SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông tại Trường Mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Từ thực trạng việc dạy trẻ luật lệ an toàn giao thông đường bộ còn chưa được quan tâm dẫn đến những hành vi sai có thể nguy hiểm đến bản thân. Qua đề tài này tôi muốn cung cấp kiến thức cơ bản nhất về giao thông cho trẻ như: Tìm hiểu về phương tiện giao thông, tìm hiểu đèn tín hiệu, tìm hiểu các biển báo và học các quy tắc để tham gia giao thông an toàn. Biết chơi những chỗ chơi an toàn, biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không gây cản trở giao thông, để tránh tai nạn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ còn là cách để giáo viên trao đổi về luật an toàn giao thông cho các bậc cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ biết cách giáo dục trẻ thực hiện văn hóa giao thông cơ bản để các cháu có một số hiểu biết về luật giao thông như: Đi bộ trên lề đường hoặc sát vỉa hè bên phải; khi bộ qua đường phải có người lớn dắt, đi đúng vạch đường quy định, không chạy nhảy chơi đùa dưới lòng đường nơi có xe cộ lưu thông...nhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra với trẻ. Hình thành ở trẻ ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Qua việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ đã giúp cho giáo viên có thêm một số kỹ năng truyền thông về an toàn giao thông. Thay đổi phương pháp dạy học giúp trẻ dễ tiếp thu và dễ hiểu. Không chỉ truyền thụ những kiến thức trên sách vở mà còn tổ chức cho trẻ tham gia luyện tập, thực hành củng cố kiến thức, giúp giáo viên tiếp cận với cách làm mới, sáng tạo hơn. Từ đó mỗi giáo viên sẽ là một tuyên truyền viên về giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đến với trẻ cũng như các bậc phụ huynh và cộng đồng.

docx 22 trang lethu 30/07/2024 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông tại Trường Mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông tại Trường Mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông tại Trường Mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
 về luật giao thông như: Đi bộ trên lề đường hoặc sát vỉa hè bên phải; khi bộ 
qua đường phải có người lớn dắt, đi đúng vạch đường quy định, không chạy 
nhảy chơi đùa dưới lòng đường nơi có xe cộ lưu thông... nhằm tránh các tai 
nạn giao thông đáng tiếc xảy ra với trẻ. Hình thành ở trẻ ý thức chấp hành luật lệ 
giao thông cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 Qua việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ đã giúp cho giáo 
viên có thêm một số kỹ năng truyền thông về an toàn giao thông. Thay đổi 
phương pháp dạy học giúp trẻ dễ tiếp thu và dễ hiểu. Không chỉ truyền thụ 
những kiến thức trên sách vở mà còn tổ chức cho trẻ tham gia luyện tập, thực 
hành củng cố kiến thức, giúp giáo viên tiếp cận với cách làm mới, sáng tạo 
hơn. Từ đó mỗi giáo viên sẽ là một tuyên truyền viên về giáo dục an toàn giao 
thông trong nhà trường đến với trẻ cũng như các bậc phụ huynh và cộng đồng.
 2. Tên sáng kiến
 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tìm hiểu luật lệ an toàn giao 
thông tại trường mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hòa
 - Địa chỉ sáng tác sáng kiến: Giáo viên trường mầm non Hội Hợp B. 
 - Số điện thoại: 0385167756. E_ mail: Thanhhoagv81@gmail.com.
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
 - Đỗ Thị Thanh Hòa - Trường mầm non Hội Hợp B
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 - Có thể áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giúp trẻ mẫu 
giáo 3 - 4 tuổi tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông qua các hoạt động tại trường 
mầm non Hội Hợp B- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 09 năm 
2022 
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 Qua thực tế chúng tôi nhận thấy rằng khả năng giúp trẻ tìm hiểu luật lệ an 
toàn giao thông ở đa số giáo viên còn chưa đúng cách. Một số giáo viên đã chú ý 
đến việc cho trẻ tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông nhưng chưa thường xuyên, 
liên tục. Chưa tạo được môi trường hợp lý, đưa ra các tình huống cụ thể và còn 
mang nặng tính thuyết giảng chưa chú trọng nhiều đến việc cho trẻ thực hành, tìm
 2 luật lệ giao thông. Qua việc trao đổi, trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với 
nhau giúp trẻ có một số kiến thức cơ bản về an toàn giao thông.
 VD: Cô hỏi trẻ: Đây là gì? Những biển báo đó chỉ dẫn điều gì?
 - Các loại phương tiện giao thông đó hoạt động ở đâu?
 - Khi ngồi trên những phương tiện đó thì con cần chú ý điều gì? 
 - Xe máy, xe đạp theo con được chở bao nhiêu người?
 - Khi đi bộ các con đi ở đâu? Đi bên phía nào?
 - Các bạn đang chơi dưới lòng đường như vậy là đúng hay sai? Theo con,
con sẽ làm gì? Khi gặp các bạn chơi ở lòng đường như vậy?
 Song song với phương pháp đàm thoại, trao đổi thì phương pháp thực 
hành, luyện tập cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để giáo dục 
an toàn giao thông. Không những giúp trẻ được học mà còn thỏa mãn nhu cầu 
vui chơi cho trẻ.Việc thực hành, luyện tập này giúp trẻ được trải nghiệm và 
thử nghiệm giúp ích rất nhiều cho trẻ khi tham gia giao thông trong cuộc sống 
hàng ngày.
 VD: Trò chơi luyện tập “Chung sức cùng đồng đội”
 - Cô nêu rõ cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử ra một đội
trưởng cầm xắc xô, khi cô cho xuất hiện biển báo giao thông, tình huống giao 
thông hay đèn giao thông thì đội nào có câu trả lời sẽ lắc xắc xô. 
 Luật chơi: Đội nào nhanh tay lắc xắc xô trước sẽ giành quyền trả lời, nếu 
đội đó trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn.
 Qua trò chơi trẻ sẽ được trao đổi, thảo luận và thống nhất ý kiến đưa ra câu trả 
lời. Từ đó giúp trẻ củng cố kiến thức mà trẻ đã học trước đó, qua đó trẻ có khả năng 
tự tư duy suy nghĩ hoặc trao đổi với nhau, lắng nghe ý kiến của bạn bè để đưa ra câu 
trả lời đúng nhất. Thông qua các trò chơi luyện tập cô đánh giá được khả năng nhận 
thức của trẻ về kiến thức mà cô truyền thụ cũng như hiệu quả các phương pháp mà 
cô áp dụng để dạy trẻ tuân thủ luật lệ giao thông.
 Hay trong giờ “Thể dục” phần khởi động cô cho trẻ giả làm các bác tài xế 
đi thành một vòng tròn.Trong khi đi cô nhắc các bác tài xế đi chạy đúng tốc độ 
mà cô yêu cầu không để sảy ra tai nạn. Cô cần giáo dục trẻ khi ngồi trên ô tô 
các con cần tuân thủ điều gì? Từ những bài học đó trẻ sẽ liên hệ đến cuộc sống 
hàng ngày chú ý đúng tư thế khi ngồi trên ô tô cũng như các phương tiện giao 
thông khác. Ngoài ra trong trò chơi vận động cô tổ chức cho trẻ chơi trò 
chơi “Về đúng bến”, ở các bến cô để sẵn các phương tiện giao thông (ô tô, 
máy bay, tàu hoả, thuyền buồm) là biểu tượng của các bến như: bến xe, bến 
 4 như trông thấy biển báo đó con sẽ làm gì? Ngồi trên các phương tiện đó 
cần tuân thủ những quy định gì? Hay khi gặp đèn đỏ con cần làm gì?...
 Với tiết âm nhạc: Khi cho trẻ tham gia vào tiết hoạt động âm nhạc cô 
tích hợp vào các tiết học trong các phần như gây hứng thú cho trẻ hoặc kết 
thúc tiết học bằng các các phương pháp như cho trẻ xem video, tạo những 
tình huống cần xử lý liên quan đến nội dung bài, hay trao đổi trò chuyện với 
trẻ trong, trước, sau giờ học liên quan đến bài hát, hoặc nội dung cần truyền 
tải. Và việc học thuộc nội dung bài hát cũng là một bài học với trẻ về việc 
tuân thủ luật lệ giao thông.
 VD: Dạy hát bài “Đèn xanh đèn đỏ” Bằng cách gây hứng thú cho trẻ quan sát 
các loại đèn tín hiệu cô củng cố lại văn hóa giao thông khi trẻ tham gia đi lại nơi có 
đèn tìn hiệu. Hay trong lời bài hát cũng đã nhắc nhở trẻ về ý thức tham gia giao 
thông cho trẻ một cách cụ thể: “Khi đi xe đạp thì đi lề bên phải, không đi song song 
hay đùa cợt giữa phố, bé luôn nhớ đừng quên để giao thông an toàn”. Đó là cách 
giáo dục nhẹ nhàng mà trẻ dễ dàng tiếp thu và khắc sâu vào trong tiềm thức của trẻ 
tạo thói quen tốt về ý thức tham gia giao thông.
 Với cách tiếp cận mới và hiện đại, tôi đã giải quyết được hai nội dung bài 
học và luyện tập. Tôi đều sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động, trò chơi 
hấp dẫn kết hợp với những tình huống giao thông cụ thể tạo cho trẻ sự hứng thú 
khi tham gia tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông. Qua đó trẻ biết được một số 
kiến thức cơ bản về an toàn giao thông như: Biết được tên gọi, đặc 
điểm cơ bản của các phương tiện giao thông, biết phân loại phương tiện 
giao thông như: Phương tiện giao thông đường bộ, đường hàng không, 
đường thủy Trẻ biết được công dụng, cấu tạo,của các phương tiện giao 
thông đó. Về luật lệ giao thông trẻ nắm được một số luật lệ giao thông 
đơn giản như: Đèn đỏ tất cả các xe đều phải dừng lại, đèn xanh xe được đi, 
đèn vàng chuẩn bị thay đổi tín hiệu đèn, biển báo dành cho người đi bộ 
sang đường, biển báo đường cấm, biển báo đường cấm đi ngược chiều, đi bộ 
sang đường phải có người lớn dắt, khi tham gia giao thông bằng xe máy 
phải đội mũ bảo hiểm, khi ngồi trên xe phải bám vào người lớn, không đùa 
nghịch, đi ở lề đường bên phải, không đùa nghịch trong lòng đường, ...
 Việc cung cấp kiến thức về luật an toàn giao thông cho trẻ trên tiết học 
không những đầy đủ mà còn thêm sôi nổi hào hứng. Là cách để trẻ khắc sâu 
kiến thức một cách sâu sắc nhất. Việc tích hợp kiến thức giáo dục luật an toàn 
giao thông đặc biệt góp phần cho việc nâng cao chất lượng giáo dục luật an toàn 
 6 những ấn tượng và nhận thức sâu sắc giúp trẻ dễ nhớ và nhớ lâu. Trong trò chơi 
vận động cô có thể cho trẻ tham gia chơi ô tô về bến: Cô cho mỗi trẻ giả một 
phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ thích, trẻ tập điều khiển các phương 
tiện giao thông đó và vào bến. Trong quá trình trẻ chơi cô lồng ghép giáo dục trẻ 
khi xe vào bến phải đi chậm, không được đón khách, trả khách ngoài đường, 
những phương tiện giao thông đóng vai đi đón người nhà thì không được đi xe 
vào trong khu vực bến, ...
 Qua đó giúp trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động về các hoạt động giao 
thông trong đời sống hàng ngày, giúp trẻ hiểu được luật an toàn giao thông được 
áp dụng vào thực tế và phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhưng dù ở 
điều kiện nào thì vẫn phải chấp hành đúng luật giao thông.
 Hoạt động vui chơi (góc): Cô tổ chức cho trẻ chơi với phương tiện giao
thông tự tạo mà cô và trẻ đã làm ra trong giờ hoạt động góc, chơi tự do
 Khi cô tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc cô cần bố trí các góc hợp lý, 
cung cấp đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, trao đổi giữa các góc chơi, vai 
chơi tốt. Hướng trẻ đến nội dung mà cô muốn giáo dục đến trẻ.
 Ví dụ: Góc nghệ thuật: trò chơi tạo hình: Cô cho mỗi trẻ chọn cho mình 
một biển báo, đèn tín hiệu bất kì và để trẻ tô màu, dán theo đúng mẫu trong quá 
trình chơi trẻ trao đổi với nhau về các biển báo, đèn tín hiệu hay phương tiện 
giao thông đó. Trong quá trình trẻ hoạt động cô lồng ghép, trao đổi về việc nhận 
biết tác dụng và ý nghĩa của từng sản phẩm mà trẻ tạo nên.
 + Góc xây dựng: Cho trẻ bàn bạc, liên tưởng đến những nơi mà trẻ đã 
được đến và xây dựng nên ngã tư đường phố, xây dựng bến xe, bến tàu, Từ 
việc trao đổi ý tưởng, trẻ sẽ tạo nên mô hình ngã tư thu nhỏ, gồm có các làn 
đường khác nhau, bến tàu, bến xe có các phương tiện giao thông đang hoạt 
động. Qua đó cô giáo dục lồng ghép việc tuân thủ đúng luật lệ giao thông từ 
những công trình mà trẻ mới xây.
 Khi qua đường các con phải quan sát những gì? Các con khi tham gia 
giao thông thì đi bên nào? Ở ngã tư đường có biển báo gì đây? Các con đi bộ thì 
đi bên nào và sang đường chỗ nào thì đúng?
 Cô giáo cần tiến hành thường xuyên và vận dụng những điều kiện tình
huống thuận lợi để giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ.
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_3_4_tuoi_tim_hieu_lu.docx