SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi C6 Trường Mầm non Thái Đào hứng thú khi sử dụng màu nước trong hoạt động tạo hình
Việc sử dụng màu nước là việc làm rất ý nghĩa đối với trẻ. Bản chất màu nước về màu sắc của sản phẩm làm ra sẽ nổi bật hơn so với các loại màu khác nên trẻ khá thích thú. Khi được trực tiếp sử dụng màu nước, sử dụng càng phổ biến thì trẻ càng có được kỹ năng tạo hình phức tạp, khi trẻ hứng thú thì sự sáng tạo của trẻ sẽ tốt hơn.
Có thể nói, việc sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu có sẵn giúp trẻ 3-4 tuổi sáng tạo các sản phẩm của mình là tiền đề để tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non. Bởi việc sưu tầm và sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng, nhằm khuyến khích, phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo cho trẻ.
Mà hiện nay, trong các hoạt động tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu này chưa thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo ở trẻ, nên tôi đã mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu và sưu tầm sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để đưa vào các tác phẩm tạo hình, giúp các tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn hơn trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi C6 Trường Mầm non Thái Đào hứng thú khi sử dụng màu nước trong hoạt động tạo hình

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Những trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật với màu nước ngay từ giai đoạn đầu trong hoạt động tạo hình sẽ tăng cường khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tư duy hình ảnh ở trẻ. Sáng tạo với màu nước là một hoạt động nghệ thuật luôn có sức hấp dẫn đối với trẻ. Từ màu nước, từ những nguyên vật liệu có sẵn ở xung quanh, đôi bàn tay nhỏ xinh của trẻ có thể làm nên rất nhiều điều kì diệu thông qua hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” sẽ giúp trẻ hào hứng hơn trong hoạt động tạo hình. Các hoạt động tạo hình bằng màu nước đòi hỏi ở trẻ phải thật khéo léo, tỉ mỉ và khả năng sáng tạo, tập trung và sự hứng thú của trẻ thì mới tạo ra được những sản phẩm mỹ thuật độc đáo và mang màu sắc riêng biệt. Những sáng tạo về màu nước trong hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ phát triển thị giác, phát triển trí tưởng tưởng, khả năng sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên trì, khả năng tư duy trừu tượng, làm việc độc lập của trẻ. Là giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ vai trò của màu nước trong hoạt động tạo hình đối với trẻ nhỏ, tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, được sáng tạo. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú và sáng tạo với màu nước trong hoạt động tạo hình? Đây cũng là lí do vì sao tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi C6 trường Mầm non Thái Đào hứng thú khi sử dụng màu nước trong hoạt động tạo hình”. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác tổ chức nội dung/nhiệm vụ mà giáo viên lựa chọn để giải quyết vấn đề. 1.1. Ưu điểm: Được sự quan tâm và phối hợp nhiệt tình của quý phụ huynh tại lớp đã hỗ trợ nguyên vật liệu cho giáo viên của lớp tổ chức hoạt động tạo hình cho các cháu như: Màu nước; cọ vẽ, máy sấy tóc, nĩa, chai nhựa, nắp chai nhựa, thùng carton; hộp Trẻ còn hạn chế về sản phẩm sáng tạo, chủ yếu còn theo mẫu của cô. * Nguyên nhân: Sự nhận biết của trẻ không đồng đều, còn một số trẻ không tập trung và chưa phát huy được hết khả năng của mình. Trẻ ít được tham gia trải nghiệm với màu nước, không được hướng dẫn công thức pha màu. Trẻ không có điều kiện tiếp cận với những sản phẩm sáng tạo từ màu nước, chưa có sự định hướng từ giáo viên. Thế nên, cô cần cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các sản phẩm màu nước để trẻ được trải nghiệm và phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ. Bảng khảo sát trẻ: Kết quả khảo sát Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Nội dung Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ chưa Tỷ lệ đạt chưa đạt đạt đạt - Trẻ có năng khiếu 20/22 91% 2/22 9% về tạo hình với màu 10/22 45% 12/22 55% nước. - Trẻ hứng thú, tự 22/22 100% 0 0% nguyện tiếp xúc và 9/22 41% 13/22 59% tham gia vào các hoạt động 2.1. Biện pháp 1: Mở rộng các nguyên vật liệu cho trẻ làm quen. 2.1.1. Nội dung biện pháp. Việc sử dụng màu nước là việc làm rất ý nghĩa đối với trẻ. Bản chất màu nước về màu sắc của sản phẩm làm ra sẽ nổi bật hơn so với các loại màu khác nên trẻ khá thích thú. Khi được trực tiếp sử dụng màu nước, sử dụng càng phổ biến thì trẻ càng có được kỹ năng tạo hình phức tạp, khi trẻ hứng thú thì sự sáng tạo của trẻ sẽ tốt hơn. Có thể nói, việc sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu có sẵn giúp trẻ 3-4 tuổi sáng tạo các sản phẩm của mình là tiền đề để tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non. Bởi việc sưu tầm và sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng, nhằm khuyến khích, phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo cho trẻ. Mà hiện nay, trong các hoạt động tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu này chưa thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo ở trẻ, nên tôi đã mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu và sưu tầm sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để đưa vào các tác phẩm tạo hình, giúp các tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn hơn trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp. Khi sử dụng màu nước, cô cần chuẩn bị đa dạng về các loại đồ dùng, nguyên vật liệu và nền vẽ khác nhau nhằm tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động. a. Sử dụng màu nước tạo sản phẩm trên nền mẹt, nón lá. Cô có thể sử dụng nhiều vật liệu tích hợp để cho trẻ tạo hình trên nhiều nền vẽ khác nhau như bìa carton, nón cũ, mẹt ... để trẻ thấy được lợi ích của đồ dùng tưởng như bỏ đi nhưng lại sáng tạo ra nhiều bức tranh, sản phẩm đẹp mắt, giúp kích thích óc sáng tạo của trẻ. Ví dụ 1: Cho trẻ sáng tạo vẽ trên mẹt, nón lá. Những nguyên vật liệu không mất tiền mua nhưng đem lại giá trị thẩm mỹ không hề thua kém đó chính là nguyên vật liệu phế thải. Đây là những món đồ dùng mà phụ huynh có thể hỗ trợ đắc lực để giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn khi tạo hình. Trong hoạt động vui chơi ở góc nghệ thuật hay các hoạt động khác nhau, trẻ được chơi các trò chơi đóng dấu từ các nguyên vật liệu khác nhau như: tăm bông, bóng bay, in bằng thìa, dĩa.... Trong quá trình trẻ chơi trẻ sẽ sữ dụng các kỹ năng pha màu, in ấn để tạo nên những sản phẩm thật đẹp mắt. * Dùng tăm bông: Cô có thể cho trẻ sử dụng tăm bông để tạo thành những bông hoa, cô cần làm mẫu cho trẻ, có thể thực hiện trên lớp, chơi góc, sinh hoạt chiều,) Trẻ sẽ hứng thú với các sản phẩm khác nhau của màu nước mà mình tự tay tạo ra. Hình ảnh: Trẻ sử dụng tăm bông để tạo sản phẩm. * Dùng thìa, dĩa... kết hợp màu nước. Ngoài các nguyên vật liệu trên, thì những đồ dùng tưởng như chỉ sử dụng trong các bữa ăn lại cũng có thể tạo thành những bức tranh đẹp. Chỉ cần một chút sáng tạo, một chút khéo léo và sự tỉ mỉ đã có thể giúp trẻ làm lên những tác phẩm tuyệt đẹp. Hình ảnh: Trẻ sử dụng dĩa để tạo sản phẩm. * Dùng bóng bay để tạo tranh. Dựa vào sự sáng tạo mà trẻ tạo lên những bức tranh qua việc sử dụng bóng bay chấm màu để tạo những hoạ tiết trên tranh. Hình ảnh: Trẻ sử dụng bóng bay, tăm bông để tạo sản phẩm. 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Hình ảnh: Trẻ làm thiệp nhân ngày 20/11 * Xây dựng môi trường lớp học. Môi trường lớp học đối với trẻ mầm non là rất quan trọng. Tôi luôn chú ý sắp xếp các nguyên vật liệu sao cho trẻ có thể tìm thấy và dễ dàng lấy vào bất cứ lúc nào trẻ thích. Xung quanh trẻ cô tạo môi trường nghệ thuật như: bày đồ chơi, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo. Trang trí tạo môi trường để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Hình ảnh: Môi trường nghệ thuật của trẻ. Với môi trường trong lớp: Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp và có tên thật gần gũi với trẻ. Từ đó giúp trẻ thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để trang trí lớp học của mình. Hình ảnh: Góc nghệ thuật Môi trường ngoài lớp: Để trẻ thêm hứng thú, tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú ở cả môi trường ngoài lớp. Hình ảnh: Trẻ chơi với các nguyên vật liệu mở. 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp Sau khi chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi trường cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ hứng thú hơn trong quá trình học. Những sản phẩm của trẻ cũng đa dạng, phong phú và độc đáo hơn. Kết quả đạt được: - Giáo viên: Giáo viên không còn áp dụng hình thức hoạt động khuôn mẫu mà đã xây dựng nhiều nội dung phong phú cho trẻ thực hành và trải nghiệm. Thông qua các hoạt động trẻ có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau về các loài hoa, động vật và côn trùng bằng hoa, lá, thân cây, vỏ sò, vỏ ốc, cánh bướm tạo ra các sản phẩm từ đồ tái sử dụng; tạo thêm các họa tiết trên những đồ vật sẵn có và tái hiện chúng qua các tác phẩm nghệ thuật của mình. 100% trẻ hứng thú hơn và thể hiện ý tưởng tạo hình với màu nước trong quá trình tạo ra sản phẩm từ màu nước. 2.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong hoạt động tạo hình cho trẻ tại trường cũng như ở nhà. 2.4.1. Nội dung biện pháp. Ngoài những hoạt động cô tổ chức cho trẻ hằng ngày trên lớp còn cần có sự tác động vô cùng quan trọng đến trẻ, đó chính là các bậc phụ huynh. Bởi vậy tôi sử dụng biện pháp “Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong hoạt động tạo hình cho trẻ tại trường cũng như ở nhà” để phụ huynh theo dõi và hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động của trẻ ở trường đặc biệt là hoạt động tạo hình. 2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục thì việc thông báo về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ là đều không thể thiếu. Vận động phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu mở cho hoạt động tạo hình như: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng, chai nhựa, các loại rau củ quả để phục vụ trong quá trình hoạt động của trẻ. Tạo cơ hội cho phụ huynh tham gia vào các hoạt động tạo hình từ màu nước cùng các cháu như: Phụ huynh và trẻ cùng chuẩn bị các nguyên vật liệu tạo hình, mời phụ huynh tham gia các hội thi cùng cô và trẻ ở lớp hoặc các hội thi do trường tổ chức. Từ đó nhận được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh đối với các hoạt động của trẻ trong lớp nói chung và hoạt động tạo hình từ màu nước nói riêng.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_3_4_tuoi_c.docx