SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giao tiếp giữa giáo viên mầm non với trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Trong công việc người giáo viên mầm non cần có kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện nghiệp vụ sư phạm , nhưng muốn để cho trẻ hiểu,và làm theo một cách vui vẻ thì giáo viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Vì vậy có thể nói giao tiếp tốt là một công cụ không thể thiếu trong sự nghiệp trồng người của giáo viên mầm non. Trẻ được rèn luyện các kĩ năng trong giao tiếp, kĩ năng xã hội, nhận thức, kĩ năng sống của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ trở lên mạnh dạn tự tin và phát triển một cách toàn diện.

Tuy nhiên, có một thực tế là xã hội ngày càng phát triển đi lên thì chất lượng giao tiếp giữa mọi người trong xã hội lại càng giảm xuống. Người ta càng ít có nhu cầu giao tiếp với nhau. Sự giao tiếp gần gũi bị thay thế bằng các hình thức khác (nhắn tin, gọi điện..). Mục đích giao tiếp để gắn kết mọi người trong gia đình với nhau bị thay thế dần bằng mục đích trao đổi thông tin.

Môi trường xã hội là thế, môi trường trong lớp cũng vậy. Xuất hiện tình trạng lớp học nghèo nàn về giao tiếp. Giáo viên mệnh lệnh, cứng nhắc với học sinh. Lời nói trong giao tiếp khô khan, lạnh lùng, vô cảm. Học sinh ngại giao tiếp với cô và các bạn, rụt rè, nhút nhát, không dám mạnh dạn bộc lộ nhu cầu, cảm xúc cá nhân của mình…Một đứa trẻ có “lỗ hổng” về giao tiếp khi còn nhỏ sẽ trở thành một con người với sự phát triển thiếu toàn diện, thậm chí lệch lạc về nhân cách sau này. Vì vậy, áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giao tiếp giữa cô với trẻ ngay từ giai đoạn trẻ mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết.

docx 28 trang lethu 30/08/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giao tiếp giữa giáo viên mầm non với trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giao tiếp giữa giáo viên mầm non với trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giao tiếp giữa giáo viên mầm non với trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
 Giải pháp 2: Rèn kỹ năng giao tiếp giữa cô với trẻ thông qua hoạt động học 
có chủ đích:
 - Tình trạng sử dụng giải pháp: Từ xưa đến nay, hoạt động học có chủ đích 
luôn là hình thức giáo dục được sử dụng nhiều nhất trong việc cung cấp kiến thức 
và rèn các kỹ năng cho trẻ. Thông qua 30-40 phút/hoạt động học có chủ đích hàng 
ngày, giáo viên cung cấp cho trẻ được đa số các nội dung về kiến thức, kỹ năng mà 
trẻ cần đạt theo từng độ tuổi. Thông qua hoạt động học, giáo viên giao tiếp với trẻ 
và cũng rèn luyện khả năng giáo tiếp tích cực với trẻ hàng ngày.
 - Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Tuy vậy, với xu hướng đổi mới giáo dục 
hiện nay, hoạt động học có chủ đích không còn là con đường hiệu quả nhất trong 
việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Với quan điểm “Học bằng chơi, chơi mà 
học” hiện nay, trẻ được giáo dục ở mọi nơi, thông qua mọi hoạt động khác trong 
ngày. Nếu chỉ chú trọng ở hoạt động học, giáo viên sẽ bỏ qua các hình thức giáo dục 
thường xuyên mọi lúc, mọi nơi khác. Nếu chỉ chú ý giao tiếp tích cực trong hoạt 
động học, mà không tập luyện, rèn giũa thường xuyên trong các hoạt động khác thì 
không thể hình thành được thói quen giao tiếp tốt.
 Giải pháp 3: Sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện chính để giao tiếp với trẻ.
 - Tình trạng sử dụng giải pháp: Phương pháp dùng lời nói là một trong những 
phương pháp giáo dục cơ bản, đặc trưng trong giáo dục mầm non. Thông qua sử 
dụng lời nói, giáo viên truyền tải đến trẻ các yêu cầu cần thiết, hướng dẫn trẻ thực 
hiện một cách cụ thể, chi tiết, đồng thời tiếp nhận lại nội dung trẻ muốn trao đổi trở 
lại với mình. Đây là phương pháp khá hiệu quả, được sử dụng nhiều khi giáo dục 
trẻ tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp tích cực 
nói riêng.
 - Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Tuy nhiên, giải pháp này có một nhược điểm 
cơ bản, cần được khắc phục. Do đặc điểm của trẻ mầm non nhanh nhớ, nhanh quên, 
khả năng tiếp thu kiến thức qua ngôn ngữ chưa cao. Nếu chỉ cung cấp kiến thức qua trẻ được sống trong một môi trường ngôn ngữ lành mạnh, trong sáng sẽ giúp trẻ hình 
thành nhân cách tốt, một tấm lòng vị tha và biết bao dung với mọi người xung quanh.
 Trong công việc người giáo viên mầm non cần có kỹ năng, kiến thức 
chuyên môn để thực hiện nghiệp vụ sư phạm , nhưng muốn để cho trẻ hiểu,và làm 
theo một cách vui vẻ thì giáo viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Vì vậy có thể nói 
giao tiếp tốt là một công cụ không thể thiếu trong sự nghiệp trồng người của giáo 
viên mầm non. Trẻ được rèn luyện các kĩ năng trong giao tiếp, kĩ năng xã hội, nhận 
thức, kĩ năng sống của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ trở lên mạnh dạn tự tin và phát triển 
một cách toàn diện.
 Tuy nhiên, có một thực tế là xã hội ngày càng phát triển đi lên thì chất lượng 
giao tiếp giữa mọi người trong xã hội lại càng giảm xuống. Người ta càng ít có nhu 
cầu giao tiếp với nhau. Sự giao tiếp gần gũi bị thay thế bằng các hình thức khác 
(nhắn tin, gọi điện..). Mục đích giao tiếp để gắn kết mọi người trong gia đình với 
nhau bị thay thế dần bằng mục đích trao đổi thông tin.
 Môi trường xã hội là thế, môi trường trong lớp cũng vậy. Xuất hiện tình trạng 
lớp học nghèo nàn về giao tiếp. Giáo viên mệnh lệnh, cứng nhắc với học sinh. Lời 
nói trong giao tiếp khô khan, lạnh lùng, vô cảm. Học sinh ngại giao tiếp với cô và 
các bạn, rụt rè, nhút nhát, không dám mạnh dạn bộc lộ nhu cầu, cảm xúc cá nhân của 
mìnhMột đứa trẻ có “lỗ hổng” về giao tiếp khi còn nhỏ sẽ trở thành một con người 
với sự phát triển thiếu toàn diện, thậm chí lệch lạc về nhân cách sau này. 
Vì vậy, áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giao tiếp giữa cô với trẻ ngay từ 
giai đoạn trẻ mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết.
 6. Mục đích của giải pháp:
 Xuất phát từ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
giao tiếp tích cực giữa giáo viên mầm non với trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non, 
tôi đã xây dựng một nhóm các giải pháp nhằm mục đích: Trước khi thực hiện, bản thân tôi đã tiến hành điều tra thực trạng công tác tổ 
chức giáo kĩ năng giao tiếp của giáo viên với trẻ taị trường và nhận thấy thực tế vấn 
đề rèn luyện kĩ năng giao tiếp giữa cô và trẻ tại trường mầm non như sau:
 * Thuận lợi:
 - Về đội ngũ giáo viên:
 Số lượng giáo viên đảm bảo 2 giáo viên/ lớp
 Đội ngũ giáo viên trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng có trình độ 
chuyên môn trên chuẩn chiếm 20/27 tổng số giáo viên trong trường.
Riêng bản thân tôi luôn được Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp quan 
tâm giúp đỡ về chuyên môn và tôi luôn cố gắng rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua các 
cuộc giao tiếp hằng ngày với mọi người, qua học hỏi từ đồng nghiệp, người thân hay 
bạn bè. Học qua các chuyên đề, tài liệu, internet Bản thân tôi cũng cố gắng trong 
việc xây dựng môi trường lớp học sạch đẹp, trang trí và làm đồ dùng đồ chơi theo 
chủ đề, sắp xếp lớp tạo không gian cho trẻ hoạt động và làm tốt công tác phối hợp 
với cha mẹ trẻ.
 - Đối với phụ huynh:
 Phụ huynh đã có kiến thức trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, thường xuyên 
phối hợp với giáo viên trong việc rèn trẻ.
 - Đối với trẻ:
 Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chiếm 95%
 Sự phát triển của trẻ về các mặt tương đối đồng đều.
 * Khó khăn:
 Đối với bản thân giai đoạn đầu năm khi mới được phân công phụ trách lớp 3-
4T một lứa tuổi còn đang mang theo cuộc khủng hoảng của tuổi lên ba ương bướng 
và ngang ngạnh lên gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với trẻ để trẻ thực sự hiểu 
và làm theo các yêu cầu khi trên lớp. Đây cũng là lứa tuổi trẻ nhỏ, mới đi học nhiều 
trẻ còn chưa biết nói lên khả năng giao tiếp của trẻ còn kém, trẻ mới đi còn quấy Biết quan tâm, chú ý khi nghe cô 26 5/26 19.2 %
và bạn nói, biết chơi cùng các 
bạn trong trò chơi theo nhóm 
nhỏ.
Biết tự nói lời cảm ơn, xin lỗi phù 26 5/26 19.2 %
hợp với hoàn cảnh giao tiếp hoặc 
khi được nhắc nhở.
 - Đối với giáo viên:
 Mức độ đạt được Ghi 
 chú
 Nội dung khảo sát Yếu Trung Khá Tốt
 bình
- Có hiểu biết cơ bản về kỹ năng x 
giao tiếp có văn hóa.
- Biết lắng nghe trẻ, hiểu được nhu x 
cầu, mong muốn của trẻ thông qua 
giao tiếp.
- Nói với trẻ nhẹ nhàng, gần gũi, x 
dễ hiểu.
- Kết hợp đa dạng các kỹ năng x 
giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn 
ngữ.
Kiểm soát được cảm xúc khi giao x 
tiếp với trẻ. vấn cho cha mẹ trẻ trực tiếp qua các giờ đón trả trẻ, các buổi họp phụ huynh hay qua 
bảng tuyên truyền của lớp...
 Và điều quan trọng là khi đã có vốn kiến thức thì trong quá trình giảng dạy tôi 
sẽ cung cấp cho trẻ những thông tin chính xác một cách có hệ thống giúp trẻ dễ dàng 
nắm bắt kiến thức và tôi có thể giải đáp được thắc mắc của trẻ và giải quyết được 
các tình huống sư phạm có thể xảy ra.
 Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, bản thân tôi cũng không 
ngừng tìm hiểu các kiến thức về văn hóa, kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa của 
người giáo viên, tham khảo các tình huống ứng xử sư phạm hoặc các xung đột mâu 
thuẫn thường gặp giữa giáo viên với đồng nghiệp, giữa giáo viên với phụ huynh, 
giữa giáo viên với trẻ. Khi tiếp xúc với các tình huống trên sách vở, tôi tự đặt mình 
vào vị trí đó, suy nghĩ, lý giải về nguyên nhân, biện pháp giải quyết. Sau khi tìm cho 
mình cách xử lý mà mình cho là ổn thỏa nhất, tôi mới tham khảo cách giải quyết từ 
tài liệu tham khảo, so sánh đối chiếu giữa các cách giải quyết và bổ sung cho cách 
giải quyết, ứng xử của mình đầu đủ, toàn vẹn hơn. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đến từng cá nhân trẻ, quan sát để 
biết trẻ có hứng thú học hay không. Khi đặt ra câu hỏi với một trẻ tôi luôn nhìn vào 
trẻ với ánh mắt động viên giúp trẻ thấy được sự quan tâm chú ý và động viên khiến 
trẻ tự tin trả lời. Cũng như khi giảng giải cho trẻ hiểu một vấn đề tôi không chỉ nói 
mà còn kèm theo các hành động cụ thể để minh họa hay các đồ vật có liên quan có 
thể dùng kết hợp.
 (Cô sử dụng tranh ảnh trực quan) Ngoài những giờ học tôi trò chuyện cùng trẻ và với một thái độ vui vẻ và 
thường có những câu chuyện cười tạo không khí thân thiện giữa cô và trẻ như trong 
giờ đón trẻ, khi dạo chơi, trước giờ ăn sẽ làm trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cô. 
 Khi giao tiếp cùng trẻ tôi kết hợp các cử chỉ, nét mặt ân cần dịu dàng với trẻ 
nhưng phải tuyệt đối tránh những lời nói hay hành động dư thừa, những hành động 
không có tính giáo dục như chỉ tay vào trẻ, quát mắng...Có đôi lúc mặc dù rất nóng 
giận nhưng bản thân phải cố gắng kiềm chế và điều chỉnh trạng thái bình tĩnh.
 Đối với người giáo viên thì việc sử dụng ngôn ngữ phong phú và đa dạng các 
phương tiện giao tiếp là vô cùng quan trọng và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả 
giảng dạy. Có thể nói người giáo viên ngoài năng lực chuyên môn thì năng lực sư 
phạm là rất cần thiết.
 Giải pháp 3: Rèn luyện khả năng định hướng và điều chỉnh giao tiếp giữa 
giáo viên với trẻ.
 Việc rèn luyện khả năng định hướng (xác định mục đích và nội dung) và khả 
năng điều chỉnh giao tiếp là biện pháp mang tính quyết định trong việc nâng cao hiệu 
quả giao tiếp.
 Mỗi ngày tôi gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều trẻ trong và ngoài lớp cùng nhiều 
phụ huynh học sinh mà mỗi người lại có tính cách, hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau 
nên nội dung giao tiếp với họ cũng không thể hoàn toàn giống nhau. Với mỗi cá 
nhân trẻ trong lớp thì tôi tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và khả năng, nhu cầu của 
trẻ cũng như sự thay đổi của trẻ mỗi ngày, nắm được các điểm mạnh và điểm yếu 
của trẻ thì khi giao tiếp sẽ có hiệu quả hơn và giúp tôi có định hướng để rèn luyện 
trẻ được dễ dàng hơn. Cũng như khi trao đổi với cha mẹ trẻ việc tôi hiểu về trẻ một 
cách chi tiết sẽ dễ dàng có nhiều nội dung để trò chuyện, có hướng để cùng phối hợp 
giúp trẻ phát triển tốt hơn và phụ huynh học sinh sẽ cảm.
 Trước khi trò chuyện hay giảng dạy tôi xác định trước mục đích mình thực 
hiện hoạt động này để làm gì, nhằm cung cấp cho trẻ kiến thức và kỹ năng nào hoặc 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_tiep_giua_gia.docx