SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tản Hồng
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, trẻ khỏe mạnh thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Mỗi chúng ta ai cũng muốn dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục tác động nhiều mặt đến cơ thể trẻ thông qua các hoạt động vận động với mục đích giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, cơ thể phát triển cân đối hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Khi trẻ vận động cảm xúc của trẻ được thăng hoa được vui vẻ thoải mái không căng thẳng não trẻ sẽ giải phóng chất Endorphin- một hóa chất tạo ra cảm giác hạnh phúc, trẻ hạnh phúc cô sẽ hạnh phúc giống như “Ngôi trường là nhà giáo viên là mẹ học sinh là con”. Trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất. Trẻ cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng vì vậy sẽ luôn tự tin. Sự nhanh nhẹn giúp trẻ có được sự tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi và điều này càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động. Thấy được tầm quan trọng của giáo dục thể chất khi trẻ vào trường mầm non, trẻ sẽ được hướng dẫn khoa học, cơ thể trẻ sẽ phát triển đúng hướng hơn, phù hợp hơn với độ tuổi mầm non.
Thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục- đào tạo huyện Gia Lâm năm học 2022-2023. Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thể chất với sức khỏe của trẻ ,thấy được thực trạng của trường những năm học trước vì vậy trong năm học 2022-2023 này khi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé C1, bản thân tôi đã quyết tâm thay đổi hình thức, tìm những biện pháp nhằm phát triển tính tích cực vận động, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo bé, mỗi cô giáo đều thấy được trách nhiệm của mình phải làm gì? Làm như thế nào để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện lên đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường nâng lên. Hãy cố gắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được trải nghiệm, được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy cho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im” “về đúng chỗ ngồi”, “về đúng hàng”. Điều đó đã thôi thúc tôi quyết tâm tìm “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Tản Hồng
- Giáo viên phải luôn tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ, trong trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. - Áp dụng phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến Inquiry” Cô và trò cùng thay đổi” mang lại giá trị tích cực: Trẻ háo hức, chủ động, sáng tạo khi tham gia trải nghiệm. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Trẻ em “Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” đặc điểm của thời kỳ từ khi trẻ sinh ra đến 6 tuổi là hoạt động vận động tích cực, ở giai đoạn này phải tạo ra những cơ hội cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động: Đi, bò, chạy, đập, bắt, ném giúp hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhạy bén hơn, phát triển các nhóm cơ gân, có kỹ năng kỹ xảo phối hợp các vận động hình thành cho trẻ tố chất khỏe, nhanh, bến dẻo dai, khéo léo.Trẻ có sức khỏe tốt nhận thức thế giới xung quanh để phát triển toàn diện. Các nhà khoa học đã chứng minh vai trò của vận động đối với sự phát triển của trẻ nhỏ “Cơ thể không vận động cũng giống như nước trong ao tù”.Trẻ em ít vận động thì quá trình trao đổi chất chậm, tim phổi kém phát triển, giảm quá trình ô xi hóa trong cơ thể, sức đề kháng kém hơn và hay mắc các bệnh đường hô hấp. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, trẻ khỏe mạnh thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Mỗi chúng ta ai cũng muốn dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục tác động nhiều mặt đến cơ thể trẻ thông qua các hoạt động vận động với mục đích giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, cơ thể phát triển cân đối hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Khi trẻ vận động cảm xúc của trẻ được thăng hoa được vui vẻ thoải mái không căng thẳng não trẻ sẽ giải phóng chất Endorphin- một hóa chất tạo ra cảm giác hạnh phúc, trẻ hạnh phúc cô sẽ hạnh phúc giống như “Ngôi trường là - Trường được xây mới theo tiêu chuẩn có phòng thể chất , phòng học với diện tích lớp học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi trong tổ chức hoạt động thể chất trong lớp học cho trẻ. - Trường đã áp dụng công nghệ thông tin nối mạng internet cho toàn bộ các lớp để giáo viên lấy tài liệu tham khảo. - Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi kiến tập do phòng, cụm tổ chức với các chuyên đề nhất là chuyên đề phát triển thể chất. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường,của khối chuyên môn, tổ chuyên môn, kiến tập hội giảng, hội thi làm đồ dùng đồ chơi từ đó học hỏi đúc kết rút kinh nghiệm của các chị em đồng nghiệp về nghệ thuật lên tiết, cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo lên tiết để dạy học. - Bản thân giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng dẫn dắt hướng dẫn các con những động tác, kỹ năng bài tập thể dục, có kế hoạch sắp xếp các giờ hoạt động thể chất theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. - Được sự tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh. - Học sinh cùng một độ tuổi trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, ngoan tích cực tham gia các hoạt động thể chất. 2.2. Khó khăn: - Sau nhiều năm nghỉ dài do dịch bệnh covid 19 trẻ phải ở trong nhà nhiều hơn được ra môi trường bên ngoài, cùng với những bạn đã bị lây bệnh covid 19 thì sức khỏe các con kém hơn, dễ mắc bệnh đường hô hấp hơn, các con hay xin nghỉ ốm hơn. - Khi được phân công dạy lớp Mẫu giáo bé C1 tôi nhận thấy trong giờ học nhiều bạn trở nên rất hiếu động khó bảo, trẻ không tập trung chú ý đến mệnh lệnh thích tự do, có cả trẻ tăng động nhẹ, một số bạn trong gia đình khá giả thì không thích tham gia hoạt động mà thích theo ý mình nếu cô muốn con tập như các bạn trẻ lại không chịu cách tiềm ẩn của mình”. Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ. Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả? Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng tổ chức những bài học vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ trong các bài học: Đi, bò, chạy, ném, bật liên tục qua vòng ô vẽ, trườn, chèo... Ngoài ra sử dụng hành lang hay góc vận động trong lớp nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối, những chiếc lá khối gỗ mộc in bàn chân, bàn tay để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy, bước, bòTừ góc vận động được trang trí nhiều dụng cụ như: Vòng, gậy, đồ dùng tự tạo như quả tạ, tua màu, nơ, hoa, bóng chuẩn bị cho trẻ tập thể dục. (Minh chứng 1: Góc vận động, môi trường vận động trong lớp, phòng thể chất) Môi trường ngoài trời với diện tích sân cỏ rộng, không gian thoáng đãng, hít thở không khí trong lành giúp cho hệ tuần hoàn của trẻ tốt hơn, trẻ hứng thú mạnh mẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động.Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp.Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Ngoài ra tận dụng các lốp xe để làm đồ dùng tự tạo cho trẻ có thể bò chui hoặc làm xích đu, ô vẽ để trẻ bật hay đi dích dắc, bò, để trẻ chạy nhảy hay chơi trò chơi....đều là những đồ dùng tốt cho trẻ luyện tập mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển tính mạnh dạn, tự tin, linh hoạt khi tham gia hoạt động khác. Việc thường xuyên thay đổi nhạc theo từng chủ đề thì thay đổi động tác phù hợp với trẻ cùng đồ dùng khác nhau cũng được thay đổi theo tuần theo tháng thì cũng là việc làm cần thiết để tránh sự nhàm chán của trẻ. Với không khí vui tươi, tưng bừng vào buổi sáng với nhiều đồ dùng như quả bông, vòng, gậy, cờ hoa, nhiều màu đã gây VD: Xúm xít, các con ơi lại đây với cô nào. Cô và các con cùng chơi trò chơi ông đầu bếp nhéVD: Giờ học đập và bắt bóng tại chỗ dùng câu đố: “ Qủa gì không phải để ăn mà là để đá để lăn để chuyền”? (Minh chứng 3: Ảnh cô và trẻ chơi trò chơi) Dạy trẻ lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực của trẻ “Làm thế nào tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua các hoạt động” tôi đã xây dựng các giờ học phát triển thể chất phù hợp các chủ đề năm học: đưa nội dung câu chuyện, đưa hội thi: Chúng tôi là chiến sỹ, vui khỏe đón xuân... để kích thích sự tích cực của trẻ vào hoạt động. VD: Chủ đề nghề nghề nghiệp tổ chức cho trẻ tham gia hội thi “ Chúng tôi là chiến sỹ” trẻ xem đoạn video miền trung bị mưa lũhướng trẻ vào hội thi làm các chiến sỹ tình nguyện đi qua các con đường hẹp, con đường gồ ghề khó đi để đến mang bao cát ngăn lũ, mang lương thực cho các ban miến trung. + Phần khởi động: Cho trẻ lên tàu đến với miền trung + Phần trọng động: Cho trẻ đi qua các con đường khác nhau, nâng cao độ khó cho trẻ cầm bao cát đi qua các con đường đó mang lương thực cứ giúp đỡ các bạn miền trung. + Phần hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng để trở về. =>Tất cả điều đó giúp trẻ luôn có tinh thần cố gắng, hăng say luyện tập và nêu cao tinh thần tự giác tinh thần đồng đội, đoàn kết thực hiện nhiệm vụ bài học một cách nhẹ nhàng. (Minh chứng 4: Trẻ tham gia hội thi chúng tôi là chiến sỹ, vui khỏe đón xuân) - Sử dụng âm nhạc giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vận động: Chọn nhạc phải có tiết tấu, nhịp, giai điệu rõ ràng phù hợp với động tác bài tập tay, chân, thân, bật, với phần khởi động, bài tập phát triển chung, trọng động, hồi tĩnh phù hợp với bài học theo từng chủ đề của năm học. Dùng nhạc có lời hay các bản nhạc không lời, nhạc Erobic, bản nhạc không lời nước ngoài VD: Khi dạy trẻ bài tập: “Lăn bóng bằng 2 tay” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ, lăn bóng về phía trướcvà khi thực hiện cả lớp cô phụ sẽ bao quát trẻ nhắc trẻ sửa sai cho trẻ. Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia hay hai trẻ cùng lên tập. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. - Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên phụ trách bao quát hướng dẫn trẻ tập. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm giáo viên tìm ra trẻ có kỹ năng vận động sẽ xếp vào một nhóm để trẻ tự luyện tập và tăng cường số lần tập, tập thành thục kỹ năng bài tập hơn, tìm ra trẻ có kỹ năng kém hơn cô xếp vào một nhóm để giáo viên hướng dẫn kỹ hơn về kỹ năng của bài tập từ đó sửa sai co trẻ kỹ lưỡng hơn và khích lệ động viên trẻ tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự luyện tập theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. - Hình thức tập cá nhân: khi tiến hành hình thức này gọi cá nhân trẻ tập mẫu, gọi hai bạn cùng tập, tập lại cho cả lớp để củng cố kỹ năng bài tập chính xác hóa lại kỹ năng bài tập. (Minh chứng 6: Các hình thức luyện tập trong giờ học) Tiết học vận động thường có 3 phần đó là khởi động, trọng động, hồi tĩnh, khi hướng dẫn VĐCB cho trẻ giáo viên thường giới thiệu tên bài tập, cô tập mẫu, gọi 1 trẻ lên tập mẫu, chia trẻ làm 2-3 đội tập theo kiểu thi đua cá nhân hai trẻ cùng tập, thi đua theo tổ, giáo viên là người đưa ra tên bài tập, cách tập luyện, hướng dẫn và bao quát sửa sai. Phương pháp hình thức này vẫn cho được kết quả trên trẻ nhưng tôi thấy giờ học căng thẳng, khô cứng, trẻ đợi rất lâu mới đến lượt mình tập, những
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.docx