SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động Tạo hình
Tổ chức cho trẻ hoạt động Tạo hình ở trường Mầm non là một trong những nội dung quan trọng và rất cần thiết đối với lứa tuổi trẻ mầm non. Thông qua các hoạt động Tạo hình, trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy xung quanh trẻ. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ lứa tuổi Mẫu giáo để ươm những tài năng nghệ thuật trong tương lai.Nhận thấy rõ điều đó nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động Tạo hình” để trình bày trong hội thi ngày hôm nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động Tạo hình

- Đa số trẻ về kỹ năng cầm bút và tô màu còn yếu. Khả năng của trẻ không đồng đều. Nhiều trẻ còn nhút nhát. Trong lớp trẻ ghép 3 độ tuổi - Một số phụ huynh không có điều kiện kinh tế, nhận thức chưa đầy đủ, bận công việc ít có thời gian quan tâm trong việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. 3. Kết quả khảo sát ban đầu Nhìn chung trẻ đã biết vẽ, xé, dán, nặn dưới sự hướng dẫn động viên của cô giáo, trẻ luôn biết phát huy những kỹ năng tốt đó. Ngược lại, một số trẻ nhận thức còn chậm lại hay nghịch ngợm nên kết quả dạy các kỹ năng đó còn đạt kết quả thấp. Kết quả khảo sát đầu năm tại lớp Mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C3 như sau: Nội dung khảo sát Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ% Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 4/11 37% 7/11 63% tạo hình Khã năng tập trung chú ý. 4/11 37% 7/11 63% Biết tô màu, vẽ , nặn, xé dán 3/11 27% 8/11 73 Biết nhận xét sản phẩm 3/11 27% 8/11 73% Xuất phát từ những thực tế trên tôi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp như sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. 1. Tạo môi trường kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình. Để trẻ có thể tạo ra được các sản phẩm tạo hình đẹp, có sự sáng tạo thì điều quan trọng người giáo viên phải tạo được hứng thú hoạt động tạo hình với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi trường tạo hình cần phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ Đẹp, màu Ví dụ: Với giờ "hoạt động ngoài trời" tôi tạo môi trường cho trẻ bằng cách cho trẻ dùng phấn vẽ trên sân các loại cây, hoa, quả... hoặc xếp những hột hạt tạo thành cái nhà, các con vật hay cho trẻ nhặt các lá cây rụng để làm con trâu, con bọ ngựa...thoả sức cho trẻ sáng tạo và thể hiện các sản phẩm tạo hình. 2. Làm giàu các biểu tượng tạo hình cho trẻ. Để trẻ có được những kỹ năng, kỹ xảo, có sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tạo hình và thể hiện sự sáng tạo trong khi tạo ra các sản phẩm thì điều trước tiên cần phải giúp trẻ có được các biểu tượng, có được những xúc cảm về các đối tượng mà trẻ cần phải tái tạo. Ví dụ : Trước khi cho trẻ vẽ, tô màu "cây ăn quả", thì trong chủ đề tuần đó tôi đều dành thời gian cho trẻ quan sát mô hình một số loại cây ăn quả, khi cho trẻ quan sát cây ăn quả, tôi đàm thoại với trẻ về thân cây, tán lá, màu sắc của hoa và những chùm quả...từ đó trẻ có biểu tượng về cây ăn quả: thân cây thường to và xù xì, tán cây xanh thẫm và rộng, những chùm quả sai trĩu có màu đỏ hoặc màu vàng... đồng thời tôi sưu tầm các loại tranh, cây ăn quả nhựa có màu sắc tươi sáng, đẹp để cho trẻ chơi, quan sát trong các giờ đón và trả trẻ. Ví dụ 2: Để trẻ có thể vẽ, tô màu hoặc nặn " con gà con" với các hình ảnh sinh động và ngộ nghĩnh thì trước đó tôi cho trẻ xem video về đàn gà con đang hoạt động ngoài sân vườn, với các hình ảnh có chú gà con mỏ đang cắp con giun, có chú gà con dang hai cánh chạy... Khi cho trẻ xem đoạn video tôi đã đặt câu hỏi để trẻ tập trung vào một số chi tiết như: các con thấy hình dáng của các chú gà con như thế nào ( Đầu như thế nào, mình như thế nào...) chú gà con này đang làm gì; khi chạy cánh của chú gà con này như thế nào 3. Đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ hoạt động tạo hình trong giờ hoạt động học. Để tổ chức giờ hoạt động học về bộ môn tạo hình đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có được các thủ thuật vào bài khác nhau, phù hợp với giáo viên cho trẻ thi xé giấy mầu tạo ra các cánh hoa hồng với nhiều màu sắc khác nhau...Hay chơi tự do giáo viên có thể cho trẻ vẽ, xé, nặnnhững gì trẻ thích để tạo ra các sản phẩm bằng các nguyên vật liệu như phấn, sỏi, lá cây Ví dụ 2 : Trong giờ ôn luyện buổi chiều cho trẻ làm tranh tặng mẹ, tặng cô nhân ngày mùng 8/3; ngày 20/11; tổ chức thi bình chọn họa sĩ tài ba của lớp... 5. Thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ. Thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ của lớp, trong giờ đón trả trẻ, tôi thực hiện công tác tuyên truyền tới cha mẹ trẻ để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển và sự hình thành nhân cách của trẻ. Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cách rèn cho trẻ tại nhà. Tạo góc trưng bày sản phẩm của trẻ ở ngoài cửa lớp để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình và có những biện pháp phối kết hợp cùng giáo viên đạt hiệu quả hơn. III. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP. Áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy và một số biện pháp như trên đối với hoạt động tạo hình tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất tích cực tham gia các hoạt động. Thông qua đó mà nâng cao kết quả cho lĩnh vực phát triển thẩm mỹ của lớp tôi. Đặc biệt trong hoạt động tạo hình trẻ hoạt động tích cực hơn, bản thân trẻ được tự nhận xét, trao đổi, trẻ trở lên năng động, sáng tạo và đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Trong các tiết học tạo hình trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Trẻ vẽ và tô màu các bức tranh rất mịn, đường nét hài hòa cân đối, màu sắc đẹp, bắt mắt. Biết thể hiện các kỹ năng để nặn, xé, dán các đồ vật, con vật thật ngộ nghĩnh đáng yêu - Đối với trẻ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giờ hoạt động, động viên khuyến khích trẻ kịp thời để tạo sự hứng thú cho trẻ trong khi trẻ thực hiện hoạt động. 2. Đề nghị. - Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề về tạo hình nhằm tạo cơ hội cho giáo viên được trực tiếp trao đổi kinh nghiệm. - Nhà trường quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ thêm về nguyên vật liệu tạo hình cho các lớp. - Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu với các giáo viên ở đơn vị bạn trong việc dạy để có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hiền Thành, ngày 15 tháng 10 năm 2023 Người viết Lê Thị Quang Tùng
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_3_4_tuoi_h.docx