SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng Toán cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Văn

Hoạt đông làm quen với toán giúp trẻ biết quan sát, phát hiện những dấu hiệu nổi bật, rõ nét về hình dạng, kích thước, chủng loại, nhận biết những dấu hiệu chung, riêng của các đồ vật để từ đó tạo nhóm các đồ vật, so sánh diễn đạt một, nhiều, ít, không có,... Làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng, độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều rộng giữa 2, 3 nhóm đối tượng, xếp tương ứng 1 – 1, xếp chồng, xếp cạnh, diễn đạt bằng lời nói…Thông qua hoạt động làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình dạng, định hướng trong không gian, thời gian, trái - phải - trên - dưới của bản thân, của người khác, nhận biết và suy đoán những sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.… Chính vì vậy việc cho trẻ làm quen với toán là một hoạt động quan trọng ở trường Mầm non. Những năm trước đây, trong quá trình hoạt động cho trẻ làm quen với toán lớp tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Các cháu vẫn chưa hứng thú tham gia vào hoạt động, chưa tích cực lĩnh hội tri thức, đồ dùng dạy học chưa phong phú. Tôi chưa chú ý xem trẻ cần gì? Trẻ muốn gì?. Tôi chỉ chú ý vào nội dung bài soạn, chú ý đến lượng kiến thức đưa vào bài mà chưa chú ý xem trẻ đã nhận thức được đến đâu, ở mức độ nào. Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường Mầm non ở lớp tôi. Song với lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc đã giúp tôi tìm tòi ra những biện pháp hữu hiệu để hình thành biểu tượng toán cho trẻ ở lớp mình.
docx 22 trang lethu 30/07/2024 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng Toán cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng Toán cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Văn

SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng Toán cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Đồng Văn
 Có thể nói, hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. 
Các hoạt động đặc biệt là các đề tài hình thành các biểu tượng về số lượng, con số, 
phép đếm thường lặp đi, lặp lại nhiều lần có nội dung giống nhau chỉ khác nhau về 
số lượng là 1,2,..5. Cho nên nếu chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các 
bước, nếu lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý 
của trẻ. 
 Hoạt đông làm quen với toán giúp trẻ biết quan sát, phát hiện những dấu hiệu nổi 
bật, rõ nét về hình dạng, kích thước, chủng loại, nhận biết những dấu hiệu chung, 
riêng của các đồ vật để từ đó tạo nhóm các đồ vật, so sánh diễn đạt một, nhiều, ít, 
không có,... Làm quen với toán còn giúp trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng, 
độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều rộng giữa 2, 3 nhóm đối tượng, xếp tương ứng 1 
– 1, xếp chồng, xếp cạnh, diễn đạt bằng lời nóiThông qua hoạt động làm quen với 
toán còn giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình dạng, định hướng trong không 
gian, thời gian, trái - phải - trên - dưới của bản thân, của người khác, nhận biết và 
suy đoán những sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy việc cho 
trẻ làm quen với toán là một hoạt động quan trọng ở trường Mầm non.
 Những năm trước đây, trong quá trình hoạt động cho trẻ làm quen với toán lớp tôi 
vẫn còn nhiều hạn chế. Các cháu vẫn chưa hứng thú tham gia vào hoạt động, chưa 
tích cực lĩnh hội tri thức, đồ dùng dạy học chưa phong phú. Tôi chưa chú ý xem trẻ 
cần gì? Trẻ muốn gì?. Tôi chỉ chú ý vào nội dung bài soạn, chú ý đến lượng kiến 
thức đưa vào bài mà chưa chú ý xem trẻ đã nhận thức được đến đâu, ở mức độ nào. 
Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động cho trẻ 
làm quen với toán ở trường Mầm non ở lớp tôi. Song với lòng yêu nghề, nhiệt tình 
trong công việc đã giúp tôi tìm tòi ra những biện pháp hữu hiệu để hình thành biểu 
tượng toán cho trẻ ở lớp mình.
 Có thể nói làm quen với toán ở trường mầm non có nội dung khá rộng, đa dạng 
phong phú vấn đề ở đây là phải có biện pháp thích hợp để thực hiện những nội dung 
đó một cách hiệu quả. Trong thực tiễn đã có rất nhiều biện pháp khác nhau để truyền 
tải những nội dung kiến thức đó tới trẻ nhưng thực tế ở trường tôi cụ thể là lớp tôi 
chủ nhiệm thì nó chưa có kết quả cao như mong muốn. Ngành giáo dục mầm non và 
các trường lớp mầm non đã quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng “Làm quen 
với toán” và cụ thể trong đó có tôi. tôi đã chủ động dành thời gian nghiên cứu tài 
liệu, tập san và tìm ra một số biện pháp để truyền tải những nội dung cần cung cấp 
cho trẻ sao cho gần gũi, đơn giản và dễ hiểu nhất, có hiệu quả đó là động cơ khiến phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ 
thông. Nội dung dạy học ở đây là hệ thống những kiến thức ban đầu của toán học, 
tuy sơ đẳng nhưng chúng lại là các kiến thức cơ sở và nền tảng cho quá trình học tập 
tiếp theo của trẻ ở trường tiểu học. Trong quá trình này trẻ cần được trang bị cả các 
biện pháp hoạt động trí tuệ. Mặt khác, đối với trẻ nhỏ hoạt động học tập chưa phải 
là hoạt động chính, mà hoạt động vui chơi mới là hoạt động chủ đạo của trẻ, vì vậy 
là giáo viên cần chú ý tới đặc điểm này để tổ chức quá trình hình thành biểu tượng 
toán học cho trẻ sao cho có hiệu quả.
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... và các sự vật hiện tượng 
đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận 
thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung 
quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện 
tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của 
chúng trong không gian. 
Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm - bớt một cách giản đơn nhất 
về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen 
với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán 
học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái 
niệm đơn giản về toán, chứ chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ 
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy 
trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp 
với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo 
là làm quen với một số khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ 
còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, 
phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định 
nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để 
có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến 
những khái niệm toán học trừu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có 
thể lĩnh hội được một cách ấntượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban 
đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ. 
 Việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu ở trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi 
là rất quan trọng nó như là một nền móng cho sự phát triển tư duy toán học cho trẻ 
trong những năm tiếp theo. Qua hoạt động này sẽ hình thành cho trẻ một phẩm chất, 
năng lực hoạt động như: Quan sát, tìm tòi, so sánhthúc đẩy quá trình phát triển tư 
duy, ngôn ngữ cho trẻ, hình thành những biểu tượng toán như: số lượng, hình dạng, làm ảnh hưởng đến quá trình học. Hơn nữa năm đầu đi học nên tâm lý trẻ còn chưa 
ổn định. 
 Một số đồ dùng phục vụ môn toán cũng còn nhiều hạn chế nên việc học tập môn 
làm quen với toán của các cháu chưa được đảm bảo.
 Đa số phụ huynh làm nghề nông hoặc đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà 
nên chưa có điều kiện quan tâm nhiều tới con em mình. Một số phụ huynh còn chưa 
thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình chỉ nghĩ đến trường là chỉ đảm 
bảo việc ăn, ngủ, không quan tâm đến việc học hành của con. 
 7.1.3. Khảo sát ban đầu.
 Với những thuận lợi và khó khăn chung như trên, xét về thực trạng ở lớp:
 Kết quả khảo sát trên trẻ đầu năm học cho thấy khả năng hứng thú của trẻ được 
khảo sát trên hoạt động bé làm quen với toán của trẻ như sau:
 Trẻ hứng thú Trẻ chưa hứng thú
 Tổng số 
 trẻ
 Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 6 24 19 76
 25
 Từ những nguyên nhân trên và thực tiễn đã áp dụng ở lớp học của mình dưới 
góc độ là một giáo viên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hình thành biểu tượng 
toán cho trẻ 3- 4 tuổi cụ thể như sau:
 7.1.3. Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 3- 4 tuổi.
 * Biện pháp 1: Lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan: 
Yêu cầu dạy biểu tượng toán cho trẻ cần có trực quan chuẩn, chính xác. Tuy nhiên 
trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược 
điểm sau:
Đồ dùng trực quan còn quá ít, chưa hấp dẫn, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập 
ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn. 
 Giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, không phát huy được tính 
tích cực, sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động. 
Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ không thể 
chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài hoặc nói nhiều. Chính vì vậy nếu không có 
đồ dùng trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật đối tượng nhận biết + Nhóm thích chơi hình vuông và hình chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy 
màu tương ứng để dán.
 Điều này làm trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt 
động. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo 
ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “Làm quen 
với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền 
vững. 
 Tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm kiếm tôi đã làm ra rất nhiều 
những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ hoạt động làm quen với toán.
Ví dụ: Trong tiết so sánh chiều cao 2 đối tượng chủ đề thế giới thực vật tôi đã chuẩn 
bị cho mỗi trẻ 2 cây hoa: 1 cây hoa màu vàng cao hơn, 1 cây hoa màu đỏ thấp hơn 
(độ cao thấp rõ nét) bằng những nguyên vật liệu dễ kiếm như lõi chỉ, vỏ hộp sữa, 
bóng hỏng, giấy màu, xốp màu.... Qua việc nhận biết đặc điểm của 2 cây cụ thể trẻ 
nhận biết được thế nào là cao hơn thế nào là thấp hơn, qua đó trẻ biết so sánh độ cao 
- thấp của 2 đối tượng bất kỳ trong cuộc sống và sử dụng chính xác từ cao hơn, thấp 
hơn.
Ví dụ: Hay trong tiết “Dạy trẻ phân biệt hình tròn - hình vuông” chủ đề Tết và mùa 
xuân, bằng những nguyên vật liệu đơn giản như vỏ hộp bánh, xốp, đề can, giấy 
màutôi có thể làm ra những chiếc bánh trưng, bánh giò, nem chua,những món 
ăn ăn trưng của người việt trong ngày Tết. Tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp xem có 
đồ dùng đồ chơi nào có dạng hình vuông, hình tròn? và hỏi trẻ: Con vừa tìm thấy cái 
gì?. Nó có dạng hình gì?. Nó có màu gì?.... Qua đó trẻ biết tên gọi, đặc điểm của 
những vật đó như bánh trưng màu xanh, có dạng hình vuông, bánh dày màu trắng có 
dạng hình trònQua đó trẻ nhận biết được hình vuông, hình tròn.
Ví dụ: Trong tiết “ Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng” chỉ đơn giản là tấm 
xốp phế thải tôi làm thành những băng giấy nhiều màu sắc, đẹp mắt, dễ sử dụng, tạo 
hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động. Hay vẫn ở nội dung đó nhưng ở chủ đề 
Nghề nghiệp tôi có thể sử dụng đồ dùng trực quan là những mảnh vải của cô thợ 
may, 2 cái thước của chú thợ xâyđó đều là những đồ dùng có thể được so sánh về 
chiều dài dễ sử dụng và gây hứng thú cho trẻ.
Những đồ dùng nói trên không chỉ được sử dụng trong hoạt động so sánh chiều cao 
2 đối tượng hay so sánh chiều dài 2 đối tượng mà còn có thể sử dụng trong những 
tiết nhận biết, tạo nhóm, tách gộp, sắp xếp theo quy tắc, xếp tương ứng..... Như vậy 
tôi có thể đưa khả năng sáng tạo và sự khéo léo của mình vào tiết dạy để thu được 
hiệu quả cao nhất trên trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_toan_cho_tre_3_4.docx