SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong Trường Mầm non Hoa Mai

Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an, đa số các bé đều khóc, không chịu hợp tác với cô. Làm thế nào để cho trẻ nhanh chóng hoà nhập thích nghi với trường lớp để trẻ mới đi học sớm thích nghi với trường lớp, thích đi học đó là điều mà cha mẹ và cô giáo cần làm. Với các giải pháp cũ còn chưa thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú, chưa hợp tác với cô khi đến trường lớp, nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Nhưng khi thực hiện và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai” sẽ mở ra một hướng đi mới cho giáo viên trong việc tạo môi trường học tập, vui chơi, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
docx 23 trang lethu 30/07/2024 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong Trường Mầm non Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong Trường Mầm non Hoa Mai

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học trong Trường Mầm non Hoa Mai
 Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, sớm thích nghi với môi trường lớp học thông qua 
các trò chơi dân gian, trò chơi sáng tạo, hoạt động nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, hát, 
múa,
 Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hình thành 
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ phát huy được tính tích cực trong các 
hoạt động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
 *Sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp được trình bày có gì khác so với 
giải pháp cũ trước đây.
 Sự thay đổi môi trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi 
mới sẽ làm nhiều bé cảm thấy bất an, đa số các bé đều khóc, không chịu hợp tác với 
cô. Làm thế nào để cho trẻ nhanh chóng hoà nhập thích nghi với trường lớp để trẻ 
mới đi học sớm thích nghi với trường lớp, thích đi học đó là điều mà cha mẹ và cô 
giáo cần làm.
 Với các giải pháp cũ còn chưa thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú, chưa hợp 
tác với cô khi đến trường lớp, nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi 
tham gia vào các hoạt động. Nhưng khi thực hiện và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi 
trường lớp học trong trường mầm non Hoa Mai” sẽ mở ra một hướng đi mới cho 
giáo viên trong việc tạo môi trường học tập, vui chơi, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ mẫu giáo 
3- 4 tuổi mới đi học sớm thích nghi với môi trường lớp học, góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
 *Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị - Ưu điểm nổi bật 
của sáng kiến.
 Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng thực tiễn tại trường mầm non Hoa Mai 
vào tháng 09 năm 2022 với ưu điểm nổi bật là: nghiệm và đưa ra các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ.
 - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ luôn tâm huyết với nghề 
và luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp 
trong quá trình công tác.
 - Phụ huynh trong lớp luôn quan tâm, ủng hộ và thường xuyên có sự phối hợp 
với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Hạn chế và nguyên nhân
 - Một số trẻ chưa có thói quen nền nếp đặc biệt là trẻ mới đến trường, lớp còn 
rất bỡ ngỡ và rụt rè.
 - Trẻ chưa hòa nhập với trẻ cũ, còn hay khóc, chưa có nền nếp thói quen, trẻ chưa 
say mê, hào hứng đi học, đặc biệt là đầu năm học, trẻ chưa tập trung chú ý nghe cô nói 
ảnh hưởng đến nền nếp học tập.
 Bảng khảo sát đầu năm về trẻ khả năng thích nghi với môi trường
 (Khảo sát thực nghiệm trên tổng số 23 trẻ)
 Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt
 Trẻ có khả năng thích nghi môi 
 7/23= 30.5% 16/23= 69.5%
 trường.
 Trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin trong 
 9/23= 39% 14/23= 61%
 các hoạt động.
 Trẻ có nền nếp, hứng thú chơi các 
 11/23= 48% 12/23= 52%
 trò chơi.
 tham quan các góc mà tôi đã xây dựng được để tạo hứng thú cho trẻ với việc đến 
trường lớp.
 Hãy cố gắng trở thành người bạn đáng tin cậy của trẻ, dành thời gian quan tâm 
và gẫn gũi với trẻ thông các hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở lớp. Cô có thể thu hút 
trẻ tham gia các trò chơi, cùng cô đọc thơ hay các bài dồng dao để trẻ cảm nhận sự 
thân thuộc như đang ở nhà với ba mẹ. Giờ ngủ trưa nếu trẻ chưa quen với lớp học 
và không chịu đi ngủ cùng các bạn, cô nên trò chuyện với trẻ hoặc cho trẻ nằm ngủ 
bên cạnh cô để trẻ không cảm thấy lạc lõng.
 Ngoài ra tôi còn xây dựng cho trẻ góc thiên nhiên bên ngoài hành lang lớp để 
các con được chăm sóc cây xanh, dạo chơi ngoài trời và cảm giác gần gũi với thiên 
nhiên hơn.
 Ở lứa tuổi này trẻ luôn thích được cô vỗ về, yêu thương, quan tâm, gần gũi, mọi 
nhất cử nhất động của cô đều được trẻ quan sát, chú ý và lưu tâm nhất. Vì vậy, cô 
luôn luôn chuẩn mực trong mọi hành động cũng như giao tiếp với người lớn và với 
trẻ, xưng hô dịu dàng bằng cô và con, giờ đón, trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương 
yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, nếu trẻ có hành vi hoặc lời 
nói không hay tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. 
 Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ bằng cách cuối giờ học tôi cho các cháu 
lên cắm phiếu bé ngoan để khích lệ các cháu ngoan ngoãn, học giỏi. vượt qua giới hạn, chăm sóc, yêu thương trò chuyện để mỗi ngày trẻ đến lớp càng 
có thêm nhiều niềm vui, trẻ yêu thích đến lớp và ngày càng ngoan ngoãn lễ phép 
hơn.
 Biện pháp 2: Phối hợp và tạo niềm tin với phụ huynh
 Cha mẹ nào cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn khi quyết định cho trẻ đi học 
lần đầu tiên và giúp trẻ thích nghi được với môi trường mới. Có vô vàn các câu hỏi 
làm cha mẹ phải bận tâm như thời điểm nào đi học là phù hợp, học trường nào thì 
tốt và tiện, phải làm gì để chuẩn bị thật tốt cho con vào trường mới. Các bé mới đi 
học đều có những biểu hiện tương tự như nhau, tùy thuộc từng trường hợp sẽ biểu 
hiện ở những mức độ khác nhau, ví dụ như quấy khóc, thay đổi thói quen, e dè hơn, 
bám mẹ hơn, v.v... 
 Hiểu được tâm lí đó thì đầu năm khi nhận lớp tôi đã lập ra nhóm Zalo của lớp 
để thường xuyên trao đổi về tình hình học tập và sức khỏe của từng cá nhân trẻ. Tiện 
trao đổi với những phụ huynh mà bận đi làm không có thời gian đưa con đi học mà 
thay vào đó phải nhờ ông bà cô bác đưa đi thì cũng đều nắm bắt được về chế độ sinh 
hoạt hàng ngày của các con.
 Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ để nắm được 
thói quen, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khi trẻ ở nhà như: Trẻ thích gì và không thích 
gì?... cùng phối hợp để giúp trẻ sớm làm quen với trường, lớp bên cạnh đó phổ biến 
nội quy của lớp học để phụ huynh nắm bắt được và phối hợp cùng cô trong việc rèn 
luyện nề nếp cho trẻ ở lớp. Cô và bố mẹ phải làm gương để trẻ noi theo (VD: Khi 
trẻ đến lớp, cô giáo và phụ huynh phải chào hỏi nhau để trẻ bắt chước cử chỉ giao 
tiếp của người lớn và hành động theo.)
 Tiếp sau là phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tâm lý vui vẻ cho trẻ trước khi đến 
lớp bằng việc giới thiệu cho các con những hình ảnh, hoạt động vui chơi, học tập mà 
khi đến trường các con sẽ được học và chơi để tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp 
và thường xuyên trò chuyện với trẻ về những câu chuyện vui về cô giáo và các bạn. Góc văn học
 Góc âm nhạc
 Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo thêm nhiều góc chơi: góc thiên nhiên, góc 
thư viện, góc tạo hình, góc phân vai, góc âm nhạc có nhiều đồ dùng đẹp mắt để lôi 
cuốn trẻ.
 Hơn nữa việc trồng nhiều cây xanh trong lớp cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, 
dễ chịu. Từ đó cô cho các con được trải nghiệm cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh 
như tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu để các con biết yêu thiên nhiên, yêu trường lớp. Tham gia các buổi ngoại khóa cũng là hoạt động rất thu hút trẻ. Trẻ được vui 
chơi và khám phá rất nhiều điều. Bên cạnh đó, những tình huống trẻ cần sự giúp đỡ, 
chăm sóc của cô cũng sẽ giúp cô tạo được lòng tin và sự an tâm từ trẻ. 
 Ngoài ra, còn rất nhiều các hoạt động khác mà trường chúng tôi đã tổ chức cho 
các con như: tổ chức ngày 8/3, 20/11, tết Trung Thu... Qua đó, không những cung 
cấp kiến thức cho các con mà còn giáo dục các con về lòng biết ơn với những nội 
dung liên quan nhất định.
 Với lợi thế là 1 ngôi trường có đầy đủ các phòng chức năng,, khu vui chơi ngoài 
trời: sân bóng đá mini, vườn cổ tích, chúng tôi cũng thường xuyên tổ chúc cho trẻ ra 
chơi ngoài trời.
 Trẻ chơi sân bóng mini Ngoài ra tôi cũng thường tổ chức cho trẻ đi tham quan, giao lưu các lớp để trẻ 
làm quen và biết một số đặc điểm nổi bật của các lớp: Tên cô giáo, tên các bạn, tên 
lớp...
 Tham quan phòng hiệu trưởng, hiệu phó, nhà bếp để trẻ hiểu được đặc điểm, ý 
nghĩa, công dụng của từng phòng: Cô hiệu trưởng và cô hiệu phó làm công tác quản 
lý trường học, các cô nhà bếp chăm sóc, nấu cho các con những món ăn hàng ngày 
để các con có đủ sức khỏe học tập từ đó giúp các con làm quen và sớm thích nghi 
với môi trường lớp học.
 Phòng hiệu trưởng mà hãy chiều theo trẻ 2 - 3 hôm đầu và dần dần tập cho trẻ thói quen ăn, ngủ, vệ sinh 
vứt rác đúng nơi quy định theo nề nếp của lớp (VD: Nếu trẻ không muốn ăn cơm và 
chỉ ăn được nửa bát mỗi bữa, những ngày đầu thay vì ép trẻ ăn hết suất tôi có thể 
cho trẻ uống sữa bù để trẻ không bị đói. Sau đó tôi tập cho trẻ ăn mỗi ngày thêm một 
muỗng để trẻ có thời gian thích nghi và thay đổi thói quen theo nề nếp ở trường, 
lớp). 
 Trẻ mầm non như một tờ giấy trắng, trước lúc đến trường thì trẻ sống trong môi 
trường hoàn toàn khác biệt. Có những trẻ tự do đi lại trong lớp hoặc đang ngồi muốn 
đứng lên thì đứng, thích ra ngoài thì ra, đi vệ sinh cũng không xin phép cô, ăn quà 
trong giờ học, bắt cô ẵm bồng, v.v Đó là vì ở nhà trẻ được tự do làm những điều 
đó, trẻ chưa hiểu đến lớp mình cần thực hiện nội quy của lớp. Để trẻ thích nghi với 
môi trường mới, với những nề nếp, những quy định của trường lớp thì cần có thời 
gian. Vì vậy, trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ để 
trẻ cảm thấy an tâm trong môi trường mới. 
 Sau khi các trẻ mới đã quen trường, quen lớp, quen bạn, tôi bắt đầu dạy trẻ cách 
chào hỏi cô khi đến lớp, chào mẹ con đi học và thưa ba mẹ khi đi học về, biết nói 
cảm ơn khi cô và mẹ cho quà, sữa, bánh  Tôi tập cho trẻ thực hiện các nền nếp của 
lớp như: biết dạ thưa khi nói chuyện với cô, biết xin phép cô khi muốn đi vệ sinh, 
biết xếp hàng, biết chờ đến lượt, biết thu dọn đồ chơi Làm quen với các hiệu lệnh 
xắc xô. Tôi không nóng vội mà ép cháu làm được ngay 1, 2 tuần đầu làm cho bé sợ 
và thấy cô giáo là một cực hình, đây là điều dễ xảy ra trong thời gian mới vào trường.
 Vì lần đầu tiên đến lớp còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ thế nên tôi chấp nhận những 
thói quen không tốt của trẻ như: ôm cặp bên mình, ít ăn cơm, không thích ăn rau,... 
Nếu trẻ chưa chấp nhận mà tôi đã ngay lập tức khuyên ngăn trẻ không nên cái này, 
không nên cái kia thì mọi cố gắng chiều chuộng trẻ từ lúc đầu cho đến giờ sẽ tan 
thành mây khói. Cứ hãy từ từ giáo dục trẻ, đừng vội vàng, đừng bắt buộc trẻ làm 
điều gì mà hãy cho trẻ tập dần thói quen nề nếp của trường lớp, cho đến khi trẻ quen 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_moi_di_hoc.docx