SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Cư Pang

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ thơ là việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khỏe mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này.

Việc rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Việc rèn kĩ năng sống cho trẻ đòi hỏi sự thường xuyên đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. Giáo dục trong nhà trường là vấn đề luôn cần được quan tâm thì việc rèn kĩ năng sống cho trẻ cũng không kém quan trọng. Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ trang bị tri thức, hành vi cho trẻ. Đồng thời định hướng cho trẻ mầm non rèn luyện hành vi và thói quen tốt ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của trẻ, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho trẻ có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ cũng bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách.

doc 24 trang lethu 07/01/2025 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Cư Pang

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3-4 tuổi tại Trường Mầm non Cư Pang
 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
 CHO TRẺ MẦM NON 3 – 4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON CƯ PANG
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc 
bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và 
của mỗi gia đình.
 “Trẻ em hôm nay
 Thế giới ngày mai”
 Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau 
này. 
 Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thơ là việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cá nhân, 
gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình 
thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kĩ năng sống 
đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khoẻ 
mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân 
cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc về sau này.
 Việc rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất 
là trong thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Việc rèn kĩ 
năng sống cho trẻ đòi hỏi sự thường xuyên đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết 
của việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. Giáo dục trong 
nhà trường là vấn đề luôn cần được quan tâm thì việc rèn kĩ năng sống cho trẻ 
cũng không kém quan trọng. Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ trang bị tri thức, hành 
vi cho trẻ. Đồng thời định hướng cho trẻ mầm non rèn luyện hành vi và thói 
quen tốt ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của trẻ, việc rèn luyện kĩ 
năng sống là đảm bảo cho trẻ có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. 
Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ 
phức tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân 
cách toàn diện của trẻ cũng bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói 
quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc lí trí và tình cảm không 
thống nhất với nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện 
tượng lệch lạc về nhân cách.
 Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy tại lớp Mầm 4, trường 
Mầm non Cư Pang, hầu hết trẻ lần đầu tiên đến trường, mọi thứ thật bỡ ngỡ, thật 
mới mẻ đối với trẻ, những kĩ năng sống cơ bản như vệ sinh cá nhân trẻ đều chưa 
nắm được, trẻ chưa có kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, chưa đánh răng đúng 
cách, chưa biết rửa mặt như thế nào cho sạch Hơn nữa các bệnh liên quan đến 
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc2 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 + Phương pháp quan sát sư phạm.
 + Phương pháp dùng lời.
 + Phương pháp dùng trò chơi
 + Phương pháp thống kê toán học
 Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê kết quả 
như sau: 
 Nội dung Số trẻ Tỷ lệ
 Trẻ mạnh dạn tự tin 14 70%
 Trẻ có kỹ năng hợp tác cùng mọi người trong 
 13 65%
các hoạt động
 Trẻ có kỹ năng thích khám phá học hỏi 12 60%
 Trẻ có kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử tốt 15 75%
 Trẻ có kỹ năng nhận thức các đối tượng và 
 12 60%
tác động xung quanh
 Nội dung Số trẻ Tỷ lệ
 Trẻ được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến 
khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng 11 55%
động, mạnh dạn, tự tin...
 Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện 
kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động nhỏ, 
 9 45%
vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong 
cuộc sống của mình.
 Trẻ rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc 
sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, 10 50%
thể dục và các môn học khác
 Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm 
xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy 15 95%
ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.
 Trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được 12 60%
bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được 
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc4 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
viết ngay trong những năm tháng học ở trường mầm non , đặc biệt là các bậc 
cha mẹ có con học lớp một. 
 Kỹ năng: Là mức độ thực hiện đòi hỏi sự tập trung chú ý cao vào các thao 
tác thực hiện các chi tiết.
 Kỹ sảo: Là mức độ thực hiện các quy trình trẻ nên tự động hóa các bước 
thực hiện ở mức độ tin tưởng cao, Các bước thực hiện vệ sinh một cách chính 
xác. Trẻ tin tưởng vào các bước thực hiện.
 Thói quen: Là quá trình hình thành chuỗi phản xạ có điều kiện bởi các 
thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần dần dần thấm sâu và tạo thành phản xạ tự 
nhiên của mỗi người.
 Trẻ tuy còn nhỏ xong trẻ có thể thực hiện tốt các kiến thức thông thường 
rồi dần dần sau đó hình thành các kỹ năng, kỹ sảo, thói quen cho bản thân.
 Vì vậy, các bậc cha mẹ cô giáo cần giáo dục dạy trẻ các kỹ năng, kỹ xảo, 
thói quen vệ sinh rửa mặt rửa chân tay cho trẻ đúng thời điểm đúng quy trình vệ 
sinh và thời gian biểu hợp lý từ đó hình thành nề nếp thói quen văn minh trong 
cuộc sống. Giúp trẻ phòng tránh, hạn chế các bệnh dịch qua đường tiêu hóa, qua 
tiếp xúc, qua đường hô hấp như bệnh chân tay miệng, cúm H5N1 tiêu chảy 
cấp... 
 2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi – khó khăn
 * Thuận lợi:
 Giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ.
 Một số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Được sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu trường Mầm non Cư Pang, 
các ban ngành trong xã Ea Bông. Được sự quan tâm sát sao của Phòng giáo dục 
và đào tạo huyện Krông Ana, thông qua các đợt tập huấn đã cung cấp thông tin, 
kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 * Khó khăn:
 100% trẻ là dân tộc thiểu số, học sinh trong lớp còn nhỏ, tuyển mới 100%, 
trẻ biết ít tiếng phổ thông, trẻ nhỏ đa số là không biết (đầu năm học) do đó để trẻ 
hiểu và học được các vấn đề kỹ năng sống là việc rất khó.
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc6 Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang
 Địa bàn của buôn rộng dân cư thưa thớt, không tập trung, đường xá đến 
lớp học xa, khó khăn, phải qua nhiều ruộng, qua đồi. Đa số người dân làm nghề 
nông không có điều kiện đưa con đi học. Trẻ đi học còn phải tự mình đi bộ tới 
lớp. Do đó, việc trẻ đến lớp không sạch sẽ là điều hiển nhiên.
 Do các phụ huynh chưa xác định được lợi ích của việc giáo dục kỹ năng 
sống ảnh hưởng như thế nào đến con em mình. Sự tiếp xúc với cách sống văn 
minh, văn hóa ít. Kiến thức về chăm sóc cũng như kỹ năng nuôi dạy hạn chế. 
Hơn nữa việc sinh đẻ không có kế hoạch, trong một gia đình có quá đông con (3 
đến 5 con) nên sự quan tâm vệ sinh chăm sóc giữ gìn vệ sinh trẻ hạn chế.
 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng
 Trường mầm non Cư Pang là một trường quốc lập mới được thành lập từ 
tháng 6/2014 với nhiệm vụ là thực hiện công tác giáo dục chất lượng ở cấp mầm 
non. Được tách ra từ trường Mẫu giáo Hoa Sen tại địa bàn Xã Ea Bông. Đây là 
một điễm xã nghèo của huyện Krông Ana, trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảo 
được mức sống cho người dân. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ người 
dân chưa đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện 
kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Coi đó là nhiệm vụ của riêng nhà trường, nhận 
thức này là chưa đầy đủ trong bối cảnh của giáo dục cả nước trong thời kỳ đất 
nước ta đang hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
 Một nguyên nhân của việc trẻ thiếu kỹ năng có thể kể đến đó là sự thiếu 
bao bọc của các bậc cha mẹ cũng như sự thiếu quan tâm đúng mực của gia đình 
và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhiều bậc phụ huynh 
không sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn dù lớn hay nhỏ cô giáo, khiến áp lực đè 
nặng lên nhà trường, từ đó con cái thiệt thòi, trở nên yếu ớt, thiếu bản lĩnh, khó 
hòa nhập với cộng đồng.
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là 
trách nhiệm của toàn thể hội đồng sư phạm bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, 
giáo viên, công nhân viên nhà trường chứ không phải là trách nhiệm của một cá 
nhân, bộ phận nào. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong 
từng tiết dạy, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực 
lượng trong và ngoài nhà trường. 
 Lựa chọn các biện pháp, giải pháp phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề lồng 
ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, từ đó giáo viên biết cách giáo dục 
và rèn luyện, bồi dưỡng hoàn thiện các khía cạnh nhân cách cho trẻ. 
Người thực hiện: Phạm Thị Như Ngọc8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_ky_nang_song_cho_tr.doc