SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường xung quanh

Ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh, ở trẻ liên tục có những câu hỏi về thế giới xung quanh : Vì sao trời lại có gió? Mưa từ đâu tới? Tại sao cá bơi được ở dưới nước? đây chính là lúc nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ được nâng cao, chính vì vậy người lớn phải giúp đỡ trẻ, tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về MTXQ. Bởi khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên xã , giúp trẻ phát triển các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ - Kỹ. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành phát triển, đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng nhu cầu khám phá của trẻ chưa được người lớn đáp ứng đầy đủ, những thắc mắc của trẻ về MTXQ chỉ được bố mẹ trả lời qua loa, không có cơ sở khoa học đôi khi còn mang tính chất bông đùa khiến trẻ có nhận thức sai về các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Đến trường trẻ đã được cung cấp các kiến thức về MTXQ một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn, tuy nhiên những kiến thức mà trẻ tiếp nhận được từ cô chỉ mang tính thụ động, trẻ chưa được trải nghiệm, khám phá nên những kiến thức đó trẻ ghi nhớ không sâu, không có mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng đó.
docx 15 trang lethu 16/07/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường xung quanh

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường xung quanh
 Vì tất cả những lí do trên, tôi luôn suy nghĩ mình phải làm thế nào để giúp trẻ 
học thật tốt bộ môn khám phá MTXQ, làm sao để có những phương pháp hay và 
hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu về MTXQ. Do 
vậy tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với MTXQ ” để có thể đưa ra những phương pháp hướng 
dẫn trẻ làm quen MTXQ phù hợp với trẻ, đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến 
thức về MTXQ một cách khoa học và chính xác.
 II. Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp:
 1. Mục đích nghiên cứu:
 Trẻ hứng thú hơn trong hoạt động làm quen môi trường xung quanh
 2. Phạm vi nghiên cứu:
 - Nội dung nghiên cứu: một số phương pháp tổ chức trong hoạt động làm 
quen với môi trường xung quanh
 -Thời gian: Năm học 2019-2020, từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm
2020
 - Không gian: Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi A, trường mầm non Hương Dương.
 - Đối tượng khảo sát: trẻ 3-4 tuổi
 3. Đối tượng nghiên cứu :
 - Đối tượng nghiên cứu : Trẻ 3-4 tuổi, trường Mầm non Hướng Dương.
 - Hoạt động của cô và trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, trường Mầm non Hướng 
Dương.
 4. Phương pháp nghiên cứu :
 - Phương pháp quan sát: Cho trẻ quan sát hình ảnh đẹp, vật thật, các biện 
pháp, thủ thuật thật sự hấp dẫn để kích thích trẻ hứng thú quan sát và tìm tòi khám 
phá MTXQ
 - Phương pháp toán học : Khảo sát các kế hoạch tổ chức cho trẻ 3 - 4 tuổi 
khám phá môi trường xung quanh của giáo viên để tìm hiểu thực trạng.
 - Phương pháp điều tra: Điều tra bằng câu hỏi để tìm hiểu thực trạng sử 
dụng hình ảnh, vật thật cho trẻ khám phá khoa học và môi trường xung quanh
 -Phương pháp xử lý tình huống: Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng 
thú cho trẻ trong hoạt làm quen môi trường xung quanh.
 III. Nội dung:
 1. Khảo sát tình hình:
 Trong quá trình công tác tại trường Hướng Dương, tìm hiểu thực trạng vấn 
đề cho trẻ làm quen với MTXQ tôi thấy đây là một vấn đề rất được nhà trường quan 
tâm, đầu tư. Với một đội ngũ giáo viên có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ và có thành 
tích trong dạy học.
 Nhìn chung việc tổ chức cho trẻ làm quen với MTXQ được chuẩn bị khá chu 
đáo ở trong các tiết học, giáo viên đã tìm tòi lựa chọn các nội dung, phương pháp 
hình thức cho trẻ làm quen phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức cũng như nội 35 6/35 - 17,4% 8/35 - 22,8% 12/35 - 37% 7/35 - 22,8%
- Qua khảo sát tôi thấy khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ nhận 
thức ở mức độ trung bình và yếu. Để nâng cao chất lượng làm quen môi trường 
xung quanh, trong giờ học tôi luôn quan tâm đến các cháu trung bình, yếu nhiều hơn 
bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho trẻ tìm tòi khám phá, động viên kịp thời để tạo 
hứng thú cho trẻ.
 * Giải pháp 2:
 Lập kế hoạch xây dựng môi trường học tập cho trẻphù hợp với tình hình 
thực tế ở lớp:
 Như chúng ta đều biết trẻ mầm non, môi trường học tập có vị trí to lớn trong 
việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập là nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày, hàng 
giờ. bởi vậy tôi đã tổ chức môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng 
thú, thích thú, tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ, từ đó giúp 
trẻ học tốt:
 - Thường xuyên thay đổi cách trang trí lớp theo đúng chủ đề, chủ điểm. Chuẩn 
bị chu đáo các đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề đồng thời có tác dụng kích thích 
trí tò mò, lòng ham hiểu biết, mong muốn khám phá của trẻ. Đồ dùng sử dụng phải 
khoa học, hớp lý, hình thức đẹp song phải đảm bảo tính thực tế cung cấp cho trẻ 
những hình ảnh sát thực nhất với thực tế.
 VD: Góc bán hàng ở chủ đề bản thân tôi bày các đồ dùng phục vụ bản thân 
như quần áo, mũ, giày dép.., chủ đề thực vật là các loại rau củ quả, động vật là các 
con vật, tết mà mùa xuân tôi trang trí bánh trưng, bánh tét, hoa lá...
 mùa xuân tôi trang trí bánh trưng, bánh tét, hoa lá..
 GÓC BÁN HÀNG tham gia hoạt động. Có đồ dùng, đồ chơi đưa vào sử dụng trong các tiết học giúp 
trẻ được quan sát, tri giác các đồ vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, 
quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa ra, so sánh phân loại rõ ràng, ngôn 
ngữ phát triển tốt, tư duy nhanh nhạy và chính xác hơn.
 *Giải pháp 3:
 Tổ chức tiết học làm quen với MTXQ phong phú, linh hoạt và sáng tạo
 Để giúp trẻ tìm hiểu về MTXQ một cách đầy đủ và chính xác nhất, đồng thời 
củng cố hệ thống hoá và mở rộng về đối tượng mà trẻ đã làm quen, ta phải tổ chức 
cho trẻ các tiết học làm quen với môi truờng xung quanh “ Bởi vì tiết học là hình 
thức cơ bản để cho trẻ làm quen với sự việc xung quanh nó thực hiện nhiệm vụ một 
cách đầy đủ nhất so với các hình thức khác. Qua đó còn giáo dục cho trẻ những 
tình cảm đạo đức, dinh dưỡng, thẩm mỹ. Tiết học còn hình thành cho trẻ những thói 
quen, nề nếp trong học tập sau này”.
 *Giải pháp 4:
 Trong tiết học phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đó là những đồ dùng 
phong phú về chủng loại, có hình thức màu sắc đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ 
khoa học và phù hợp với trẻ:
 - Đối với trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ tri 
giác các đồ vật, hiện tượng bằng các hình ảnh, vật thật và nếu tổ chức cho trẻ quan 
sát, tri giác các sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và 
tiếp thu bài tốt hơn, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy với tiết học 
đơn thuần cô chỉ cung cấp kiến thức, đưa tranh cho trẻ quan sát thì trẻ sẽ nhàm chán. 
Nhưng với tiết học đó mà thay đổi hình thức dưới dạng trò chơi hay thi đua trẻ sẽ 
học tốt hơn. Xuất phát từ tình hình trên tôi luôn tìm tòi, đổi mới hình thức dạy học, 
tùy vào yêu cầu bài dạy tôi sẽ sử dụng các đồ dùng phù hợp khác nhau. Như với bài 
tìm hiểu về các loại quả, rau, tôi sẽ chuẩn bị vật thật, với những bài khám phá khoa 
học tôi sẽ chuẩn bị các dụng cụ phù hợp để trẻ làm thí nghiệm.
 Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được giáo viên sử dụng một cách linh 
hoạt sáng tạo. Trong một tiết dạy, cô không nên sử dụng 1 loại đồ dùng từ đầu đến 
cuối mà cô phải biết phối hợp sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan sao cho phù 
hợp, linh hoạt trong từng phần để giúp trẻ không nham chán.
 VD: Trong tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại quả cô có thể sử dụng 
các loại đồ dùng như: Vật thật, tranh lô tô, màn chiếu...kết hợp với nhau sao cho 
phù hợp và linh hoạt như: Phần đầu cô giới thiệu cho trẻ đi thăm mô hình vườn cây 
với các loại cây tự tạo, phần cung cấp kiến thức cô sử dụng các loại quả thật, trình 
chiếu trên màn hình để trẻ quan sát, trò chuyện, khám phá, phần củng cố cô cho trẻ 
sử dụng các loại quả nhựa, tranh lô tô để chơi trò chơi
 Khi đưa ra một đồ dùng cô cần khai thác triệt để hiệu quả sử dụng của đồ 
dùng đó. Tạo mọi cơ hội để trẻ có thể sử dụng nhiều giác quan như thị giác, xúc 
giác, thính giác, khứu giác để khám phá đối tượng. Không phải tiết dạy nào mà trẻ 
cũng có thể sử dụng hết các giác quan nên cô phải lựa chọn hình thức để trẻ sử dụng 
những giác quan khám phá sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ
 VD: Với tiết dạy về một số loại quả cô sẽ cho trẻ sẽ dùng khứu giác, thính một món quà bí mật để trẻ đoán. Với những hình thức thay đổi trong tiết dạy sẽ 
khiến trẻ yêu thích tham gia và các kiến thức sẽ ghi nhớ sâu sắc hơn.
 - VD: Với tiết dạy về một số loại quả tôi chia trẻ thành hai đội và hát đối đáp 
với nhau bài " Quả"
 - VD: Với tiết dạy tìm hiểu về một số loại động vật tôi đã sử dụng một số bài 
đồng dao rất dễ đọc, dễ hiểu lại cung cấp cho trẻ một số thông tin về đặc điểm, nơi 
sống, vận động của các con vật như bài: Con vỏi con voi, con rùa, ếch ở dưới ao.
 *Giải pháp 6 :
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học.
 Ngày nay lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ nhanh 
chóng, và tầm ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới sự phát triển nhận thức tư duy 
của con người ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã xây dựng 
những bài giảng ứng dụng công nghệ để gây hứng thú cho trẻ đồng thời cung cấp 
cho trẻ những biểu tượng những hình ảnh sống động về thế giới xung quanh mà ta 
không dễ gì quan sát được chi tiết và tranh ảnh không thể hiện rõ ràng được: như 
vòng đời phát triển của bướm, vòng tuần hoàn của nước, sự nảy mẶ ’ ■*
 Vòng đời phát triển của bướm
 *Giải pháp 7:
 Lựa chọn trò chơi phù hợp
 - Đối với trẻ mầm non thì việc "Học mà chơi, chơi mà học" sẽ giúp trẻ tiếp 
thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhât. Sau thời gian trò chuyện, 
đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi hứng thú. Qua 
đó trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻ còn có cơ hội 
để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi. Ngoài ra trò chơi còn có tác 
dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_3_4_tuoi_l.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường xung quanh.pdf