạc, cho nên dẫn đến trong quá trình tổ chức hoạt động tôi đã đạt được kết quả khá thấp qua khảo sát đầu năm trên trẻ kết quả đó được thể hiện qua bảng khảo sát như sau: * Về kết quả khảo sát của trẻ đầu năm Số trẻ đạt Số trẻ không đạt Nội dung 4 (Hình ảnh trang trí và đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động âm nhạc) Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: Từ các loại phế liệu sẳn có ở địa phương như các loai lon bia, hộp sữa, thùng giấy, các khối gỗ, chén bằng sành các loại hột hạt, gạo, các loại phế liệu đó đã tạo ra các âm thanh khác nhau, để trẻ cảm nhận được các loại âm thanh đó. Tôi còn sưu tầm các loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ truyền... các loại nhạc cụ dân tôc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn thật, hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choang, cơ đuôi nheo, Lơ buộc tóc, những con búp bê bằng 6 - Múa minh họa: Khi hát cho trẻ nghe tôi kết hợp minh họa múa để bài hát thêm sinh động và cuốn hút trẻ hơn vì vậy tôi cần lựa chọn động tác sao cho phù hợp với nội dung bài hát và phù hợp với trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “Ru con”- Dân ca Nam bộ tôi kết hợp động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển thể hiện tình yêu của mẹ cho bé. Tuy vậy động tác tôi chọn không quá khó, không quá cường điệu để trẻ nghe và dễ cảm nhận, đồng thời với các bài có động tác khó tôi sẽ cùng các bạn đồng nghiệp tìm tòi sáng tạo nên các động tác cho phù hợp với nội dung bài hát. (Giờ hoạt động âm nhạc của cô và trẻ) 7.2. 3: Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc trên tiết học tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt. - Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non, đòi hỏi tôi phải có kiến thức, năng khiếu âm nhạc, biết truyền đạt, biết thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ. Việc tổ chức một tiết học âm nhạc nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu, trẻ hứng thú học mà không bị nhàm chán. - Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ chủ đề “Những con vật nuôi trong gia đình” khi dạy đề tài: dạy hát Con gà trống tôi hóa trang và đóng vai con gà trống để gây sự hứng thú cho trẻ Ví dụ: Ở chủ đề gia đình cô dạy bài hát “Cả nhà thương nhau” có thể cho trẻ xem tranh về gia đình, ở chủ đề thế giới thực vật tôi dạy bài hát “Bắp cải xanh” tôi dùng các câu đố về rau bắp cải để thu hút sự chú ý của trẻ. - Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. 8 (Hình ảnh trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc) Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa, vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Nếu tôi chọn dạng vận động vỗ tay, cách vỗ theo nhịp đơn giản thì có thể cho cả lớp vừa hát vừa vận động theo cô từ đầu đến hết bài ở nhịp độ chậm, tư thế ngồi khoảng 2-3 lần (sau lần 1 mới sửa sai) sau đó đến bước thi đua nhóm tổ. Trước khi dạy vận động bản thân chuẩn bị thật kĩ một số nội dung như: Nghiên cứu lời bài hát, nghiên cứu âm nhạc, chọn loại vận động, Biên soạn động tác trên cơ sở cấu trúc của bài, tập vận động thành thạo các vận động, chuẩn bị đạo cụ, nhạc cụ đầy đủ.Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát tôi cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát. Trong giờ học, tôi chú ý động viên những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung các bài 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_hoc_tot_mon.docx