SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi

Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường tác động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần phải được sống trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm. Muốn làm được điều đó thì trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức về vệ sinh, và biết bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta không phải riêng một ai, không phân biệt lớn, nhỏ. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỷ năng, thói quen tốt về vệ sinh môi trường.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn xem công tác giáo dục vệ sinh, và bảo vệ môi trường là một trong những công tác quan trọng, không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc học Mầm non. Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi ” để làm sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi của mình sẽ giúp cho trẻ tự ý thức được về vệ sinh và biết bảo vệ môi trường sống của mình một cách lành mạnh, đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt, phát triển một cách toàn diện hơn.

docx 12 trang lethu 17/10/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi
 Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn 
là những mầm non tương lai của đất nước. Ngay từ lúc sinh ra trẻ em như một tờ 
giấy trắng, các em luôn phải chịu sự tác động rất lớn của môi trường xung quanh. 
Như chúng ta đã biết môi trường xung quanh có tầm ảnh hưởng quan trọng hết sức 
to lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy, chúng ta phải làm như 
thế nào để vệ sinh môi trường xung quanh mang lại cho trẻ một cuộc sống vui - 
khoẻ, thoải mái và bổ ích đó cũng chính là những vấn đề mà mỗi chúng ta cần phải 
quan tâm. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị: “Nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành 
giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống 
của bản thân và môi trường sống của con người nói chung, có một hành vi ứng xử 
phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập vào môi trường nhằm 
đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.”
 Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố về môi trường tác động làm ảnh 
hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy, trẻ em cần phải được sống 
trong một môi trường thật sự an toàn, không bị ô nhiễm. Muốn làm được điều đó thì 
trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ tự ý thức về vệ sinh, và biết bảo vệ môi 
trường trong đời sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh và bảo vệ môi trường đang là 
nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta không phải riêng một ai, không phân biệt lớn, 
nhỏ. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và càng 
được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỷ năng, thói quen tốt 
về vệ sinh môi trường.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn xem công tác giáo dục vệ sinh, 
và bảo vệ môi trường là một trong những công tác quan trọng, không thể thiếu được 
trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở bậc học Mầm non. Chính vì thế mà 
tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh 
và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi ” để làm sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng 
sự đóng góp nhỏ nhoi của mình sẽ giúp cho trẻ tự ý thức được về vệ sinh và biết bảo 
vệ môi trường sống của mình một cách lành mạnh, đảm bảo cho trẻ có một sức khoẻ 
tốt, phát triển một cách toàn diện hơn.
 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài sáng kiến: 
 * Điểm mới của đề tài.
 Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này, tuy nhiên mỗi đề 
tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc giáo dục trẻ kỹ năng sống cho 
trẻ 3- 4 tuổi, phù hợp với tình hình thực tế của từng trường. Đối với sáng kiến này, 
điểm mới của đề tài là đó sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp 
với tình hình của nhà trường, tác động và có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục vệ của mình, vừa là người mẹ, vừa là người thầy tôi luôn có tấm lòng bao dung, rộng 
mở yêu thương chăm sóc trẻ bằng tâm huyết của mình, say sưa nghiên cứu bài dạy, 
sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, cố gắng rèn luyện bản thân về chuẩn mực 
đạo đức, nhân cách, hành vi, tác phong của một nhà giáo làm tấm gương sáng cho 
trẻ noi theo. 
 b. Khó khăn: 
 Trường thuộc xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên cơ sở vật chất còn 
hạn chế, phần lớn là con em của những gia đình nông nghiệp, cuộc sống con vất vã, 
lam lũ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa được quan tâm và coi trọng. Nhất là hoạt 
động giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ đến trường chân tay, mặt mũi 
còn bẩn, trẻ chưa có ý thức cho môi trường sạch sẽ, vứt rác bừa bãi. 
 Dưới sự tác động của môi trường xung quanh diễn ra rất phức tạp, mặt khác 
đội ngủ giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường nên kiến thức còn 
hạn chế nên chưa đi sâu vào giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ, chính vì 
điều đó mà sự tự ý thức của trẻ chưa cao như: vứt rác bừa bãi, hiện nay tình trạng ô 
nhiễm môi trường đang diễn ra trên quy mô rộng, tầng ozôn đang bị chúng ta hủy 
hoại, sự biến đổi về khí hậu và tần xuất thiên tai thì ngày càng gia tăng.
 Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế. 
 Nhận thức của một số phụ huynh trong việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi 
trường chưa cao, chưa biết phối hợp với cô giáo để thực hiện.
 Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng có trẻ sinh đầu 
năm, có trẻ sinh cuối năm nên sự tiếp thu của trẻ không đồng đều.
 * Điều tra thực tế đầu năm:
 Có ý thức Có ý thức vệ Có ý thức 
 Thành phần gia vệ sinh cá sinh trong bảo vệ môi 
 đình TS nhân và ngoài lớp trường
 STT
 cháu học
 TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ 
 % % %
 1 Gia đình cán bộ viên 4 2 50 2 50 1 25
 chức
 2 Gia đình nông 22 12 54,5 15 68 14 63,6
 nghiệp
 3 Gia đình kinh doanh 3 1 33 1 33 1 33
 Khảo sát trẻ vệ sinh có ý thức vệ sinh cá nhân Ngoài các thiết bị đồ dùng ra nhà trường còn mua máy bơm nước tưới cây 
hằng ngày nhằm tạo ra một khuôn viên xanh - sạch - đẹp cho trẻ hoạt động vui chơi 
đạt yêu cầu thẩm mỹ.
 2.2.3 Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường được lồng ghép tích hợp vào các 
chủ đề, các hoạt động giáo dục.
 Trẻ mầm non được làm quen với môi trường xung quanh trẻ rất hứng thú nhất 
là về con người và môi trường xung quanh. Giáo viên giúp trẻ biết về môi trường 
xung quanh của trẻ. Lớp, trường, gia đình, làng xóm phân biệt được môi trường sạch 
và môi trường bẩn. Từ đó trẻ có ý thức phải giữ cho vệ sinh và cho môi trường được 
sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia vệ sinh lau chùi sắp xếp 
đồ chơi ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác. Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giữ 
sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước 
trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh người với động vật, thực vật giáo viên giải thích 
cho trẻ hiểu con vật và cây cối có ích cho con người. Cây cối làm giảm ô nhiễm môi 
trường, giảm bụi, tiếng ồn. Cung cấp cho con người ,hức ăn thuốc chữa bện, cây 
xanh của rừng còn giúp ngăn chặn nước lũ... 
 Thông qua đó trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây làm 
cỏ. Về con người với thiên nhiên giáo viên giải thích cho trẻ lợi ích và tác hại của 
gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh gió, tránh mưa, không ngồi lâu ở chổ gió lùa, 
mặc ấm khi có gió rét. Đi dưới nắng phải đội mũ.
 Mặt khác thông qua các hoạt động còn giúp trẻ nhận biết con người, cây cối, 
con vật không thể tồn tại nếu không có đất, cần sử dụng đất hợp lý bảo vệ đất không 
ô nhiễm. Sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích. 
 Giáo dục trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ như : Rửa tay sạch trước khi ăn, biết 
lấy tay che miệng, quay chỗ khác khi hắt xì hơi, không bốc thức ăn từ bát này sang 
bát khác. 
 Vệ sinh lớp học, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng. 
 Đặt thùng rác ở nhiều chổ để phụ huynh và trẻ bỏ rác thuận tiện, thùng đựng 
rác phải có nắp đậy và được đổ rác thường xuyên, thay sạch hằng ngày
 - Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non cần được tiến hành qua các hoạt 
động giáo dục.
 * Hoạt động vui chơi
 - Hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Nội dung 
giáo dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện qua các trò chơi sau của trẻ:
 + Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của 
người làm công tác bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi vào đĩa, biết 
lau tay và rửa tay khi tay bẩn. Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn bàn ghế cùng 
các bạn. 
 2.2.4. Cho trẻ làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
 Đây là một hình thức quan trọng, nó hỗ trợ và làm giàu vốn biểu tượng phong 
phú cho trẻ. Do vậy, ở mọi lúc mọi nơi cô giáo phải biết tận dụng mọi điều kiện tốt 
nhất, thường xuyên tổ chức cho trẻ thực hành vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 Đồng thời, sưu tầm tranh ảnh để tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Cho 
xem băng đĩa về giáo dục môi trường thông qua hoạt động chiều gồm các nội dung 
gần gũi như tổ chức bữa ăn, chăm sóc trồng cây xanh.Thông qua đó, trẻ có thể quan 
sát, tìm hiểu được cái tốt và cái chưa tốt. Quá trình quan sát và tìm hiểu trẻ rút ra 
được kinh nghiệm cho bản thân.
 2.2.5. Phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng dân cư. 
 Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng 
vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ những buổi họp phụ huynh tôi 
trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi 
trường, cho phụ huynh xem các nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường.
 Hướng dẫn phụ huynh các thao tác vệ sinh cá nhân của trẻ để phụ huynh biết 
kết hợp hướng dẫn hàng ngày như đánh răng, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước 
sạch đúng các thời điểm trong ngày, biết lau mặt đúng quy trình.
 Tổ chức các hoạt động cụ thể để phụ huynh cùng tham gia: Ngày nông thôn 
mới, tổng vệ sinh xóm làng, thu gom rác thải, trồng cây quanh trường. Từ đó phụ 
huynh sẽ nhận thức được ý nghĩa của việc vệ sinh và bảo vệ môi trường nhằm đem 
lại cho trẻ một sức khoẻ tốt.
 Tôi luôn kết hợp với chính quyền địa phương trong việc cải tạo môi trường, 
vệ sinh thôn xóm hàng tuần để xung quanh trường luôn sạch sẽ, an toàn, thoáng mát 
tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi học tập, luôn tạo điều kiện cho trẻ 
phát triển về thể chất và tinh thần.
 * Kết quả đạt được: 
 Qua quá trình thực hiện và áp dụng những biện pháp trên một cách linh hoạt 
và sáng tạo nên trong năm học vừa qua, trường chúng tôi đạt kết quả như sau:
 Khuôn viên của nhà trường ngày càng “Xanh - sạch - đẹp” và an toàn thoáng 
mát, đó góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một 
đông hơn. 
 *Đối với trẻ:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ve_sinh_v.docx