SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Cổ Bi

Kỹ năng sống được áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận được (thái độ), và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào ( hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Có thể giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua một số trò chơi. Với trẻ 3-4 tuổi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng các công việc đơn giản như trẻ biết chào hỏi lễ phép, rõ ràng, biết tự phục vụ vệ sinh cá nhân trẻ, biết chơi cùng bạn trong nhóm. Để làm được điều đó bản thân trẻ phải được thường xuyên luyện tập thông qua các hoạt động hàng ngày trên lớp từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực trong cuộc sống. Để trẻ 3 tuổi có kỹ năng sống việc quan trọng là người lớn phải tạo được môi trường giáo dục cho trẻ. Làm được việc này bản thân mỗi giáo viên phải xác định được kỹ năng sống của từng độ tuổi để từ đó có các phương pháp thích hợp cho việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chính vì vậy việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường mầm non”. làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
docx 25 trang lethu 08/05/2024 1281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Cổ Bi

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non Cổ Bi
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Mỗi người chúng ta sinh ra đều không có khả năng làm được mọi thứ một 
cách ngẫu nhiên. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, 
kinh nghiệm lâu dài. Và lẽ dĩ nhiên, trẻ em sinh ra không thể tự nhiên có được 
kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình 
bày ý kiến, kỹ năng tự chăm sóc bản thânCàng có những kỹ năng này sớm 
bao nhiêu thì trẻ càng có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện.
 Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là dạy kỹ năng giao tiếp 
ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp 
tác chia sẻ Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết 
những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp
 Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp trẻ sớm bắt kịp với cuộc sống và 
khả năng phát triển của bản thân. Có được kỹ năng sống tốt đẹp, trẻ sẽ hình 
thành được nhân sinh quan, thái độ sống tích cực và hành vi đúng đắn. Giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo 
dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể 
chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ 
biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
 Kỹ năng sống được áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ mầm non được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân 
và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những 
gì mình cảm nhận được (thái độ), và những gì mình quan tâm (giá trị) thành 
những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào ( hành vi) 
trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Có thể giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ thông qua một số trò chơi.
 Với trẻ 3-4 tuổi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng các công việc 
đơn giản như trẻ biết chào hỏi lễ phép, rõ ràng, biết tự phục vụ vệ sinh cá nhân 
trẻ, biết chơi cùng bạn trong nhóm. Để làm được điều đó bản thân trẻ phải được 
thường xuyên luyện tập thông qua các hoạt động hàng ngày trên lớp từ đó hình 
thành ở trẻ thái độ tích cực trong cuộc sống. Để trẻ 3 tuổi có kỹ năng sống việc 
quan trọng là người lớn phải tạo được môi trường giáo dục cho trẻ. Làm được 
việc này bản thân mỗi giáo viên phải xác định được kỹ năng sống của từng độ 
tuổi để từ đó có các phương pháp thích hợp cho việc giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ. Chính vì vậy việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với 
từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần thiết và đó cũng chính là lý do 
tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
 1 / 16 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Theo tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn cho biết: “Kỹ năng sống 
không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gủi với trẻ em, là những 
kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”.
 Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những 
hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có 
được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp.
 Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trước hết cần cung cấp các kiến thức 
cần thiết nhưng nếu chỉ dạy trẻ theo kiểu giáo điều, lý thuyết thì những kiến thức 
đó sẽ khô cứng và không phát huy được giá trị thực tiễn. Chúng ta có thể thấy 
rất nhiều trẻ em có thể nói trôi chảy về các hành vi văn hóa như gặp người lớn 
phải chào hỏi, phải vứt rác đúng nơi quy định... Nhưng khi vào tình huống thực 
tế thì cháu đó lại chạy đi khi thấy khách tới chơi hoặc bẽn lẽn nép vào lưng mẹ 
mà không chào hỏi gì? Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, 
tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để 
trải nghiệm. Hàng ngày chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua nhiều hình 
thức khác nhau....
 Để đứa trẻ có thể trở thành cá thể độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt và 
thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ kỹ năng sống. 
Giáo dục kỹ năng sống góp phần phát triển các hành vi xã hội tích cực, nâng cao 
chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh sự tiến bộ của xã hội. Đó là kỹ năng sống, 
hay nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh 
cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày
2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm qua cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội 
ngũ các bộ giáo viên chất lượng giáo dục đã từng ngày thay đổi. Đặc biệt là chất 
lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các kỹ 
năng sống của trẻ ngày càng tiến bộ hơn. Nhưng trong thực tế thực trạng về hoạt 
động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân 
khác nhau nên chất lượng còn chưa được thực sự như mong muốn trong quá 
trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
 * Về trẻ: Các cháu cùng một độ tuổi trong lớp đa số là con em trong địa 
phương nên có nhiều thuận lợi trong việc trẻ đi học đạt chuyên cần cao.
 3 / 16 Bảng khảo sát trên trẻ đầu năm tổng số: 33 cháu
 ST KẾT QUẢ
 NỘI DUNG KHẢO SÁT
 T Tốt % Khá % TB %
 1 Tính tự tin, tự lập 7/33=21% 9/33=27% 17/33=52%
 2 Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 5/33=15% 8/33=24% 20/33=61%
 3 Kỹ năng hợp tác 4/33=12% 11/33=33% 18/33=55%
 4 Kỹ năng xử lý tình huống 7/33=21% 9/33=27% 17/33=52%
 5 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân. 4/33=12% 7/33=21% 22/33=67%
 6 Sự tò mò và khả năng sáng tạo. 7/33=21% 8/33=24% 18/33=50%
 7 Kỹ năng quan hệ xã hội 7/33 =21% 9/33 =27% 17/33 =52%
 *Nhận xét:
 Qua khảo sát đầu năm kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng sống của 
trẻ lớp tôi phụ trách còn hạn chế. 
 Chính vì vậy là giáo viên phụ trách lớp tôi đã trăn trở và tìm ra một số 
biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm cải thiện tốt hơn về kỹ năng 
sống cho trẻ ở lớp tôi được tốt hơn.
4. Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 
trong trường mầm non.
 * Học tập nâng cao trình độ chuyên môn
 Việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi người đặc biệt là 
giáo viên là việc làm cần thiết và không thể thiếu đươc.Là một giáo viên có bề 
dày kinh nghiệm trong công tác nhưng bản thân tôi luôn có tinh thần học tập để 
nâng cao trình độ chuyên môn vì tôi luôn nghĩ rằng học không bao giờ là đủ 
càng học càng tích lũy được nhiều kinh nghiêm. Chính vì vậy tôi thường xuyên 
nghiên cứu tài liệu học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu 
có liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng như các hoạt động các 
bộ môn khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra tôi còn tham 
gia đầy đủ các tiết dạy mẫu do phòng và trường tổ chức 
 Biện pháp 1: Xác định những kỹ năng cơ bản và xây dựng kế hoạch 
lồng ghép để dạy kỹ năng cho trẻ
 Trước khi thực hiện một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ tại lớp thì việc đầu tiên tôi làm là xá định những kỹ năng sau để dạy trẻ:
 * Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi.
 * Kỹ năng hợp tác.
 * Tính tự tin, tự lập.
 * Kỹ năng giữ an toàn cá nhân.
 * Sự tò mò và khả năng sáng tạo.
 5 / 16 * Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi: Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của 
con người.Với trẻ nhỏ 3 tuổi cũng vậy phát triền kỹ năng giao tiếp là hướng dẫn 
trẻ biết cách giao tiếp có lễ độ với người lớn, đúng mực với bạn bè và mọi người 
xung quang giúp trẻ tự tin hơn trong khi giao tiếp, thông qua giao tiếp cô giáo và 
người lớn cần cung cấp và làm tăng phong phú vốn từ của trẻ, tập cho trẻ dần 
biết cách diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách chính xác, mạch lạc. 
Dạy trẻ những quy tắc giao tiếp căn bản phù hợp với khả năng, biết lắng nghe, 
biết phản hồi, sử dụng từ xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, theo dõi thái 
độ của người đối thoại và điều chỉnh hành vi ngôn ngữ của mình cho phù hợp
 Ví dụ: Ở giờ đón trẻ tôi thấy trẻ đến lớp, ra về nhưng không chào cô, chào bố 
mẹ thì tôi đặt câu hỏi với trẻ khi đến lớp con gặp cô thì thế nào mới ngoan thì chắc 
chắn trẻ sẽ trả lời là con chào cô ạ. Khi trẻ trả lời như vậy thì tôi lại nhắc nhở và dạy 
trẻ con phải nói rằng con chào cô ạ. Và tôi còn dạy trẻ khi bố mẹ về con khoanh tay 
chào con chào bố, mẹ ạ như vậy mới là bé ngoan và lễ phép con nhớ chưa.
 H1.Dạy trẻ kỹ năng chào cô, chào bố mẹ. 
 * Sự hợp tác: Đây là một loại kỹ năng sống quan trọng của trẻ 3-4 tuổi vì ở độ 
tuổi này trẻ đã biết thể hiện nét mặt những tình cảm và sự quan tâm lẫn nhau trong 
đám bạn bè, trẻ đã biết thể hiện những mong muốn và cảm xúc của mình trong công 
việc. tôi đã chú ý rèn luyện kỹ năng này cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 
 Ví dụ: Khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi sẽ gợi 
mở để trẻ tìm ra cách giải quyết như: Nếu con không chở hết được số hàng này 
theo cô con nên rủ bạn nữa cùng làm? hoặc: trong giờ ăn trẻ đi lấy đồ cùng cô cô 
đề nghị con và các bạn cùng làm thì công việc sẽ nhanh hơn. Tôi luôn chú ý 
hướng lái để trẻ thể hiện được kỹ năng hợp tác chung sức để hoàn thành công 
việc bằng các câu hỏi gợi mở thông qua tất cả các hoạt động hàng ngày đặc biệt 
là hoạt động vui chơi ở các góc.
 * Kỹ năng bảo vệ môi trường sống: với trẻ nhỏ bảo vệ môi trường sống 
thể hiện trong những việc làm đơn giản hàng ngày: không vứt rác bừa bãi, ăn 
song bỏ vỏ vào thùng rác nơi quy định, không lãng phí đồ ăn, biết tắt điện, khóa 
vòi nước khi không sử dụng, thích trồng và chăm sóc cây, chăm sóc con vật,... 
từ những hành vi sống tích cực có văn hóa và sống hòa bình với môi trường mà 
trẻ được thực hiện hàng ngày sẽ hình thành thế hệ công dân biết yêu và bảo vệ 
môi trường.
 H2.Trẻ bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định
 * Kỹ năng quan hệ xã hội: Kỹ năng này trẻ phải học rất nhiều trong 
những năm đầu đời: trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối 
phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, cách chia sẻ luân phiên và 
 7 / 16

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_ky_nang_song_cho_tr.docx